Kinh tế 24h qua: Viễn cảnh tăm tối của USD
Vị thế của đồng tiền “độc tôn” trên thị trường tiền tệ thế giới sẽ dần bị chính “ông chủ” của nó “đánh gục”
Trong bối cảnh đà phục hồi của nền kinh tế số 1 thế giới ngày càng trở nên yếu ớt, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã không giấu giếm kế hoạch bơm thêm tiền trong chiến lược nới lỏng định lượng, đẩy đồng USD xuống mức thấp mới so với đồng Nhân dân tệ, Franc Thụy Sỹ và AUD.
Kết quả là, theo báo Đất Việt, thời gian gần đây, USD liên tục lập đáy mới so với các đồng tiền chủ chốt khác. Chẳng hạn như, trong phiên 14/10, USD rớt giá xuống mức thấp nhất trong 15 năm so với đồng Yên và thấp nhất trong 8 tháng so với Euro. Chỉ số Dollar Index, thước đo sức mạnh của USD so với các đồng tiền mạnh khác cũng liên tục giảm mạnh.
Bất chấp làn sóng chỉ trích của giới chuyên gia và Chính phủ các nước, chính sách “đồng USD yếu” của Mỹ dường như sẽ không thay đổi bởi tình hình hiện nay cho thấy, Washington không còn con đường nào khác.
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia không đánh giá cao tính hiệu quả của nỗ lực giữ giá USD này của Mỹ. Một số nhà kinh tế cho hay, hành động này đe dọa nền kinh tế trong dài hạn: doanh nghiệp có thể hưởng lợi từ đồng USD yếu mà không cần tăng chất lượng sản phẩm hay cải thiện năng suất. Khi USD phục hồi, họ lại khó khăn.
“Đồng USD xuống giá có thể làm chậm lại tốc độ phi công nghiệp hóa. Mất giá quá mức có thể khởi động vòng xoáy tăng giá rồi tăng lương, tiền đề của lạm phát”, chuyên gia Rogoff tại New York nhấn mạnh.
Quan trọng hơn, vị thế của đồng tiền “độc tôn” trên thị trường tiền tệ thế giới sẽ dần bị chính “ông chủ” của nó “đánh gục”. Nhiều nhà phân tích dự báo, sẽ đến một ngày, USD không còn được nhắc đến như một đồng tiền dự trữ chung của ngân hàng trung ương các nước.
Trong khi đó, các ngân hàng Mỹ sẽ trở thành tâm điểm chú ý trong tuần này khi một số tên tuổi công bố lợi nhuận quý 3.
Theo trang Vietstock dẫn nguồn hãng tin Reuters, nhà đầu tư lo lắng rằng, các ngân hàng đã không tuân theo đúng thủ tục khi tiến hành tịch biên nhà ở của những người không có khả năng thanh toán các khoản vay thế chấp. Điều này có thể dẫn tới các vụ kiện tụng tốn kém, phạt tiền và mua lại thế chấp bổ sung.
Chiến lược gia thị trường Kevin Caron của Stifel, Nicolaus & Co tại Florham Park, New Jersey cho biết điều này cũng có thể tác động xấu đến thị trường nhà ở vì những bất ổn trên có thể khiến người mua nhà không còn mặn mà đối với các căn nhà đang bị cầm cố.
Nhà đầu tư sẽ chất vấn các quan chức điều hành ngân hàng khi các tổ chức tài chính này công bố báo cáo lợi nhuận. Dự kiến 3 ngân hàng cho vay thế chấp lớn nhất Mỹ là Wells Fargo, Bank of America và Citigroup thông báo kết quả kinh doanh trong tuần này.
Theo dự báo, các công ty thành viên S&P 500 có thể đạt lợi nhuận 27.7 tỷ USD trong quý 3, tăng 71% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, tăng trưởng doanh thu quý 3 có thể giảm 6% xuống 252.9 tỷ USD.
Dự báo thị trường tuần này cũng có thể xảy ra trường hợp gọi là “giao điểm vàng” đối với chỉ số S&P 500 nếu đường trung bình 50 ngày vượt qua đường trung bình 200 ngày và đây là một dấu hiệu tích cực đối với nhà đầu tư. Được biết trong tháng 9, đường trung bình 14 ngày đã vượt qua đường 15 ngày và 200 ngày.
Tương lai kinh tế ngắn hạn và dài hạn của Khu vực các nước sử dụng đồng Euro (Eurozone) cũng đang trở thành một chủ điểm gây bất đồng. Báo VietNamNet dẫn tờ Wall Street Journal cho hay, bức tranh kinh tế của Eurozone phụ thuộc vào việc tin vào nhận định của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) hay Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).
Theo các chuyên gia ECB, bức tranh kinh tế khu vực khá sáng sủa với cơ sở là những chương trình thắt chặt chi tiêu mới sẽ được áp dụng, hoặc áp đặt, lên những nước thuộc nhóm “Club Med” (Hy Lạp, Ý, Tây Ban Nha) và Ireland, chứ không chỉ nhắm tới Pháp. Khi thâm hụt giảm xuống, niềm tin của khu vực tư nhân sẽ quay trở lại, và tăng trưởng ổn định.
Trong khi đó, các kinh tế gia của IMF cho rằng, không nên đặt hết niềm tin vào một bức tranh tươi sáng như thế. Theo IMF, những chính sách thắt lưng buộc bụng sẽ biến sự hồi phục chậm chạm và mong manh hiện nay thành một sự đình trệ kéo dài, tăng trưởng và thuế thu giảm.
Tổ chức nghiên cứu độc lập về các quốc gia trên toàn cầu Economist Intelligence Unit (EIU), trong một báo cáo vừa đưa ra, cho biết: “Lo ngại về sức khỏe của kinh tế Eurozone vẫn tiếp tục tồn tại”, và dự báo, tăng trưởng khu vực Tây Âu chỉ đạt 1,1% trong năm tới, và đạt hoặc thấp hơn 1,7%/năm cho tới 2015.
Cũng liên quan tới kinh tế châu Âu, Vietstock dẫn công bố của Trung tâm nghiên cứu kinh tế và kinh doanh (CEBR) cho biết, Ngân hàng Trung ương Anh sẽ tăng quy mô gói kích cầu thêm 100 tỷ bảng (tương đương 160 tỷ USD).
Theo CEBR, Ngân hàng Trung ương Anh (BOE) sẽ duy trì mức lãi suất thấp kỷ lục 0,5% ít nhất cho đến cuối năm 2012. Còn trong tháng này, BOE đã giữ nguyên quy mô gói kích cầu trị giá 200 tỷ bảng Anh.
Hiện Chính phủ Anh đang đối mặt với đợt cắt giảm chi tiêu công lớn nhất kể từ Chiến tranh thế giới thứ II để hạ thấp thâm hụt ngân sách hiện đang đứng ở mức cao kỷ lục. Hồi đầu tháng, Bộ Thương mại Anh ủng hộ lời kêu gọi mở rộng gói kích thích của nhà hoạch định chính sách Adam Posen khi các số liệu gần đây cho thấy đà phục hồi đang suy yếu.
Trở lại với câu chuyện tập đoàn năng lượng BP của Anh bán tài sản, Liên doanh dầu khí TNK-BP của Nga ngày 18/10 thông báo đã đạt được thỏa thuận mua lại số tài sản giá trị khoảng 1,8 tỷ USD của BP ở Việt Nam và Venezuela.
Theo thỏa thuận trên, tại Việt Nam, TNK-BP sẽ mua lại 35% cổ phiếu của BP tại một dự án ngoài khơi, trong đó có các mỏ khí đốt Lan Tây và Lan Đỏ, 32,7% cổ phiếu BP trong dự án một đường ống dẫn khí đốt và mỏ khí đốt Nam Côn Sơn, cùng 33,3% cổ phiếu tại Nhà máy điện Phú Mỹ 3.
Tại Venenzuela, liên doanh này sẽ mua 16,7% cổ phiếu của BP trong PetroMonagas SA và 26,7% cổ phiếu của BP trong Boqueron SA.
Ông Mikhail Fridman, Giám đốc điều hành Liên doanh TNK-BP, cho biết việc mua được số tài sản giá trị của BP ở Việt Nam và Venezuela đã đánh dấu một bước tiến quan trọng trong chiến lược mở rộng của công ty này trên thị trường dầu mỏ thế giới. Bên cạnh đó, ông Fridman cũng cho biết TNK-BP cũng đang quan tâm đến việc mua tài sản của BP ở Algeria.
Kết quả là, theo báo Đất Việt, thời gian gần đây, USD liên tục lập đáy mới so với các đồng tiền chủ chốt khác. Chẳng hạn như, trong phiên 14/10, USD rớt giá xuống mức thấp nhất trong 15 năm so với đồng Yên và thấp nhất trong 8 tháng so với Euro. Chỉ số Dollar Index, thước đo sức mạnh của USD so với các đồng tiền mạnh khác cũng liên tục giảm mạnh.
Bất chấp làn sóng chỉ trích của giới chuyên gia và Chính phủ các nước, chính sách “đồng USD yếu” của Mỹ dường như sẽ không thay đổi bởi tình hình hiện nay cho thấy, Washington không còn con đường nào khác.
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia không đánh giá cao tính hiệu quả của nỗ lực giữ giá USD này của Mỹ. Một số nhà kinh tế cho hay, hành động này đe dọa nền kinh tế trong dài hạn: doanh nghiệp có thể hưởng lợi từ đồng USD yếu mà không cần tăng chất lượng sản phẩm hay cải thiện năng suất. Khi USD phục hồi, họ lại khó khăn.
“Đồng USD xuống giá có thể làm chậm lại tốc độ phi công nghiệp hóa. Mất giá quá mức có thể khởi động vòng xoáy tăng giá rồi tăng lương, tiền đề của lạm phát”, chuyên gia Rogoff tại New York nhấn mạnh.
Quan trọng hơn, vị thế của đồng tiền “độc tôn” trên thị trường tiền tệ thế giới sẽ dần bị chính “ông chủ” của nó “đánh gục”. Nhiều nhà phân tích dự báo, sẽ đến một ngày, USD không còn được nhắc đến như một đồng tiền dự trữ chung của ngân hàng trung ương các nước.
Trong khi đó, các ngân hàng Mỹ sẽ trở thành tâm điểm chú ý trong tuần này khi một số tên tuổi công bố lợi nhuận quý 3.
Theo trang Vietstock dẫn nguồn hãng tin Reuters, nhà đầu tư lo lắng rằng, các ngân hàng đã không tuân theo đúng thủ tục khi tiến hành tịch biên nhà ở của những người không có khả năng thanh toán các khoản vay thế chấp. Điều này có thể dẫn tới các vụ kiện tụng tốn kém, phạt tiền và mua lại thế chấp bổ sung.
Chiến lược gia thị trường Kevin Caron của Stifel, Nicolaus & Co tại Florham Park, New Jersey cho biết điều này cũng có thể tác động xấu đến thị trường nhà ở vì những bất ổn trên có thể khiến người mua nhà không còn mặn mà đối với các căn nhà đang bị cầm cố.
Nhà đầu tư sẽ chất vấn các quan chức điều hành ngân hàng khi các tổ chức tài chính này công bố báo cáo lợi nhuận. Dự kiến 3 ngân hàng cho vay thế chấp lớn nhất Mỹ là Wells Fargo, Bank of America và Citigroup thông báo kết quả kinh doanh trong tuần này.
Theo dự báo, các công ty thành viên S&P 500 có thể đạt lợi nhuận 27.7 tỷ USD trong quý 3, tăng 71% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, tăng trưởng doanh thu quý 3 có thể giảm 6% xuống 252.9 tỷ USD.
Dự báo thị trường tuần này cũng có thể xảy ra trường hợp gọi là “giao điểm vàng” đối với chỉ số S&P 500 nếu đường trung bình 50 ngày vượt qua đường trung bình 200 ngày và đây là một dấu hiệu tích cực đối với nhà đầu tư. Được biết trong tháng 9, đường trung bình 14 ngày đã vượt qua đường 15 ngày và 200 ngày.
Tương lai kinh tế ngắn hạn và dài hạn của Khu vực các nước sử dụng đồng Euro (Eurozone) cũng đang trở thành một chủ điểm gây bất đồng. Báo VietNamNet dẫn tờ Wall Street Journal cho hay, bức tranh kinh tế của Eurozone phụ thuộc vào việc tin vào nhận định của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) hay Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).
Theo các chuyên gia ECB, bức tranh kinh tế khu vực khá sáng sủa với cơ sở là những chương trình thắt chặt chi tiêu mới sẽ được áp dụng, hoặc áp đặt, lên những nước thuộc nhóm “Club Med” (Hy Lạp, Ý, Tây Ban Nha) và Ireland, chứ không chỉ nhắm tới Pháp. Khi thâm hụt giảm xuống, niềm tin của khu vực tư nhân sẽ quay trở lại, và tăng trưởng ổn định.
Trong khi đó, các kinh tế gia của IMF cho rằng, không nên đặt hết niềm tin vào một bức tranh tươi sáng như thế. Theo IMF, những chính sách thắt lưng buộc bụng sẽ biến sự hồi phục chậm chạm và mong manh hiện nay thành một sự đình trệ kéo dài, tăng trưởng và thuế thu giảm.
Tổ chức nghiên cứu độc lập về các quốc gia trên toàn cầu Economist Intelligence Unit (EIU), trong một báo cáo vừa đưa ra, cho biết: “Lo ngại về sức khỏe của kinh tế Eurozone vẫn tiếp tục tồn tại”, và dự báo, tăng trưởng khu vực Tây Âu chỉ đạt 1,1% trong năm tới, và đạt hoặc thấp hơn 1,7%/năm cho tới 2015.
Cũng liên quan tới kinh tế châu Âu, Vietstock dẫn công bố của Trung tâm nghiên cứu kinh tế và kinh doanh (CEBR) cho biết, Ngân hàng Trung ương Anh sẽ tăng quy mô gói kích cầu thêm 100 tỷ bảng (tương đương 160 tỷ USD).
Theo CEBR, Ngân hàng Trung ương Anh (BOE) sẽ duy trì mức lãi suất thấp kỷ lục 0,5% ít nhất cho đến cuối năm 2012. Còn trong tháng này, BOE đã giữ nguyên quy mô gói kích cầu trị giá 200 tỷ bảng Anh.
Hiện Chính phủ Anh đang đối mặt với đợt cắt giảm chi tiêu công lớn nhất kể từ Chiến tranh thế giới thứ II để hạ thấp thâm hụt ngân sách hiện đang đứng ở mức cao kỷ lục. Hồi đầu tháng, Bộ Thương mại Anh ủng hộ lời kêu gọi mở rộng gói kích thích của nhà hoạch định chính sách Adam Posen khi các số liệu gần đây cho thấy đà phục hồi đang suy yếu.
Trở lại với câu chuyện tập đoàn năng lượng BP của Anh bán tài sản, Liên doanh dầu khí TNK-BP của Nga ngày 18/10 thông báo đã đạt được thỏa thuận mua lại số tài sản giá trị khoảng 1,8 tỷ USD của BP ở Việt Nam và Venezuela.
Theo thỏa thuận trên, tại Việt Nam, TNK-BP sẽ mua lại 35% cổ phiếu của BP tại một dự án ngoài khơi, trong đó có các mỏ khí đốt Lan Tây và Lan Đỏ, 32,7% cổ phiếu BP trong dự án một đường ống dẫn khí đốt và mỏ khí đốt Nam Côn Sơn, cùng 33,3% cổ phiếu tại Nhà máy điện Phú Mỹ 3.
Tại Venenzuela, liên doanh này sẽ mua 16,7% cổ phiếu của BP trong PetroMonagas SA và 26,7% cổ phiếu của BP trong Boqueron SA.
Ông Mikhail Fridman, Giám đốc điều hành Liên doanh TNK-BP, cho biết việc mua được số tài sản giá trị của BP ở Việt Nam và Venezuela đã đánh dấu một bước tiến quan trọng trong chiến lược mở rộng của công ty này trên thị trường dầu mỏ thế giới. Bên cạnh đó, ông Fridman cũng cho biết TNK-BP cũng đang quan tâm đến việc mua tài sản của BP ở Algeria.