Kinh tế 24h qua: Nhật Bản có “cơ” vượt Trung Quốc
Nếu Trung Quốc tiếp tục bán trái phiếu Mỹ, Nhật Bản sẽ có cơ hội vượt qua để trở thành chủ nợ lớn nhất thế giới của Mỹ
Nếu Trung Quốc tiếp tục bán trái phiếu Mỹ, Nhật Bản sẽ có cơ hội vượt qua để trở thành chủ nợ lớn nhất thế giới của Mỹ.
Theo số liệu của Bộ Tài chính Mỹ, trong tháng 12/2010, Trung Quốc đã tiếp tục cắt giảm thêm 4 tỷ trái phiếu Chính phủ Mỹ xuống còn 891,6 tỷ USD. Trước đó, hồi tháng 11, nước này cũng đã bán ra 11,2 tỷ trái phiếu loại này.
Động thái trên diễn ra trong bối cảnh các chuyên gia phân tích đang cố gắng đánh giá sức mạnh phục hồi của nền kinh tế Mỹ, triển vọng tăng trưởng và lãi suất trong các tháng tới. Dù bán trái phiếu Chính phủ Mỹ nhưng Trung Quốc vẫn là chủ nợ lớn nhất của Mỹ.
Nhìn chung, lượng trái phiếu Mỹ mà các nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ cổ phiếu, tăng 0,6% lên 4.370 tỷ USD. Con số này cho thấy các nước trên thế giới cũng như các nhà đầu tư tư nhân vẫn còn sẵn sàng mua nợ chính phủ Mỹ. Nhật Bản và Anh đã mua thêm trái phiếu Mỹ trong tháng 12.
Lượng trái phiếu Mỹ mà Nhật nắm giữ đã lên tới 884 tỷ USD, gần bằng mức nắm giữ của Trung Quốc. Như vậy, nếu trong tháng 1/2011, Trung Quốc vẫn tiếp tục xả hàng, thì vai trò chủ nợ lớn nhất có thể sẽ vào tay Nhật Bản.
Liên quan tới đồng Nhân dân tệ, Bộ trưởng Bộ Kinh tế Brazil Guido Mantega khẳng định không có bất cứ hợp tác nào giữa Brazil với Mỹ để gây sức ép buộc Trung Quốc tăng giá đồng Nhân dân tệ.
Trước đó, có nhiều ý kiến cho rằng, Mỹ và Brazil đang phối hợp cùng nhau trong việc buộc Trung Quốc tăng giá đồng nội tệ sau chuyến thăm của Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Timothy Geithner đến Brazil tuần trước.
Trong chuyến thăm đó, ông Geithner nói rằng, nhiều quốc gia đang định giá quá thấp đồng nội tệ để khiến hàng hóa xuất khẩu của họ rẻ hơn và có tính cạnh tranh hơn trên thị trường.
Các nhà sản xuất Brazil nói rằng, họ đang phải cạnh tranh khốc liệt với các mặt hàng xuất khẩu giá rẻ của Trung Quốc và các quốc gia châu Á khác.
Tuy nhiên, Chính phủ Brazil cho rằng, chính sách tiền tệ lỏng lẻo của các nền kinh tế phát triển là nguyên nhân dẫn tới tình trạng hiện nay. Ông Mantega cũng nhắc lại ý kiến của Brazil rằng cả Mỹ và Trung Quốc đều đang hạ giá đồng nội tệ.
Ba tập đoàn dầu mỏ Nga gồm Transneft, Rosneft và Gazprom Neft hôm qua (16/2) đã tuyên bố chấm dứt tham gia và ngừng cấp tài chính cho dự án xây dựng đường ống dẫn dầu Burgas-Alexandrupolis của Tập đoàn quốc tế Trans-Balkan Pipeline B.V.
Lãnh đạo Tranzneft cho biết, dự án xây dựng đường dẫn dầu xuyên Balkan này chưa chính thức bị đình chỉ, nhưng thực tế, mọi công việc không được tiến hành, sau khi phía Bulgaria không kịp thời thông qua dự án, không cấp kinh phí cho phần dự án do Sofia đảm nhiệm và không thanh toán đúng hạn các khoản chi.
Đồng thời, các tập đoàn và công ty dầu mỏ tham gia dự án cũng không thống nhất được về việc đưa ra bảo đảm liên quan đến bơm và vận chuyển quá cảnh dầu mỏ.
Theo số liệu từ tổ chức EPFR Global chuyên theo dõi dòng vốn đầu tư và phân bổ tài sản của các định chế tài chính trên toàn thế giới, chỉ trong 3 tuần qua, nhà đầu tư đã rút hơn 13 tỷ USD khỏi các quỹ đầu tư ở những thị trường mới nổi.
Riêng trong tuần kết thúc ngày 3/2, nhà đầu tư đã rút khoảng 7 tỷ USD, cao nhất trong vòng 3 năm qua. Các quỹ đầu tư có dòng vốn bị thất thoát chủ yếu tập trung tại các quốc gia như khối BRIC (Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc).
Dù tốc độ rút vốn có chậm lại trong tuần trước, nhưng từ đầu năm đến nay, khoảng 6,5 tỷ USD đã chạy khỏi các quỹ này.
Nhà đầu tư đã dành phần lớn thời gian trong năm 2010 để tìm kiếm lợi nhuận tại các nền kinh tế mới nổi. Các nền kinh tế này đã phục hồi nhanh hơn các thị trường phát triển như Mỹ và châu Âu sau khi thoát khỏi suy thoái toàn cầu.
Tuy nhiên, hiện tại, nhà đầu tư lo lắng rằng giá tiêu dùng leo thang ngày càng nhanh tại các thị trường mới nổi sẽ khiến các nhà làm chính sách áp dụng thêm các biện pháp chống lạm phát quyết liệt hơn, từ đó tác động xấu đến đà tăng trưởng kinh tế.
Tuần vừa qua đánh dấu tuần thứ 6 liên tiếp dòng vốn đổ vào các quỹ đầu tư thị trường phát triển. Từ đầu năm đến nay, tổng vốn đầu tư đổ vào các thị trường này đã đạt khoảng 35.5 tỷ USD. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là nhà đầu tư hoàn toàn đánh mất sự quan tâm đến các thị trường mới nổi.
Báo cáo theo dõi giá thực phẩm của Ngân hàng Thế giới (WB) cho biết, trong thời gian từ tháng 10/2010 – 1/2011, giá thực phẩm đã tăng 15% và hiện đang ở tình trạng nguy hiểm, đẩy 44 triệu người ở các nước đang phát triển rơi vào tình cảnh đói nghèo kể từ tháng 06/2010 đến nay.
Hiện chỉ số giá thực phẩm (FPI) của WB cao hơn 29% so với cùng kỳ năm ngoái và chỉ thấp hơn 3% so với mức đỉnh trong cuộc khủng hoảng thực phẩm tháng 06/2008. Theo Chủ tịch WB Robert Zoellick, “giá thực phẩm toàn cầu đang tăng lên các mức nguy hiểm và đe dọa hàng chục triệu người nghèo trên khắp thế giới”.
Ông cho biết thêm giá thực phẩm ngày càng cao là một trong những tác nhân gây ra những bất ổn tại Trung Đông, dù đây không phải là nguyên nhân chính. WB kêu gọi các bộ trưởng tài chính và các thống đốc ngân hàng trung ương G20 giải quyết vấn đề trên trong cuộc họp diễn ra vào thứ Sáu tuần này tại Paris.
Các ngân hàng tại Ai Cập sẽ tiếp tục đóng cửa ít nhất là cho tới ngày 19/2. Các nhà băng này đã phải đóng cửa trong 10 ngày, kể từ khi cảnh sát không còn xuất hiện trên đường phố vì những cuộc biểu tình bạo động chống chính phủ từ ngày 25/1-11/2. Sau đó, các ngân hàng tiếp tục đóng cửa trong ngày 14/2 vì đình công.
Tuần trước, Ngân hàng Trung ương Ai Cập quyết định bơm một lượng lớn đồng USD vào thị trường tiền tệ nhằm ngăn chặn đà mất giá của đồng nội tệ cũng như để đối phó nạn đầu cơ tiền tệ. Đây là lần đầu tiên trong hai năm qua, Ngân hàng Trung ương Ai Cập tiến hành một động thái như vậy nhằm ổn định thị trường tiền tệ trong nước.
Các nhà kinh tế và các nhà phân tích cho rằng vấn đề là Ai Cập có thể duy trì các biện pháp chống đỡ trong bao lâu, sẽ phụ thuộc vào dự trữ ngoại tệ của nước này. Dự trữ ngoại tệ của Ai Cập tính đến tháng 12/2010 là 36 tỷ USD.
Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) có khả năng tăng lãi suất trong thời gian tới sau khi lạm phát của nước này tăng lên 4% trong tháng 1/2011, mức cao nhất trong hơn hai năm qua và gấp đôi mục tiêu chính phủ đưa ra.
Theo các nhà phân tích, BoE đang chịu một áp lực ngày càng gia tăng, đó là tăng lãi suất cho vay (ở mức thấp kỷ lục hiện nay là 0,5%) sớm hơn dự kiến, mặc dù đà phục hồi của nền kinh tế còn chậm.
Trong thư gửi Bộ trưởng Bộ Tài chính George Osborne, Thống đốc BoE Mervyn King xác nhận có những quan điểm khác nhau, song Ủy ban Chính sách tiền tệ của BoE có thể sẽ xem xét kế hoạch tăng lãi suất nhanh chóng hơn dự kiến.
Theo số liệu của Bộ Tài chính Mỹ, trong tháng 12/2010, Trung Quốc đã tiếp tục cắt giảm thêm 4 tỷ trái phiếu Chính phủ Mỹ xuống còn 891,6 tỷ USD. Trước đó, hồi tháng 11, nước này cũng đã bán ra 11,2 tỷ trái phiếu loại này.
Động thái trên diễn ra trong bối cảnh các chuyên gia phân tích đang cố gắng đánh giá sức mạnh phục hồi của nền kinh tế Mỹ, triển vọng tăng trưởng và lãi suất trong các tháng tới. Dù bán trái phiếu Chính phủ Mỹ nhưng Trung Quốc vẫn là chủ nợ lớn nhất của Mỹ.
Nhìn chung, lượng trái phiếu Mỹ mà các nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ cổ phiếu, tăng 0,6% lên 4.370 tỷ USD. Con số này cho thấy các nước trên thế giới cũng như các nhà đầu tư tư nhân vẫn còn sẵn sàng mua nợ chính phủ Mỹ. Nhật Bản và Anh đã mua thêm trái phiếu Mỹ trong tháng 12.
Lượng trái phiếu Mỹ mà Nhật nắm giữ đã lên tới 884 tỷ USD, gần bằng mức nắm giữ của Trung Quốc. Như vậy, nếu trong tháng 1/2011, Trung Quốc vẫn tiếp tục xả hàng, thì vai trò chủ nợ lớn nhất có thể sẽ vào tay Nhật Bản.
Liên quan tới đồng Nhân dân tệ, Bộ trưởng Bộ Kinh tế Brazil Guido Mantega khẳng định không có bất cứ hợp tác nào giữa Brazil với Mỹ để gây sức ép buộc Trung Quốc tăng giá đồng Nhân dân tệ.
Trước đó, có nhiều ý kiến cho rằng, Mỹ và Brazil đang phối hợp cùng nhau trong việc buộc Trung Quốc tăng giá đồng nội tệ sau chuyến thăm của Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Timothy Geithner đến Brazil tuần trước.
Trong chuyến thăm đó, ông Geithner nói rằng, nhiều quốc gia đang định giá quá thấp đồng nội tệ để khiến hàng hóa xuất khẩu của họ rẻ hơn và có tính cạnh tranh hơn trên thị trường.
Các nhà sản xuất Brazil nói rằng, họ đang phải cạnh tranh khốc liệt với các mặt hàng xuất khẩu giá rẻ của Trung Quốc và các quốc gia châu Á khác.
Tuy nhiên, Chính phủ Brazil cho rằng, chính sách tiền tệ lỏng lẻo của các nền kinh tế phát triển là nguyên nhân dẫn tới tình trạng hiện nay. Ông Mantega cũng nhắc lại ý kiến của Brazil rằng cả Mỹ và Trung Quốc đều đang hạ giá đồng nội tệ.
Ba tập đoàn dầu mỏ Nga gồm Transneft, Rosneft và Gazprom Neft hôm qua (16/2) đã tuyên bố chấm dứt tham gia và ngừng cấp tài chính cho dự án xây dựng đường ống dẫn dầu Burgas-Alexandrupolis của Tập đoàn quốc tế Trans-Balkan Pipeline B.V.
Lãnh đạo Tranzneft cho biết, dự án xây dựng đường dẫn dầu xuyên Balkan này chưa chính thức bị đình chỉ, nhưng thực tế, mọi công việc không được tiến hành, sau khi phía Bulgaria không kịp thời thông qua dự án, không cấp kinh phí cho phần dự án do Sofia đảm nhiệm và không thanh toán đúng hạn các khoản chi.
Đồng thời, các tập đoàn và công ty dầu mỏ tham gia dự án cũng không thống nhất được về việc đưa ra bảo đảm liên quan đến bơm và vận chuyển quá cảnh dầu mỏ.
Theo số liệu từ tổ chức EPFR Global chuyên theo dõi dòng vốn đầu tư và phân bổ tài sản của các định chế tài chính trên toàn thế giới, chỉ trong 3 tuần qua, nhà đầu tư đã rút hơn 13 tỷ USD khỏi các quỹ đầu tư ở những thị trường mới nổi.
Riêng trong tuần kết thúc ngày 3/2, nhà đầu tư đã rút khoảng 7 tỷ USD, cao nhất trong vòng 3 năm qua. Các quỹ đầu tư có dòng vốn bị thất thoát chủ yếu tập trung tại các quốc gia như khối BRIC (Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc).
Dù tốc độ rút vốn có chậm lại trong tuần trước, nhưng từ đầu năm đến nay, khoảng 6,5 tỷ USD đã chạy khỏi các quỹ này.
Nhà đầu tư đã dành phần lớn thời gian trong năm 2010 để tìm kiếm lợi nhuận tại các nền kinh tế mới nổi. Các nền kinh tế này đã phục hồi nhanh hơn các thị trường phát triển như Mỹ và châu Âu sau khi thoát khỏi suy thoái toàn cầu.
Tuy nhiên, hiện tại, nhà đầu tư lo lắng rằng giá tiêu dùng leo thang ngày càng nhanh tại các thị trường mới nổi sẽ khiến các nhà làm chính sách áp dụng thêm các biện pháp chống lạm phát quyết liệt hơn, từ đó tác động xấu đến đà tăng trưởng kinh tế.
Tuần vừa qua đánh dấu tuần thứ 6 liên tiếp dòng vốn đổ vào các quỹ đầu tư thị trường phát triển. Từ đầu năm đến nay, tổng vốn đầu tư đổ vào các thị trường này đã đạt khoảng 35.5 tỷ USD. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là nhà đầu tư hoàn toàn đánh mất sự quan tâm đến các thị trường mới nổi.
Báo cáo theo dõi giá thực phẩm của Ngân hàng Thế giới (WB) cho biết, trong thời gian từ tháng 10/2010 – 1/2011, giá thực phẩm đã tăng 15% và hiện đang ở tình trạng nguy hiểm, đẩy 44 triệu người ở các nước đang phát triển rơi vào tình cảnh đói nghèo kể từ tháng 06/2010 đến nay.
Hiện chỉ số giá thực phẩm (FPI) của WB cao hơn 29% so với cùng kỳ năm ngoái và chỉ thấp hơn 3% so với mức đỉnh trong cuộc khủng hoảng thực phẩm tháng 06/2008. Theo Chủ tịch WB Robert Zoellick, “giá thực phẩm toàn cầu đang tăng lên các mức nguy hiểm và đe dọa hàng chục triệu người nghèo trên khắp thế giới”.
Ông cho biết thêm giá thực phẩm ngày càng cao là một trong những tác nhân gây ra những bất ổn tại Trung Đông, dù đây không phải là nguyên nhân chính. WB kêu gọi các bộ trưởng tài chính và các thống đốc ngân hàng trung ương G20 giải quyết vấn đề trên trong cuộc họp diễn ra vào thứ Sáu tuần này tại Paris.
Các ngân hàng tại Ai Cập sẽ tiếp tục đóng cửa ít nhất là cho tới ngày 19/2. Các nhà băng này đã phải đóng cửa trong 10 ngày, kể từ khi cảnh sát không còn xuất hiện trên đường phố vì những cuộc biểu tình bạo động chống chính phủ từ ngày 25/1-11/2. Sau đó, các ngân hàng tiếp tục đóng cửa trong ngày 14/2 vì đình công.
Tuần trước, Ngân hàng Trung ương Ai Cập quyết định bơm một lượng lớn đồng USD vào thị trường tiền tệ nhằm ngăn chặn đà mất giá của đồng nội tệ cũng như để đối phó nạn đầu cơ tiền tệ. Đây là lần đầu tiên trong hai năm qua, Ngân hàng Trung ương Ai Cập tiến hành một động thái như vậy nhằm ổn định thị trường tiền tệ trong nước.
Các nhà kinh tế và các nhà phân tích cho rằng vấn đề là Ai Cập có thể duy trì các biện pháp chống đỡ trong bao lâu, sẽ phụ thuộc vào dự trữ ngoại tệ của nước này. Dự trữ ngoại tệ của Ai Cập tính đến tháng 12/2010 là 36 tỷ USD.
Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) có khả năng tăng lãi suất trong thời gian tới sau khi lạm phát của nước này tăng lên 4% trong tháng 1/2011, mức cao nhất trong hơn hai năm qua và gấp đôi mục tiêu chính phủ đưa ra.
Theo các nhà phân tích, BoE đang chịu một áp lực ngày càng gia tăng, đó là tăng lãi suất cho vay (ở mức thấp kỷ lục hiện nay là 0,5%) sớm hơn dự kiến, mặc dù đà phục hồi của nền kinh tế còn chậm.
Trong thư gửi Bộ trưởng Bộ Tài chính George Osborne, Thống đốc BoE Mervyn King xác nhận có những quan điểm khác nhau, song Ủy ban Chính sách tiền tệ của BoE có thể sẽ xem xét kế hoạch tăng lãi suất nhanh chóng hơn dự kiến.