Kinh tế 24h qua: Tin xấu trở lại
Theo tỷ phú Warren Buffett, kinh tế Mỹ vẫn đang suy thoái, trong khi giới phân tích tin là châu Âu chưa hết khủng hoảng nợ
Trả lời phỏng vấn của hãng tin CNBC, tỷ phú Mỹ Warren Buffett cho rằng, kinh tế Mỹ vẫn đang trong giai đoạn suy thoái, khi được hỏi về quan điểm đối với nhận định suy thoái chấm dứt từ tháng 6/2009 do Cơ quan nghiên cứu kinh tế Mỹ công bố đầu tuần.
“Tôi nghĩ chúng ta vẫn đang trong suy thoái kinh tế cho đến khi GDP bình quân đầu người trở lại mức trước khủng hoảng”, nhà đầu tư huyền thoại nói. Theo ông, Mỹ sẽ không thoát khỏi tình trạng này trong ngắn hạn dù cuối cùng thì nền kinh tế đầu tàu thế giới cũng sẽ ra khỏi thời kỳ đi xuống hiện nay.
Trong khi đó, Cựu chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED), ông Paul Volcker, cho rằng ông không nhìn thấy khả năng giảm phát. “Tôi không lo lắng về khả năng giảm phát. Tôi nghĩ chúng ta đang trong quá trình bình ổn giá", ông nói tại Chicago.
Khi được hỏi liệu FED có nên mua trái phiếu Bộ Tài chính loại dài hạn hay không, ông cho biết, "thông thường, chúng ta không muốn quá phụ thuộc vào các biện pháp đó, nhưng theo tình hình hiện nay, tôi nghĩ điều đó cũng dễ hiểu”.
Ông nhận xét hiện chưa có thay đổi nào chuẩn bị được đưa ra hay lựa chọn thực tế nào liên quan đến vai trò của chính phủ trong tập đoàn cho vay thế chấp bất động sản lớn nhất Mỹ là Fannie Mae và Freddie Mac. Theo ông Volcker, trước tiên cần chú trọng tạo ra một khung cho thị trường thế chấp tư nhân.
Hôm qua, Bộ Lao động Mỹ công bố, số người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu trong tuần qua (kết thúc ngày 18/9) bất ngờ tăng 12.000 lên 465.000 người. Điều này cho thấy thị trường việc làm Mỹ vẫn còn bấp bênh.
Cũng hôm qua, kinh tế châu Âu đã đón nhận tin xấu về lĩnh vực sản xuất và dịch vụ. Tăng trưởng tháng 9 của lĩnh vực này thấp hơn nhiều so với dự báo, cho thấy đà phục hồi của khu vực châu Âu đang chững lại. Thông tin này đã ngay lập tức tác động song chiều tới chứng khoán Mỹ và châu Âu.
Cụ thể, theo Markit Economics, chỉ số PMI của lĩnh vực dịch vụ và sản xuất ở châu Âu trong tháng 9 đã giảm xuống 53,8 điểm, từ mức 56,2 của tháng 8. Tăng trưởng tại châu Âu đang chững lại bởi kinh tế toàn cầu chững lại và ảnh hưởng tiêu cực từ các biện pháp giảm thâm hụt ngân sách của chính phủ nhiều nước.
Một thông tin khác cũng ảnh hưởng tới phán đoán của giới đầu tư quốc tế về kinh tế châu Âu là việc Liên đoàn công nghiệp Anh (CBI) dự đoán, GDP của nước Anh chỉ tăng 2% vào năm 2011, chứ không phải 2,5% như dự báo đưa ra hồi tháng 6. Cắt giảm công chi để cải thiện khiến phải điều chỉnh lại tăng trưởng, CBI nói thêm.
Tổ chức này cũng cho rằng, triển vọng chi tiêu của người tiêu dùng trong năm tới sẽ kém hơn, do ảnh hưởng bởi lạm phát cao, và tăng thuế VAT trong tháng 1 lên 20%, trong khi lương chỉ tăng chút ít.
Theo số liệu chính thức từ Văn phòng Thống kê Quốc gia Anh, kinh tế của xứ sở sương mù tăng 0,3% trong quý 1 và 1,2% trong quý 2/2010. CBI dự kiến kinh tế tăng trưởng 0,3% và 0,6% trong hai quý sau của năm.
Trước đó, trả lời phỏng vấn tờ Wall Street Journal, Thủ tướng Tây Ban Nha José Luis Rodríguez Zapatero nhận xét, khủng hoảng nợ tại châu Âu đã kết thúc. Tuy nhiên, các nhà kinh tế đã phản đối, khi cho rằng khủng hoảng nợ tại châu Âu vẫn chưa kết thúc.
Nhà kinh tế Desmond Lachman của Viện Doanh nghiệp Mỹ cho rằng, nếu cuộc khủng hoảng nợ tại châu Âu kết thúc, lãi suất trái phiếu của các nước như Hy Lạp, Ireland, Bồ Đào Nha... sẽ tự động giảm xuống, chứ không phải tăng lên như hiện nay.
Còn chuyên gia kinh tế Michael Schuman thì nói rằng, “ông Zapatero có thể không nhìn thấy Ireland đang trải qua thử thách và khó khăn”. Thêm vào đó, hôm 22/9, Bồ Đào Nha bán 750 triệu Euro trái phiếu chính phủ với mức lãi suất cao nhất, kể từ khi nước này gia nhập khu vực đồng tiền chung châu Âu. Ngoài ra, Italy và Tây Ban Nha cũng là những nước có nguy cơ khủng hoảng nợ.
“Tôi nghĩ chúng ta vẫn đang trong suy thoái kinh tế cho đến khi GDP bình quân đầu người trở lại mức trước khủng hoảng”, nhà đầu tư huyền thoại nói. Theo ông, Mỹ sẽ không thoát khỏi tình trạng này trong ngắn hạn dù cuối cùng thì nền kinh tế đầu tàu thế giới cũng sẽ ra khỏi thời kỳ đi xuống hiện nay.
Trong khi đó, Cựu chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED), ông Paul Volcker, cho rằng ông không nhìn thấy khả năng giảm phát. “Tôi không lo lắng về khả năng giảm phát. Tôi nghĩ chúng ta đang trong quá trình bình ổn giá", ông nói tại Chicago.
Khi được hỏi liệu FED có nên mua trái phiếu Bộ Tài chính loại dài hạn hay không, ông cho biết, "thông thường, chúng ta không muốn quá phụ thuộc vào các biện pháp đó, nhưng theo tình hình hiện nay, tôi nghĩ điều đó cũng dễ hiểu”.
Ông nhận xét hiện chưa có thay đổi nào chuẩn bị được đưa ra hay lựa chọn thực tế nào liên quan đến vai trò của chính phủ trong tập đoàn cho vay thế chấp bất động sản lớn nhất Mỹ là Fannie Mae và Freddie Mac. Theo ông Volcker, trước tiên cần chú trọng tạo ra một khung cho thị trường thế chấp tư nhân.
Hôm qua, Bộ Lao động Mỹ công bố, số người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu trong tuần qua (kết thúc ngày 18/9) bất ngờ tăng 12.000 lên 465.000 người. Điều này cho thấy thị trường việc làm Mỹ vẫn còn bấp bênh.
Cũng hôm qua, kinh tế châu Âu đã đón nhận tin xấu về lĩnh vực sản xuất và dịch vụ. Tăng trưởng tháng 9 của lĩnh vực này thấp hơn nhiều so với dự báo, cho thấy đà phục hồi của khu vực châu Âu đang chững lại. Thông tin này đã ngay lập tức tác động song chiều tới chứng khoán Mỹ và châu Âu.
Cụ thể, theo Markit Economics, chỉ số PMI của lĩnh vực dịch vụ và sản xuất ở châu Âu trong tháng 9 đã giảm xuống 53,8 điểm, từ mức 56,2 của tháng 8. Tăng trưởng tại châu Âu đang chững lại bởi kinh tế toàn cầu chững lại và ảnh hưởng tiêu cực từ các biện pháp giảm thâm hụt ngân sách của chính phủ nhiều nước.
Một thông tin khác cũng ảnh hưởng tới phán đoán của giới đầu tư quốc tế về kinh tế châu Âu là việc Liên đoàn công nghiệp Anh (CBI) dự đoán, GDP của nước Anh chỉ tăng 2% vào năm 2011, chứ không phải 2,5% như dự báo đưa ra hồi tháng 6. Cắt giảm công chi để cải thiện khiến phải điều chỉnh lại tăng trưởng, CBI nói thêm.
Tổ chức này cũng cho rằng, triển vọng chi tiêu của người tiêu dùng trong năm tới sẽ kém hơn, do ảnh hưởng bởi lạm phát cao, và tăng thuế VAT trong tháng 1 lên 20%, trong khi lương chỉ tăng chút ít.
Theo số liệu chính thức từ Văn phòng Thống kê Quốc gia Anh, kinh tế của xứ sở sương mù tăng 0,3% trong quý 1 và 1,2% trong quý 2/2010. CBI dự kiến kinh tế tăng trưởng 0,3% và 0,6% trong hai quý sau của năm.
Trước đó, trả lời phỏng vấn tờ Wall Street Journal, Thủ tướng Tây Ban Nha José Luis Rodríguez Zapatero nhận xét, khủng hoảng nợ tại châu Âu đã kết thúc. Tuy nhiên, các nhà kinh tế đã phản đối, khi cho rằng khủng hoảng nợ tại châu Âu vẫn chưa kết thúc.
Nhà kinh tế Desmond Lachman của Viện Doanh nghiệp Mỹ cho rằng, nếu cuộc khủng hoảng nợ tại châu Âu kết thúc, lãi suất trái phiếu của các nước như Hy Lạp, Ireland, Bồ Đào Nha... sẽ tự động giảm xuống, chứ không phải tăng lên như hiện nay.
Còn chuyên gia kinh tế Michael Schuman thì nói rằng, “ông Zapatero có thể không nhìn thấy Ireland đang trải qua thử thách và khó khăn”. Thêm vào đó, hôm 22/9, Bồ Đào Nha bán 750 triệu Euro trái phiếu chính phủ với mức lãi suất cao nhất, kể từ khi nước này gia nhập khu vực đồng tiền chung châu Âu. Ngoài ra, Italy và Tây Ban Nha cũng là những nước có nguy cơ khủng hoảng nợ.