Kinh tế 24h qua: Bước ngoặt của EU
EU sẽ lập 4 cơ quan xuyên biên giới, có quyền giám sát hoàn toàn mọi hoạt động tài chính trong liên minh
Liên minh châu Âu (EU) hôm 22/9 đã bỏ phiếu thông qua biện pháp tăng cường giám sát tài chính xuyên biên giới. Đây là quyết định được coi là bước ngoặt trong việc lập ra các định chế mới giám sát ngành tài chính của EU.
Cuộc bỏ phiếu này được xem là bước đi cuối cùng sau các cuộc đàm phán kéo dài suốt từ tháng 2/2009 đến nay. Theo đó, EU sẽ lập 4 cơ quan xuyên biên giới, có quyền giám sát hoàn toàn mọi hoạt động tài chính trong liên minh, từ giao dịch ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán đến hoạt động sòng bạc.
Dự kiến, những cơ quan này sẽ chính thức hoạt động từ ngày 1/1/2011, trong đó ba cơ quan có thể được đặt văn phòng tại London, Frankfurt và Paris.
Cùng ngày, tại New York, Thủ tướng Hy Lạp George Papandreou đã lên tiếng trấn an cộng đồng quốc tế rằng, quốc gia của ông sẽ không phá sản.
Phát biểu bên lề hội nghị của Liên hợp quốc về thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ, Thủ tướng George Papandreou nhấn mạnh, ông muốn dẹp tan những tin đồn về việc Hy Lạp sẽ phá sản do cuộc khủng hoảng ngân sách.
"Tôi muốn tranh thủ cơ hội này để đáp lại một tin đồn dai dẳng về việc Hy Lạp sẽ tuyên bố phá sản. Phá sản không phải là giải pháp cho Hy Lạp. Tất cả những nỗ lực phi thường của chúng tôi trong năm vừa qua đã phát huy tác dụng để bảo đảm rằng Hy Lạp không phải tuyên bố phá sản", ông nói.
Chính phủ Hà Lan vừa công bố cắt giảm 3,6 tỷ Euro (4,7 tỷ USD) chi tiêu ngân sách nhà nước trong năm 2011, nhằm ngăn chặn nợ công gia tăng và hỗ trợ kế hoạch phục hồi kinh tế dài hạn.
Trong dự thảo ngân sách năm 2011 trình Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Tài chính chính phủ tạm quyền, ông Jan Kees de Jager, cho rằng đã đến lúc phải cắt giảm chi tiêu và kiểm soát ngân sách, trước hết là tiết kiệm.
Các biện pháp cắt giảm chi tiêu bao gồm hạn chế lương trong khu vực nhà nước, tăng thuế thuốc lá, giảm chi phí bảo hiểm y tế và nhập cư. Ông Kees de Jager thừa nhận, người dân và các doanh nghiệp sẽ là những đối tượng đầu tiên chịu tác động từ kế hoạch cắt giảm này.
Từ ngày 1/11, các nhà máy và dự án đầu tư mới tại Trung Quốc phải nộp báo cáo hiệu quả sử dụng năng lượng, nếu lãng phí sẽ không được cấp giấy phép hoạt động.
Các nhà chức trách cho hay, quy định này giúp giảm lãng phí năng lượng trong bối cảnh nguồn năng lượng đang cạn kiệt và ô nhiễm môi trường gia tăng. Trong đó, giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính toàn cầu được coi là nhiệm vụ cấp bách.
Các biện pháp kiểm tra đo lường sẽ do bên thứ 3 triển khai và báo cáo chính phủ. Các dự án sẽ không được phê chuẩn, nếu không đáp ứng tiêu chuẩn về năng lượng thông thường. Các dự án được phê chuẩn cũng sẽ được kiểm tra, giám sát nhằm đảm bảo các cam kết được thực hiện.
Trong khi đó, giới phân tích kinh tế cho rằng, một bước hẫng đang chờ đợi nền kinh tế Trung Quốc ở phía trước, trước những lo ngại rằng chính phủ nước này sẽ kiểm soát chặt chẽ hơn tốc độ tăng trưởng.
Lạm phát đã tăng mạnh trong tháng 8 vừa qua khi các chỉ số tăng trưởng kinh tế chính như sản lượng công nghiệp, doanh số bán lẻ và nhập khẩu đều hồi phục mạnh. Trung Quốc đã tăng giá trị đồng Nhân dân tệ lên mức kỷ lục.
Tháng trước, chỉ số giá tiêu dùng tăng mạnh nhất trong gần 2 năm với mức tăng 3,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Lạm phát giờ cao hơn lãi suất chuẩn, vì thế mọi người có thể sẽ có xu hướng đầu cơ vào thị trường hơn là giữ vốn trong ngân hàng.
Năm ngoái, Bắc Kinh tìm cách hồi phục nền kinh tế bằng tăng cường tính thanh khoản và chấp nhận những đầu tư tài sản cố định. Kể từ đó, Trung Quốc rơi vào thế kẹt khi vừa cố duy trì tăng trưởng, vừa phải dập tắt tình trạng đầu cơ.
Cuộc bỏ phiếu này được xem là bước đi cuối cùng sau các cuộc đàm phán kéo dài suốt từ tháng 2/2009 đến nay. Theo đó, EU sẽ lập 4 cơ quan xuyên biên giới, có quyền giám sát hoàn toàn mọi hoạt động tài chính trong liên minh, từ giao dịch ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán đến hoạt động sòng bạc.
Dự kiến, những cơ quan này sẽ chính thức hoạt động từ ngày 1/1/2011, trong đó ba cơ quan có thể được đặt văn phòng tại London, Frankfurt và Paris.
Cùng ngày, tại New York, Thủ tướng Hy Lạp George Papandreou đã lên tiếng trấn an cộng đồng quốc tế rằng, quốc gia của ông sẽ không phá sản.
Phát biểu bên lề hội nghị của Liên hợp quốc về thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ, Thủ tướng George Papandreou nhấn mạnh, ông muốn dẹp tan những tin đồn về việc Hy Lạp sẽ phá sản do cuộc khủng hoảng ngân sách.
"Tôi muốn tranh thủ cơ hội này để đáp lại một tin đồn dai dẳng về việc Hy Lạp sẽ tuyên bố phá sản. Phá sản không phải là giải pháp cho Hy Lạp. Tất cả những nỗ lực phi thường của chúng tôi trong năm vừa qua đã phát huy tác dụng để bảo đảm rằng Hy Lạp không phải tuyên bố phá sản", ông nói.
Chính phủ Hà Lan vừa công bố cắt giảm 3,6 tỷ Euro (4,7 tỷ USD) chi tiêu ngân sách nhà nước trong năm 2011, nhằm ngăn chặn nợ công gia tăng và hỗ trợ kế hoạch phục hồi kinh tế dài hạn.
Trong dự thảo ngân sách năm 2011 trình Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Tài chính chính phủ tạm quyền, ông Jan Kees de Jager, cho rằng đã đến lúc phải cắt giảm chi tiêu và kiểm soát ngân sách, trước hết là tiết kiệm.
Các biện pháp cắt giảm chi tiêu bao gồm hạn chế lương trong khu vực nhà nước, tăng thuế thuốc lá, giảm chi phí bảo hiểm y tế và nhập cư. Ông Kees de Jager thừa nhận, người dân và các doanh nghiệp sẽ là những đối tượng đầu tiên chịu tác động từ kế hoạch cắt giảm này.
Từ ngày 1/11, các nhà máy và dự án đầu tư mới tại Trung Quốc phải nộp báo cáo hiệu quả sử dụng năng lượng, nếu lãng phí sẽ không được cấp giấy phép hoạt động.
Các nhà chức trách cho hay, quy định này giúp giảm lãng phí năng lượng trong bối cảnh nguồn năng lượng đang cạn kiệt và ô nhiễm môi trường gia tăng. Trong đó, giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính toàn cầu được coi là nhiệm vụ cấp bách.
Các biện pháp kiểm tra đo lường sẽ do bên thứ 3 triển khai và báo cáo chính phủ. Các dự án sẽ không được phê chuẩn, nếu không đáp ứng tiêu chuẩn về năng lượng thông thường. Các dự án được phê chuẩn cũng sẽ được kiểm tra, giám sát nhằm đảm bảo các cam kết được thực hiện.
Trong khi đó, giới phân tích kinh tế cho rằng, một bước hẫng đang chờ đợi nền kinh tế Trung Quốc ở phía trước, trước những lo ngại rằng chính phủ nước này sẽ kiểm soát chặt chẽ hơn tốc độ tăng trưởng.
Lạm phát đã tăng mạnh trong tháng 8 vừa qua khi các chỉ số tăng trưởng kinh tế chính như sản lượng công nghiệp, doanh số bán lẻ và nhập khẩu đều hồi phục mạnh. Trung Quốc đã tăng giá trị đồng Nhân dân tệ lên mức kỷ lục.
Tháng trước, chỉ số giá tiêu dùng tăng mạnh nhất trong gần 2 năm với mức tăng 3,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Lạm phát giờ cao hơn lãi suất chuẩn, vì thế mọi người có thể sẽ có xu hướng đầu cơ vào thị trường hơn là giữ vốn trong ngân hàng.
Năm ngoái, Bắc Kinh tìm cách hồi phục nền kinh tế bằng tăng cường tính thanh khoản và chấp nhận những đầu tư tài sản cố định. Kể từ đó, Trung Quốc rơi vào thế kẹt khi vừa cố duy trì tăng trưởng, vừa phải dập tắt tình trạng đầu cơ.