Kinh tế 24h qua: Nửa tốt nửa xấu
Kinh tế Mỹ trong quý 2 tăng trưởng 1,7%, cao hơn dự báo của giới phân tích và con số 1,6% công bố hồi tháng trước
Bộ Thương mại Mỹ cho biết, kinh tế nước này trong quý 2 tăng trưởng 1,7%, cao hơn dự báo của giới phân tích và con số 1,6% công bố hồi tháng trước.
Mặc dù chỉ bằng một nửa so với mức tăng trưởng 3,7% trong quý 1, nhưng sự nhích nhẹ so với dự báo trước đó cũng đủ kéo chứng khoán Mỹ lên điểm khi mở phiên giao dịch cuối tháng. Thị trường giảm điểm nhẹ là do làn sóng chốt lời của giới đầu tư.
Lý do GDP tăng chậm lại trong quý 2, theo Bộ Thương mại Mỹ, là bởi nhập khẩu tăng mạnh trong khi đầu tư hàng tồn kho trong lĩnh vực tư nhân “sụt giảm đáng kể”. Thâm hụt thương mại quý 2 được điều chỉnh lên 449 tỷ USD, từ con số 445 tỷ USD trước đó.
Cùng ngày, Bộ Lao động Mỹ thông báo, số lượng người thất nghiệp lần đầu trong tuần kết thúc ngày 25/9 vừa qua, bất ngờ giảm 16.000 xuống 453.000 người.
Báo cáo mới nhất cho thấy tiêu dùng người dân Mỹ tăng trưởng khoảng 2,2% trong quý 2/2010, mạnh nhất kể từ quý 1/2007 và cao hơn dự báo 2% của chính phủ đưa ra vào tháng 8/2010. Tiêu dùng đóng góp 1,54% vào tăng trưởng GDP quý 2/2019.
Trong khi đó, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã ra phán quyết khẳng định việc Mỹ hạn chế nhập khẩu gia cầm của Trung Quốc là bất hợp pháp.
Theo đó, việc Washington kéo dài lệnh cấm nhập khẩu gia cầm từ Trung Quốc, được áp dụng từ năm 2004 do dịch cúm A/H5N1, là bất hợp pháp vì không dựa trên những bằng chứng khoa học đầy đủ và cũng không dựa trên đánh giá về những rủi ro mà dịch bệnh có thể gây ra.
WTO cũng phát hiện rằng, Washington tiếp tục áp đặt lệnh cấm nhập khẩu gia cầm từ Trung Quốc thông qua một điều luật năm 2009, trong khi vẫn nhập khẩu mặt hàng này từ các nước thành viên khác của WTO.
Theo WTO, cơ chế này của Mỹ không phù hợp với Hiệp định quốc tế về áp dụng các biện pháp vệ sinh động, thực vật (SPS) cũng như Hiệp ước chung về thuế quan và mậu dịch năm 1994 của WTO, đồng thời gây thiệt hại cho Trung Quốc.
WTO cũng đã kêu gọi Mỹ giảm mức hỗ trợ nông nghiệp xuống, bởi mức hỗ trợ hiện tại có thể ảnh hưởng tới thị trường nông sản thế giới. Theo Ban Thư ký của WTO, nhìn tổng thể, nếu tính theo tỉ lệ phần trăm giá trị sản xuất, mức trợ cấp nông nghiệp của Mỹ không cao so với các quốc gia khác trong Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) và một số quốc gia ngoài khối OECD.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia WTO, do tầm quan trọng của lĩnh vực nông nghiệp, giá trị tuyệt đối của mức hỗ trợ cho ngành nông nghiệp của nước này sẽ có ảnh hưởng đáng kể về biến động giá cả trên thị trường thế giới.
Trung Quốc nhiều khả năng sẽ công bố chi tiết về thuế bất động sản mới sau kỳ nghỉ Quốc khánh (kéo dài từ ngày 1 - 7/10). Trung Quốc sẽ đẩy mạnh áp dụng thử nghiệm thuế bất động sản tại một số thành phố và sau đó mở rộng ra toàn quốc để ngăn giá bất động sản tăng quá nóng.
Chính phủ Trung Quốc đã yêu cầu các ngân hàng thương mại ngừng cung cấp các khoản vay cho người mua căn nhà thứ 3 và áp dụng quy định chi trả trước 30% đối với tất cả căn nhà được mua lần đầu. Mức chi trả trước đây được áp dụng chỉ đối với nhà có diện tích khoảng hơn 96 mét vuông.
Ông Qu Hongbin, chuyên gia kinh tế tại HSBC Hồng Kông, cho rằng các biện pháp mới dù không thực sự mạnh tay nhưng phát đi thông điệp rõ ràng: Trung Quốc nghiêm túc trong việc kiểm soát giá bất động sản. Điều này sẽ khiến kỳ vọng vào khả năng giá nhà tăng cao giảm bớt.”
Sản lượng thép thô của Nhật Bản đã giảm tháng thứ 3 liên tiếp trong tháng 8 vừa qua bởi xuất khẩu chậm lại và các nhà máy cắt giảm sản lượng, ảnh hưởng từ những điều chỉnh giá ở Trung Quốc.
Theo số liệu của Liên đoàn sắt thép Nhật, sản lượng thép, chưa điều chỉnh theo mùa, đã giảm 3,5% trong tháng 8 so với tháng 7, xuống 8,9 triệu tấn. So với tháng 8/2009, sản lượng tăng 7,1% trong tháng qua và là mức tăng trưởng thấp nhất trong 9 tháng trở lai đây.
Giá thép giao ngay tại thị trường nội địa giảm trong tuần này và rơi xuống mức thấp nhất 7 tuần bởi không có nhu cầu từ Trung Quốc. Giá thép trên thị trường châu Á cũng điều chỉnh giảm bởi các nhà máy thép hàng đầu Nhật Bản là Nippon Steel và JFE Holdings Inc giảm giá xuất khẩu. Các nhà sản xuất đã cắt giảm sản lượng để bảo vệ giá xuất khẩu kể từ tháng 6.
Ủy ban châu Âu (EC) đã công bố cách thức trừng phạt những nước thành viên vi phạm quy định ngân sách của tổ chức này. Theo đó, những nước nhiều lần vi phạm qui định sẽ phải nộp cho EC một khoản tiền gửi có lãi, tương đương 0,2% GDP của nước đó. Tiền gửi sẽ chuyển thành tiền phạt nếu nước vi phạm không có biện pháp cải thiện vấn đề.
Quốc gia thành viên nào nhiều lần phớt lờ khuyến cáo của EU về điều chỉnh sự mất cân bằng nghiêm trọng về lương, chính sách tài chính và kinh tế vĩ mô sẽ phải nộp khoản tiền phạt tương đương 0,1% GDP mỗi năm, cho đến khi các bộ trưởng tài chính EU khẳng định nước này đã điều chỉnh sự mất cân bằng kinh tế.
Chi phí giải cứu mà Ngân hàng Trung ương Ireland (ICB) dành cho Anglo Irish Bank lên tới 34 tỷ EUR. Số tiền này có thể khiến thâm hụt ngân sách Ireland phình lên 32% GDP 2010.
ICB cho rằng một ngân hàng quốc doanh khác cũng đang gặp khó khăn là Allied Irish Banks cần huy động thêm 3 tỷ EUR vào cuối năm nay. Theo ICB, chi phí dôi ra nhằm giải cứu Anglo Irish và Allied Irish yêu cầu nước này phải phát thảo lại kế hoạch ngân sách.
Triển vọng kinh tế yếu kém của Tây Ban Nha đã khiến Moody’s hạ một bậc tín nhiệm nợ của nước này từ Aaa xuống Aa1. Tuy nhiên, Moody’s nhận định triển vọng nợ của nền kinh tế lớn thứ tư châu Âu ổn định.
Theo Cơ quan thống kê châu Âu (Eurostat), lạm phát ở Khu vực đồng tiền chung châu Âu trong tháng 8 đã tăng 1,8% so với cùng kỳ năm ngoái, tiến sát mức trần 2% của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB). Đây là mức cao nhất kể từ tháng 11/2008.
Mặc dù chỉ bằng một nửa so với mức tăng trưởng 3,7% trong quý 1, nhưng sự nhích nhẹ so với dự báo trước đó cũng đủ kéo chứng khoán Mỹ lên điểm khi mở phiên giao dịch cuối tháng. Thị trường giảm điểm nhẹ là do làn sóng chốt lời của giới đầu tư.
Lý do GDP tăng chậm lại trong quý 2, theo Bộ Thương mại Mỹ, là bởi nhập khẩu tăng mạnh trong khi đầu tư hàng tồn kho trong lĩnh vực tư nhân “sụt giảm đáng kể”. Thâm hụt thương mại quý 2 được điều chỉnh lên 449 tỷ USD, từ con số 445 tỷ USD trước đó.
Cùng ngày, Bộ Lao động Mỹ thông báo, số lượng người thất nghiệp lần đầu trong tuần kết thúc ngày 25/9 vừa qua, bất ngờ giảm 16.000 xuống 453.000 người.
Báo cáo mới nhất cho thấy tiêu dùng người dân Mỹ tăng trưởng khoảng 2,2% trong quý 2/2010, mạnh nhất kể từ quý 1/2007 và cao hơn dự báo 2% của chính phủ đưa ra vào tháng 8/2010. Tiêu dùng đóng góp 1,54% vào tăng trưởng GDP quý 2/2019.
Trong khi đó, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã ra phán quyết khẳng định việc Mỹ hạn chế nhập khẩu gia cầm của Trung Quốc là bất hợp pháp.
Theo đó, việc Washington kéo dài lệnh cấm nhập khẩu gia cầm từ Trung Quốc, được áp dụng từ năm 2004 do dịch cúm A/H5N1, là bất hợp pháp vì không dựa trên những bằng chứng khoa học đầy đủ và cũng không dựa trên đánh giá về những rủi ro mà dịch bệnh có thể gây ra.
WTO cũng phát hiện rằng, Washington tiếp tục áp đặt lệnh cấm nhập khẩu gia cầm từ Trung Quốc thông qua một điều luật năm 2009, trong khi vẫn nhập khẩu mặt hàng này từ các nước thành viên khác của WTO.
Theo WTO, cơ chế này của Mỹ không phù hợp với Hiệp định quốc tế về áp dụng các biện pháp vệ sinh động, thực vật (SPS) cũng như Hiệp ước chung về thuế quan và mậu dịch năm 1994 của WTO, đồng thời gây thiệt hại cho Trung Quốc.
WTO cũng đã kêu gọi Mỹ giảm mức hỗ trợ nông nghiệp xuống, bởi mức hỗ trợ hiện tại có thể ảnh hưởng tới thị trường nông sản thế giới. Theo Ban Thư ký của WTO, nhìn tổng thể, nếu tính theo tỉ lệ phần trăm giá trị sản xuất, mức trợ cấp nông nghiệp của Mỹ không cao so với các quốc gia khác trong Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) và một số quốc gia ngoài khối OECD.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia WTO, do tầm quan trọng của lĩnh vực nông nghiệp, giá trị tuyệt đối của mức hỗ trợ cho ngành nông nghiệp của nước này sẽ có ảnh hưởng đáng kể về biến động giá cả trên thị trường thế giới.
Trung Quốc nhiều khả năng sẽ công bố chi tiết về thuế bất động sản mới sau kỳ nghỉ Quốc khánh (kéo dài từ ngày 1 - 7/10). Trung Quốc sẽ đẩy mạnh áp dụng thử nghiệm thuế bất động sản tại một số thành phố và sau đó mở rộng ra toàn quốc để ngăn giá bất động sản tăng quá nóng.
Chính phủ Trung Quốc đã yêu cầu các ngân hàng thương mại ngừng cung cấp các khoản vay cho người mua căn nhà thứ 3 và áp dụng quy định chi trả trước 30% đối với tất cả căn nhà được mua lần đầu. Mức chi trả trước đây được áp dụng chỉ đối với nhà có diện tích khoảng hơn 96 mét vuông.
Ông Qu Hongbin, chuyên gia kinh tế tại HSBC Hồng Kông, cho rằng các biện pháp mới dù không thực sự mạnh tay nhưng phát đi thông điệp rõ ràng: Trung Quốc nghiêm túc trong việc kiểm soát giá bất động sản. Điều này sẽ khiến kỳ vọng vào khả năng giá nhà tăng cao giảm bớt.”
Sản lượng thép thô của Nhật Bản đã giảm tháng thứ 3 liên tiếp trong tháng 8 vừa qua bởi xuất khẩu chậm lại và các nhà máy cắt giảm sản lượng, ảnh hưởng từ những điều chỉnh giá ở Trung Quốc.
Theo số liệu của Liên đoàn sắt thép Nhật, sản lượng thép, chưa điều chỉnh theo mùa, đã giảm 3,5% trong tháng 8 so với tháng 7, xuống 8,9 triệu tấn. So với tháng 8/2009, sản lượng tăng 7,1% trong tháng qua và là mức tăng trưởng thấp nhất trong 9 tháng trở lai đây.
Giá thép giao ngay tại thị trường nội địa giảm trong tuần này và rơi xuống mức thấp nhất 7 tuần bởi không có nhu cầu từ Trung Quốc. Giá thép trên thị trường châu Á cũng điều chỉnh giảm bởi các nhà máy thép hàng đầu Nhật Bản là Nippon Steel và JFE Holdings Inc giảm giá xuất khẩu. Các nhà sản xuất đã cắt giảm sản lượng để bảo vệ giá xuất khẩu kể từ tháng 6.
Ủy ban châu Âu (EC) đã công bố cách thức trừng phạt những nước thành viên vi phạm quy định ngân sách của tổ chức này. Theo đó, những nước nhiều lần vi phạm qui định sẽ phải nộp cho EC một khoản tiền gửi có lãi, tương đương 0,2% GDP của nước đó. Tiền gửi sẽ chuyển thành tiền phạt nếu nước vi phạm không có biện pháp cải thiện vấn đề.
Quốc gia thành viên nào nhiều lần phớt lờ khuyến cáo của EU về điều chỉnh sự mất cân bằng nghiêm trọng về lương, chính sách tài chính và kinh tế vĩ mô sẽ phải nộp khoản tiền phạt tương đương 0,1% GDP mỗi năm, cho đến khi các bộ trưởng tài chính EU khẳng định nước này đã điều chỉnh sự mất cân bằng kinh tế.
Chi phí giải cứu mà Ngân hàng Trung ương Ireland (ICB) dành cho Anglo Irish Bank lên tới 34 tỷ EUR. Số tiền này có thể khiến thâm hụt ngân sách Ireland phình lên 32% GDP 2010.
ICB cho rằng một ngân hàng quốc doanh khác cũng đang gặp khó khăn là Allied Irish Banks cần huy động thêm 3 tỷ EUR vào cuối năm nay. Theo ICB, chi phí dôi ra nhằm giải cứu Anglo Irish và Allied Irish yêu cầu nước này phải phát thảo lại kế hoạch ngân sách.
Triển vọng kinh tế yếu kém của Tây Ban Nha đã khiến Moody’s hạ một bậc tín nhiệm nợ của nước này từ Aaa xuống Aa1. Tuy nhiên, Moody’s nhận định triển vọng nợ của nền kinh tế lớn thứ tư châu Âu ổn định.
Theo Cơ quan thống kê châu Âu (Eurostat), lạm phát ở Khu vực đồng tiền chung châu Âu trong tháng 8 đã tăng 1,8% so với cùng kỳ năm ngoái, tiến sát mức trần 2% của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB). Đây là mức cao nhất kể từ tháng 11/2008.