Kinh tế thị trường, từ góc nhìn hai vị tân chủ tịch thành phố
Cả hai vị tân Chủ tịch Hà Nội và Tp.HCM đều có tham luận trong sáng 22/1
Cả hai vị tân Chủ tịch Hà Nội và Tp.HCM đều có tham luận trong sáng 22/1, đưa đến Đại hội 12 những góc nhìn về thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Hà Nội đã vận dụng sáng tạo
Để kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đi vào cuộc sống, vấn đề mấu chốt là phải hoàn thiện thể chế, Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung trình bày tham luận.
Đảng bộ Hà Nội xác định phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa vừa phải tuân theo những quy luật của kinh tế thị trường, vừa dựa trên cơ sở và được dẫn dắt, chi phối bởi các nguyên tắc và bản chất của chủ nghĩa xã hội, Chủ tịch Chung phát biểu.
Theo ông, Hà Nội đã vận dụng sáng tạo kinh tế thị trường, thông qua việc thực hiện các giải pháp phát triển đồng bộ, vững chắc các loại thị trường.
Trong đó, sớm hình thành một số thị trường mới, như thị trường mua bán và sáp nhập doanh nghiệp, thị trường mua bán nợ, thị trường ý tưởng mới và tri thức, thị trường khoa học và công nghệ…
“Đặc biệt, thời gian qua, Hà Nội đã rất chú trọng tới việc đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo bước chuyển biến mạnh về kỷ luật, kỷ cương, ý thức, trách nhiệm, chất lượng phục vụ nhân dân của đội ngũ cán bộ, công chức; cải thiện môi trường kinh doanh và đầu tư bảo đảm thông thoáng, minh bạch, bình đẳng, phù hợp tiến trình hội nhập quốc tế, thúc đẩy, nâng cao hiệu quả đầu tư và sản xuất kinh doanh trên địa bàn Thủ đô”, ông Chung trình bày.
Tp.HCM khó đột phá
Trình bày tham luận của đoàn đại biểu Đảng bộ Tp.HCM, Chủ tịch Nguyễn Thành Phong nhìn nhận, tăng trưởng kinh tế chưa tương xứng với tiềm năng của thành phố là đô thị đặc biệt. Chuyển dịch cơ cấu nội bộ các ngành kinh tế còn chậm, chất lượng tăng trưởng và năng lực cạnh tranh trong điều kiện hội nhập quốc tế chưa cao.
Thành phố đã đề ra nhiều giải pháp khắc phục, nhưng vẫn gặp nhiều khó khăn trong việc tìm các động lực phát triển mang tính đột phá”, ông Phong nói.
Ông đề cập nội dung chính yếu thứ nhất là tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trong đó, cần ưu tiên cho chất lượng tăng trưởng thay vì tốc độ tăng trưởng.
Bản tham luận nêu rõ, Tp.HCM cùng với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, là một địa bàn có rất nhiều tiềm năng và lợi thế. Tuy nhiên, chưa có cơ chế, chính sách phù hợp để phát huy và khai thác có hiệu quả những tiềm năng và lợi thế ấy.
Vì vậy, trong thiết kế cơ chế, chính sách, rất cần chú trọng vào hình thành các động lực, phù hợp với điều kiện từng vùng miền, tạo không gian chủ động cho các địa phương.
Ông Phong nhấn mạnh, quá trình hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa cần tạo đột phá trong cải cách hành chính và tài chính công; quy định minh bạch ba cơ chế về phân quyền, phân cấp và ủy quyền cho địa phương; đồng thời tạo cơ chế để tăng cường hiệu lực kiểm tra, thanh tra của Chính phủ đối với chính quyền địa phương.
Hà Nội đã vận dụng sáng tạo
Để kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đi vào cuộc sống, vấn đề mấu chốt là phải hoàn thiện thể chế, Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung trình bày tham luận.
Đảng bộ Hà Nội xác định phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa vừa phải tuân theo những quy luật của kinh tế thị trường, vừa dựa trên cơ sở và được dẫn dắt, chi phối bởi các nguyên tắc và bản chất của chủ nghĩa xã hội, Chủ tịch Chung phát biểu.
Theo ông, Hà Nội đã vận dụng sáng tạo kinh tế thị trường, thông qua việc thực hiện các giải pháp phát triển đồng bộ, vững chắc các loại thị trường.
Trong đó, sớm hình thành một số thị trường mới, như thị trường mua bán và sáp nhập doanh nghiệp, thị trường mua bán nợ, thị trường ý tưởng mới và tri thức, thị trường khoa học và công nghệ…
“Đặc biệt, thời gian qua, Hà Nội đã rất chú trọng tới việc đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo bước chuyển biến mạnh về kỷ luật, kỷ cương, ý thức, trách nhiệm, chất lượng phục vụ nhân dân của đội ngũ cán bộ, công chức; cải thiện môi trường kinh doanh và đầu tư bảo đảm thông thoáng, minh bạch, bình đẳng, phù hợp tiến trình hội nhập quốc tế, thúc đẩy, nâng cao hiệu quả đầu tư và sản xuất kinh doanh trên địa bàn Thủ đô”, ông Chung trình bày.
Tp.HCM khó đột phá
Trình bày tham luận của đoàn đại biểu Đảng bộ Tp.HCM, Chủ tịch Nguyễn Thành Phong nhìn nhận, tăng trưởng kinh tế chưa tương xứng với tiềm năng của thành phố là đô thị đặc biệt. Chuyển dịch cơ cấu nội bộ các ngành kinh tế còn chậm, chất lượng tăng trưởng và năng lực cạnh tranh trong điều kiện hội nhập quốc tế chưa cao.
Thành phố đã đề ra nhiều giải pháp khắc phục, nhưng vẫn gặp nhiều khó khăn trong việc tìm các động lực phát triển mang tính đột phá”, ông Phong nói.
Ông đề cập nội dung chính yếu thứ nhất là tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trong đó, cần ưu tiên cho chất lượng tăng trưởng thay vì tốc độ tăng trưởng.
Bản tham luận nêu rõ, Tp.HCM cùng với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, là một địa bàn có rất nhiều tiềm năng và lợi thế. Tuy nhiên, chưa có cơ chế, chính sách phù hợp để phát huy và khai thác có hiệu quả những tiềm năng và lợi thế ấy.
Vì vậy, trong thiết kế cơ chế, chính sách, rất cần chú trọng vào hình thành các động lực, phù hợp với điều kiện từng vùng miền, tạo không gian chủ động cho các địa phương.
Ông Phong nhấn mạnh, quá trình hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa cần tạo đột phá trong cải cách hành chính và tài chính công; quy định minh bạch ba cơ chế về phân quyền, phân cấp và ủy quyền cho địa phương; đồng thời tạo cơ chế để tăng cường hiệu lực kiểm tra, thanh tra của Chính phủ đối với chính quyền địa phương.