Kinh tế Trung Quốc đối mặt nhiều khó khăn
Với sức ép lạm phát vẫn cao và thiệt hại của trận động đất vừa qua lên tới 20 tỷ USD, tăng trưởng kinh tế Trung Quốc chững lại trong quý 2 này
Được coi là một nguồn lực đẩy cho kinh tế thế giới trong bối cảnh nền kinh tế Mỹ suy giảm, kinh tế Trung Quốc hiện đang đứng trước nhiều khó khăn. Với sức ép lạm phát vẫn cao và thiệt hại của trận động đất vừa qua lên tới 20 tỷ USD, tăng trưởng kinh tế Trung Quốc chững lại trong quý 2 này.
Những lo ngại về hậu quả động đất
Trận động đất nghiêm trọng ở Tứ Xuyên và một số địa phương vừa qua đã giáng một đòn mạnh vào kinh tế Trung Quốc.
Chính phủ Trung Quốc ước tính số người thiệt mạng trong trận động đất lên tới 50.000 người. Tân Hoa Xã cho biết, ngoài nạn nhân động đất, đã có hơn 200 nhân viên cứu hộ bị chôn vùi do lở đất trong khi đang sửa đường ở Tứ Xuyên.
Ước tính, trận động đất đã làm 14.207 công ty tại Tứ Xuyên và các khu vực lân cận thiệt hại tổng cộng 9,5 tỷ USD. Nếu tính cả thiệt hại trong tương lai thì sẽ lên tới 20 tỷ USD. Theo Bộ Nông nghiệp Trung Quốc, trận động đất đã giết chết 12,5 triệu con gia súc, gia cầm; phá hủy hơn 20.000 ha rau màu và hơn 10.000 ha lúa mỳ. Việc hệ thống thủy lợi bị tàn phá trong trận động đất cũng sẽ ảnh hưởng đến việc trồng cấy 100.000 ha lúa trong vụ tới.
Tính đến nay, Chính phủ Trung Quốc đã chi trên 5,7 tỷ Nhân dân tệ (826 triệu USD) cho công tác cứu hộ, số tiền quyên góp cả trong nước và quốc tế là 8,9 tỷ Nhân dân tệ (1,2 tỷ USD). Trung Quốc đã triển khai trên 113.000 binh sĩ, cảnh sát tham gia cứu hộ. Quân đội Nhân dân Trung Quốc khắc phục xong 557 km đường bị hư hỏng, vận chuyển 780.000 tấn hàng hóa thiết yếu tới các khu vực bị nạn...
Phân tích của các nhà kinh tế Trung Quốc cho rằng trận động đất nghiêm trọng ở Tứ Xuyên vừa qua có thể làm giảm 0,2% mức tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc năm 2008; làm đình trệ hoạt động sản xuất trong khoảng một tháng; giảm mức tiêu thụ hàng hóa tại tỉnh này và các khu vực lân cận.
Ngoài ra, Tứ Xuyên là một tỉnh có thế mạnh về nông nghiệp, cung cấp 6% sản lượng gạo và 5% sản lượng rau cho cả nước, nên sẽ góp phần kéo dài tình trạng lạm phát, trong bối cảnh Trung Quốc đang phải đối phó tình trạng giá cả tăng cao; nhất là giá thực phẩm...
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI), vốn là "thước đo" lạm phát, của Trung Quốc tháng 4 vẫn ở mức 8,5%, dù được xem là đã có dấu hiệu ổn định.
Vẫn phải đương đầu với sức ép lạm phát
Mặc dù Tổng cục Thống kê nhà nước Trung Quốc cho rằng, nhìn chung giá tiêu dùng tương đối ổn định, nhất là trong bối cảnh giá lương thực thế giới đang tăng chóng mặt. CPI tháng 4 tăng nhẹ so với tháng 3, nhưng đã giảm so với mức kỷ lục trong tháng 2 (8,7%)... Nhưng, điều đáng lo ngại là giá bất động sản trong tháng 4 của Trung Quốc tăng 6,8%; giá thực phẩm cũng tăng mạnh (trung bình 22%).
Chuyên gia Ân Kiến Phong, Viện Tài chính và Ngân hàng thuộc Học viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, cho rằng, Chính phủ không nên tiếp tục tăng lãi suất hay tăng tỷ lệ dự trữ ngân hàng. Từ năm 2007 đến nay, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đã 6 lần tăng lãi suất chủ chốt và 13 lần tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc của các ngân hàng, coi đây là một trong những biện pháp kiềm chế lạm phát.
Một điểm đáng chú ý nữa là thặng dư thương mại của Trung Quốc trong tháng 4 chỉ đạt 16,7 tỷ USD, giảm 1% so với cùng kỳ năm 2007, do tình hình kinh tế Mỹ ảm đạm đã khiến sức mua của người tiêu dùng Mỹ giảm theo, trong khi Mỹ là thị trường lớn nhất của hàng xuất khẩu Trung Quốc.
Báo cáo của Liên hiệp quốc vừa công bố dự đoán về tình hình kinh tế thế giới năm nay cũng cho rằng, do thị trường nhà đất và tài chính ở Mỹ tiếp tục xấu đi trong quý I/2008, sẽ tiếp tục kéo nền kinh tế thế giới đi xuống. Trung Quốc sẽ bị ảnh hưởng bởi xuất khẩu tăng chậm lại, chính sách thắt chặt tiền tệ và giữ giá đồng nhân dân tệ, trong khi chi phí lao động tăng cao.
Một khó khăn lớn nữa với kinh tế Trung Quốc là tình trạng giá dầu leo thang, đã lên 128 USD/thùng, trong khi nhu cầu dầu của Trung Quốc đang tăng mạnh. Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) dự báo, với mức tăng trưởng kinh tế hơn 10% quý 1 vừa qua, nhu cầu về các sản phẩm dầu mỏ của Trung Quốc trong năm nay vẫn rất cao, khoảng 7,9 triệu thùng/ ngày, tăng 4,9% so với năm ngoái.
Để tránh rơi vào tình trạng thiếu nhiên liệu, Trung Quốc gần đây đã phải áp dụng các biện pháp trợ giá tới 45 tỷ USD (tương đương 1,1% GDP và khoảng 5,2% tổng thu ngân sách). Để không xảy ra tình trạng mất điện trong mùa hè này, Trung Quốc có thể cần phải áp dụng các biện pháp trợ giá tốn kém hơn.
Những lo ngại về hậu quả động đất
Trận động đất nghiêm trọng ở Tứ Xuyên và một số địa phương vừa qua đã giáng một đòn mạnh vào kinh tế Trung Quốc.
Chính phủ Trung Quốc ước tính số người thiệt mạng trong trận động đất lên tới 50.000 người. Tân Hoa Xã cho biết, ngoài nạn nhân động đất, đã có hơn 200 nhân viên cứu hộ bị chôn vùi do lở đất trong khi đang sửa đường ở Tứ Xuyên.
Ước tính, trận động đất đã làm 14.207 công ty tại Tứ Xuyên và các khu vực lân cận thiệt hại tổng cộng 9,5 tỷ USD. Nếu tính cả thiệt hại trong tương lai thì sẽ lên tới 20 tỷ USD. Theo Bộ Nông nghiệp Trung Quốc, trận động đất đã giết chết 12,5 triệu con gia súc, gia cầm; phá hủy hơn 20.000 ha rau màu và hơn 10.000 ha lúa mỳ. Việc hệ thống thủy lợi bị tàn phá trong trận động đất cũng sẽ ảnh hưởng đến việc trồng cấy 100.000 ha lúa trong vụ tới.
Tính đến nay, Chính phủ Trung Quốc đã chi trên 5,7 tỷ Nhân dân tệ (826 triệu USD) cho công tác cứu hộ, số tiền quyên góp cả trong nước và quốc tế là 8,9 tỷ Nhân dân tệ (1,2 tỷ USD). Trung Quốc đã triển khai trên 113.000 binh sĩ, cảnh sát tham gia cứu hộ. Quân đội Nhân dân Trung Quốc khắc phục xong 557 km đường bị hư hỏng, vận chuyển 780.000 tấn hàng hóa thiết yếu tới các khu vực bị nạn...
Phân tích của các nhà kinh tế Trung Quốc cho rằng trận động đất nghiêm trọng ở Tứ Xuyên vừa qua có thể làm giảm 0,2% mức tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc năm 2008; làm đình trệ hoạt động sản xuất trong khoảng một tháng; giảm mức tiêu thụ hàng hóa tại tỉnh này và các khu vực lân cận.
Ngoài ra, Tứ Xuyên là một tỉnh có thế mạnh về nông nghiệp, cung cấp 6% sản lượng gạo và 5% sản lượng rau cho cả nước, nên sẽ góp phần kéo dài tình trạng lạm phát, trong bối cảnh Trung Quốc đang phải đối phó tình trạng giá cả tăng cao; nhất là giá thực phẩm...
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI), vốn là "thước đo" lạm phát, của Trung Quốc tháng 4 vẫn ở mức 8,5%, dù được xem là đã có dấu hiệu ổn định.
Vẫn phải đương đầu với sức ép lạm phát
Mặc dù Tổng cục Thống kê nhà nước Trung Quốc cho rằng, nhìn chung giá tiêu dùng tương đối ổn định, nhất là trong bối cảnh giá lương thực thế giới đang tăng chóng mặt. CPI tháng 4 tăng nhẹ so với tháng 3, nhưng đã giảm so với mức kỷ lục trong tháng 2 (8,7%)... Nhưng, điều đáng lo ngại là giá bất động sản trong tháng 4 của Trung Quốc tăng 6,8%; giá thực phẩm cũng tăng mạnh (trung bình 22%).
Chuyên gia Ân Kiến Phong, Viện Tài chính và Ngân hàng thuộc Học viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, cho rằng, Chính phủ không nên tiếp tục tăng lãi suất hay tăng tỷ lệ dự trữ ngân hàng. Từ năm 2007 đến nay, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đã 6 lần tăng lãi suất chủ chốt và 13 lần tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc của các ngân hàng, coi đây là một trong những biện pháp kiềm chế lạm phát.
Một điểm đáng chú ý nữa là thặng dư thương mại của Trung Quốc trong tháng 4 chỉ đạt 16,7 tỷ USD, giảm 1% so với cùng kỳ năm 2007, do tình hình kinh tế Mỹ ảm đạm đã khiến sức mua của người tiêu dùng Mỹ giảm theo, trong khi Mỹ là thị trường lớn nhất của hàng xuất khẩu Trung Quốc.
Báo cáo của Liên hiệp quốc vừa công bố dự đoán về tình hình kinh tế thế giới năm nay cũng cho rằng, do thị trường nhà đất và tài chính ở Mỹ tiếp tục xấu đi trong quý I/2008, sẽ tiếp tục kéo nền kinh tế thế giới đi xuống. Trung Quốc sẽ bị ảnh hưởng bởi xuất khẩu tăng chậm lại, chính sách thắt chặt tiền tệ và giữ giá đồng nhân dân tệ, trong khi chi phí lao động tăng cao.
Một khó khăn lớn nữa với kinh tế Trung Quốc là tình trạng giá dầu leo thang, đã lên 128 USD/thùng, trong khi nhu cầu dầu của Trung Quốc đang tăng mạnh. Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) dự báo, với mức tăng trưởng kinh tế hơn 10% quý 1 vừa qua, nhu cầu về các sản phẩm dầu mỏ của Trung Quốc trong năm nay vẫn rất cao, khoảng 7,9 triệu thùng/ ngày, tăng 4,9% so với năm ngoái.
Để tránh rơi vào tình trạng thiếu nhiên liệu, Trung Quốc gần đây đã phải áp dụng các biện pháp trợ giá tới 45 tỷ USD (tương đương 1,1% GDP và khoảng 5,2% tổng thu ngân sách). Để không xảy ra tình trạng mất điện trong mùa hè này, Trung Quốc có thể cần phải áp dụng các biện pháp trợ giá tốn kém hơn.