Kinh tế Việt Nam và “làn gió mới thúc đẩy cải cách”
Bí thư Đảng ủy khối doanh nghiệp Trung ương nhấn mạnh sự cần thiết phải chuẩn bị sẵn sàng cho việc hội nhập sâu rộng
Đăng đàn tại Diễn đàn CEO 2015 do Thời báo Kinh tế Việt Nam tổ chức chiều 20/3/2015, Bí thư Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương Bùi Văn Cường đã nhấn mạnh sự cần thiết phải chuẩn bị sẵn sàng cho việc hội nhập sâu của kinh tế Việt Nam.
Theo ông Cường, Nghị quyết số 09-NQ/TW ngày 9/12/2011 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân và Nghị quyết số 22-NQ/BCT ngày 10/4/2013 của Bộ Chính trị về hội nhập quốc tế đều nhấn mạnh đến nội dung hội nhập quốc tế như là “sự nghiệp của toàn dân và của cả hệ thống chính trị”.
Từ năm 2013 đến nay, Chính phủ đã quyết liệt trong việc chỉ đạo các bộ ngành, địa phương tập trung, bám sát thực hiện các chương trình hành động phù hợp và hiệu quả nhằm cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
Những nỗ lực này đã và đang được xem như là “một làn gió mới thúc đẩy cải cách”.
Đến nay, sau một thời gian triển khai các nghị quyết của Bộ Chính trị, Chính phủ, theo ông Cường, “có thể thấy rõ ràng sức lan tỏa của nghị quyết đã tạo ra một xung lực mạnh mẽ ở tất cả các lĩnh vực, ngành nghề của nền kinh tế”.
“Cách đây một tuần, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục ký ban hành nghị quyết tiếp nối kết quả của Nghị quyết 19 và đặt mục tiêu cao hơn cho hai năm 2015 và 2016… Năm 2015 cũng là năm mà hàng loạt các đạo luật liên quan đến thể chế kinh tế, môi trường đầu tư có hiệu lực theo hướng tích cực tạo ra môi trường kinh doanh thông thoáng, tạo động lực cho cả nền kinh tế phát triển, trong đó đặc biệt là hệ thống doanh nghiệp”, ông Cường nói.
Trong khi đó, ông Nguyễn Ngọc Bảo, Phó trưởng ban Kinh tế Trung ương cho rằng giai đoạn hội nhập sắp tới đã và đang đặt ra các yêu cầu cao hơn cho cả phía Chính phủ lẫn cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam.
Theo ông, trong bối cảnh hiện nay Chính phủ cần bảo đảm ổn định kinh tế mô, kiểm soát lạm phát. Đây là những công việc cần được thực hiện lâu dài và thường xuyên. Bên cạnh đó, cần thực hiện chính sách tiền tệ linh hoạt, chính sách tài khóa tích cực và quản lý vốn hiệu quả; hoàn thiện hệ thống pháp luật để nền kinh tế có sự cạnh tranh lành mạnh, công khai.
Đối với cộng đồng doanh nghiệp, cần chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm và đa dạng cơ cấu hàng hóa, đảm bảo nâng cao sức cạnh tranh để sẵn sàng cho hội nhập, vừa kết hợp phát triển chiều rộng và chiều sâu, chú trọng phát triển chiều sâu.
Theo báo cáo của Bộ Công Thương gửi đến Diễn đàn, việc đàm phán, ký kết các hiệp định thương mại tự do (FTA) với các đối tác kinh tế lớn là một trong những nội dung công việc ưu tiên hàng đầu trong năm 2015.
Cụ thể, với Hiệp định Đối tác xuyên Thái bình dương (TPP), Bộ Công Thương đã phối hợp với các bộ ngành tham gia hội nghị bộ trưởng các nước TPP, các phiên đàm phán cấp Trưởng đoàn và một số phiên đàm phán song phương trong khuôn khổ TPP. Hiệp định TPP đang bước vào giai đoạn đàm phán cuối cùng, các nước đang đẩy mạnh đàm phán song phương nhằm mục tiêu sớm kết thúc đàm phán.
Về Hiệp định Thương mại song phương Việt Nam - EU (EVFTA), Bộ đã phối hợp với các bộ ngành liên quan tham gia các phiên đàm phán Hiệp định EVFTA, hiện đã đạt được những tiến bộ tích cực trên cơ sở cân bằng lợi ích của cả hai bên.
Trên cơ sở kết quả đàm phán rất tích cực mà hai bên đã đạt được, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Chủ tịch Ủy ban Châu Âu đã ra Tuyên bố chung về định hướng kết thúc đàm phán hiệp định.
Trong khi đó, FTA Việt Nam - Liên minh Hải quan Nga - Belarus- Kazakhstan (VCUFTA) đã ký Tuyên bố chung kết thúc đàm phán vào cuối năm 2014. Do Việt Nam là đối tác FTA đầu tiên của Liên minh, nên việc ký kết Hiệp định này sẽ giúp các doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội thâm nhập thị trường Liên minh sớm hơn các đối tác khác, với các điều kiện ưu đãi hơn; giúp đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ và đầu tư của Việt Nam.
Một hiệp định đáng chú ý khác là FTA với Hàn Quốc (VKFTA), theo đó, hiệp định này được khởi động nhằm cải thiện các cam kết trong Hiệp định Thương mại tự do ASEAN - Hàn Quốc. Vào ngày 10/12/2014 vừa qua tại Busan (Hàn Quốc), hai bên đã ký biên bản thoả thuận kết thúc đàm phán.
Theo ông Cường, Nghị quyết số 09-NQ/TW ngày 9/12/2011 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân và Nghị quyết số 22-NQ/BCT ngày 10/4/2013 của Bộ Chính trị về hội nhập quốc tế đều nhấn mạnh đến nội dung hội nhập quốc tế như là “sự nghiệp của toàn dân và của cả hệ thống chính trị”.
Từ năm 2013 đến nay, Chính phủ đã quyết liệt trong việc chỉ đạo các bộ ngành, địa phương tập trung, bám sát thực hiện các chương trình hành động phù hợp và hiệu quả nhằm cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
Những nỗ lực này đã và đang được xem như là “một làn gió mới thúc đẩy cải cách”.
Đến nay, sau một thời gian triển khai các nghị quyết của Bộ Chính trị, Chính phủ, theo ông Cường, “có thể thấy rõ ràng sức lan tỏa của nghị quyết đã tạo ra một xung lực mạnh mẽ ở tất cả các lĩnh vực, ngành nghề của nền kinh tế”.
“Cách đây một tuần, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục ký ban hành nghị quyết tiếp nối kết quả của Nghị quyết 19 và đặt mục tiêu cao hơn cho hai năm 2015 và 2016… Năm 2015 cũng là năm mà hàng loạt các đạo luật liên quan đến thể chế kinh tế, môi trường đầu tư có hiệu lực theo hướng tích cực tạo ra môi trường kinh doanh thông thoáng, tạo động lực cho cả nền kinh tế phát triển, trong đó đặc biệt là hệ thống doanh nghiệp”, ông Cường nói.
Trong khi đó, ông Nguyễn Ngọc Bảo, Phó trưởng ban Kinh tế Trung ương cho rằng giai đoạn hội nhập sắp tới đã và đang đặt ra các yêu cầu cao hơn cho cả phía Chính phủ lẫn cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam.
Theo ông, trong bối cảnh hiện nay Chính phủ cần bảo đảm ổn định kinh tế mô, kiểm soát lạm phát. Đây là những công việc cần được thực hiện lâu dài và thường xuyên. Bên cạnh đó, cần thực hiện chính sách tiền tệ linh hoạt, chính sách tài khóa tích cực và quản lý vốn hiệu quả; hoàn thiện hệ thống pháp luật để nền kinh tế có sự cạnh tranh lành mạnh, công khai.
Đối với cộng đồng doanh nghiệp, cần chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm và đa dạng cơ cấu hàng hóa, đảm bảo nâng cao sức cạnh tranh để sẵn sàng cho hội nhập, vừa kết hợp phát triển chiều rộng và chiều sâu, chú trọng phát triển chiều sâu.
Theo báo cáo của Bộ Công Thương gửi đến Diễn đàn, việc đàm phán, ký kết các hiệp định thương mại tự do (FTA) với các đối tác kinh tế lớn là một trong những nội dung công việc ưu tiên hàng đầu trong năm 2015.
Cụ thể, với Hiệp định Đối tác xuyên Thái bình dương (TPP), Bộ Công Thương đã phối hợp với các bộ ngành tham gia hội nghị bộ trưởng các nước TPP, các phiên đàm phán cấp Trưởng đoàn và một số phiên đàm phán song phương trong khuôn khổ TPP. Hiệp định TPP đang bước vào giai đoạn đàm phán cuối cùng, các nước đang đẩy mạnh đàm phán song phương nhằm mục tiêu sớm kết thúc đàm phán.
Về Hiệp định Thương mại song phương Việt Nam - EU (EVFTA), Bộ đã phối hợp với các bộ ngành liên quan tham gia các phiên đàm phán Hiệp định EVFTA, hiện đã đạt được những tiến bộ tích cực trên cơ sở cân bằng lợi ích của cả hai bên.
Trên cơ sở kết quả đàm phán rất tích cực mà hai bên đã đạt được, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Chủ tịch Ủy ban Châu Âu đã ra Tuyên bố chung về định hướng kết thúc đàm phán hiệp định.
Trong khi đó, FTA Việt Nam - Liên minh Hải quan Nga - Belarus- Kazakhstan (VCUFTA) đã ký Tuyên bố chung kết thúc đàm phán vào cuối năm 2014. Do Việt Nam là đối tác FTA đầu tiên của Liên minh, nên việc ký kết Hiệp định này sẽ giúp các doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội thâm nhập thị trường Liên minh sớm hơn các đối tác khác, với các điều kiện ưu đãi hơn; giúp đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ và đầu tư của Việt Nam.
Một hiệp định đáng chú ý khác là FTA với Hàn Quốc (VKFTA), theo đó, hiệp định này được khởi động nhằm cải thiện các cam kết trong Hiệp định Thương mại tự do ASEAN - Hàn Quốc. Vào ngày 10/12/2014 vừa qua tại Busan (Hàn Quốc), hai bên đã ký biên bản thoả thuận kết thúc đàm phán.