Kinh tế - xã hội 2007 và những con số
Năm 2007 sắp đi qua với nhiều kết quả ngoạn mục, đồng thời cũng còn nhiều vấn đề đặt ra
Năm 2007 sắp đi qua với nhiều kết quả ngoạn mục, đồng thời cũng còn nhiều vấn đề đặt ra.
Tăng trưởng kinh tế đạt mức cao nhất trong 11 năm qua tính từ năm 1997 (1997 tăng 8,15%, 1998 tăng 5,76%, 1999 tăng 4,77%, 2000 tăng 6,79%, 2001 tăng 6,89%, 2002 tăng 7,08%, 2003 tăng 7,34%, 2004 tăng 7,79%, 2005 tăng 8,43%, 2006 tăng 8,17%, 2007 ước tăng 8,44%). Nhờ đó quy mô kinh tế đã đạt khá.
GDP tính theo giá thực tế ước đạt 1.141 nghìn tỷ đồng, bình quân đầu người đạt 13,4 triệu đồng. Nếu tính bằng USD theo tỷ giá hối đoái hiện nay, GDP đạt khoảng 71,3 tỷ USD, GDP bình quân đầu người đạt 835 USD. Kết quả này tạo tín hiệu khả quan để thực hiện sớm mục tiêu thoát khỏi nước nghèo và kém phát triển.
Vốn đầu tư cho đầu vào tăng kỷ lục
Năm 2007, nhóm ngành nông, lâm nghiệp - thuỷ sản do gặp thiên tai, dịch bệnh nên tăng thấp và tỷ trọng trong GDP đã giảm xuống còn dưới 20%. Nhóm ngành công nghiệp - xây dựng tăng cao nhất nên tỷ trọng trong GDP tăng lên và đạt gần 42%.
Nhóm ngành dịch vụ tăng cao hơn tốc độ chung, nên tỷ trọng trong GDP đạt trên 38% và là năm thứ 3 liên tục tăng lên sau 10 năm bị sụt giảm. Xu hướng trên là phù hợp với giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và mở cửa hội nhập.
Tăng trưởng kinh tế cao đạt được do cả hai yếu tố đầu vào và đầu ra. ở đầu vào, vốn đầu tư phát triển tăng 16,4% và bằng 40,6% GDP, thuộc loại cao nhất thế giới, có chăng chỉ thấp thua tỷ lệ trên 44% của Trung Quốc, một tỷ lệ đã góp phần đưa tăng trưởng kinh tế của nước này đạt hai chữ số trong nhiều năm liền.
Trong tổng vốn đầu tư phát triển, khu vực dân doanh tăng cao nhất (19,4%) và đã đóng góp trên một phần ba. Vốn đầu tư nước ngoài đạt kỷ lục mới ở cả 3 nguồn. Nguồn vốn đầu tư trực tiếp đăng ký mới và bổ sung đạt 20,3 tỷ USD, tăng tới 68,8% so với mức kỷ lục đạt được trong năm trước, vốn thực hiện ước đạt 4,6 tỷ USD, tăng khoảng 0,6 tỷ USD so với năm trước.
Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức cam kết và giải ngân đạt kỷ lục (4,4 tỷ USD và 2 tỷ USD), cam kết cho năm 2008 đạt kỷ lục mới (5,4 tỷ USD). Nguồn vốn đầu tư gián tiếp ước đạt 5,6 tỷ USD, lớn gấp 4,3 lần năm trước.
Tăng trưởng kinh tế đi cùng phát triển xã hội
Ở đầu ra, tăng trưởng cao đạt được ở kênh tiêu thụ trong nước và kênh xuất khẩu. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tăng khá so với năm trước, nếu loại trừ yếu tố tăng giá (bình quân 8,3%) thì vẫn còn tăng 13,5%, cao gấp gần 1,6 lần tốc độ tăng GDP.
Dung lượng thị trường ở Việt Nam đạt quy mô khá, một phần do dân số đông (đứng thứ 13 thế giới), hàng năm vẫn tăng trên 1 triệu người; một phần do thu nhập bình quân đầu người tăng, nhu cầu tiêu dùng tăng lên cả về số lượng, mẫu mã, chủng loại, một phần quan trọng hơn là do tỷ lệ mua bán thông qua thị trường tăng nhanh.
Xuất khẩu đạt được nhiều sự vượt trội, cả về quy mô, xuất khẩu bình quân đầu người, tốc độ tăng, hệ số giữa tốc độ tăng xuất khẩu so với tốc độ tăng GDP và vượt kế hoạch đề ra.
Tăng trưởng cao cộng với sự cố gắng trong công tác hành thu, nên thu ngân sách vừa vượt dự toán, vừa tăng khá so với năm trước trong khi thu từ dầu thô giảm do sản lượng khai thác và xuất khẩu giảm. Nhờ thu vượt dự toán và tăng khá nên chi ngân sách cũng vượt và tăng; không những bảo đảm được các khoản chi theo dự toán mà còn đáp ứng được các khoản chi đột xuất do thiên tai, dịch bệnh, đồng thời vẫn kiềm chế được tỷ lệ bội chi theo dự toán Quốc hội giao.
Đáng chú ý, lượng ngoại tệ mua được trong năm nay bằng hàng chục năm trước cộng lại, đưa dự trữ ngoại hối lên trên 20 tỷ USD. Các chỉ số nợ của Chính phủ, nợ nước ngoài của quốc gia tiếp tục ở mức an toàn (dưới mức giới hạn cho phép).
Cùng với tăng trưởng kinh tế là sự phát triển xã hội, phát triển con người. Chỉ số phát triển con người (HDI) do UNDP mới công bố cho thấy, HDI của Việt Nam đạt 3 điểm vượt trội.
- HDI liên tục tăng qua các năm (1995 đạt 0,560, năm 2000 đạt 0,688, năm 2003 đạt 0,704, năm 2004 đạt 0,709, năm 2005 đạt 0,733, khả năng 2007 vượt 0,750).
- Thứ bậc về HDI của Việt Nam tăng khá. Trong 10 nước ở khu vực, nếu năm 1995 còn đứng thứ 7 thì nay đứng thứ 6. Trong 41 nước và vùng lãnh thổ ở châu Á (có số liệu so sánh), năm 1995 đứng thứ 31, năm 2000 đứng thứ 27 và năm 2005 đứng thứ 23. Trong 177 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, nếu năm 1995 đứng thứ 122 thì năm 2000 đứng thứ 109 và năm 2005 đứng thứ 105.
- Thứ hạng về HDI đứng thứ 105 nhưng về chỉ số tuổi thọ đứng thứ 56, về chỉ số giáo dục đứng thứ 101, cao hơn thứ bậc về chỉ số GDP bình quân đầu người (đứng thứ 123). HDI của Việt Nam còn cao hơn hàng chục nước và GDP bình quân đầu người cao hơn Việt Nam.
Bên cạnh những kết quả ngoạn mục, cũng còn một số hạn chế, bất cập và đứng trước những thử thách không nhỏ. Giá tiêu dùng tăng cao hơn tốc độ tăng trưởng GDP và không đạt được mục tiêu do Quốc hội đề ra. Nhập siêu cao gấp gần 2,5 lần năm 2007 (12,45 tỷ USD so với gần 5,1 tỷ USD); tỷ lệ nhập siêu cũng cao gấp đôi (25,6% so với 12,7%).
Hiệu quả, sức cạnh tranh, hạ tầng cơ sở, nguồn nhân lực còn ở trình độ thấp. Tăng trưởng cao đạt được chủ yếu do yếu tố số lượng vốn và số lượng lao động, còn tác động của yếu tố năng suất lao động, hiệu quả sử dụng vốn còn thấp (chỉ chiếm trên 20%, vừa chỉ bằng 1/4 yếu tố trên và chỉ bằng một nửa những nước trong khu vực.
Tăng trưởng kinh tế đạt mức cao nhất trong 11 năm qua tính từ năm 1997 (1997 tăng 8,15%, 1998 tăng 5,76%, 1999 tăng 4,77%, 2000 tăng 6,79%, 2001 tăng 6,89%, 2002 tăng 7,08%, 2003 tăng 7,34%, 2004 tăng 7,79%, 2005 tăng 8,43%, 2006 tăng 8,17%, 2007 ước tăng 8,44%). Nhờ đó quy mô kinh tế đã đạt khá.
GDP tính theo giá thực tế ước đạt 1.141 nghìn tỷ đồng, bình quân đầu người đạt 13,4 triệu đồng. Nếu tính bằng USD theo tỷ giá hối đoái hiện nay, GDP đạt khoảng 71,3 tỷ USD, GDP bình quân đầu người đạt 835 USD. Kết quả này tạo tín hiệu khả quan để thực hiện sớm mục tiêu thoát khỏi nước nghèo và kém phát triển.
Vốn đầu tư cho đầu vào tăng kỷ lục
Năm 2007, nhóm ngành nông, lâm nghiệp - thuỷ sản do gặp thiên tai, dịch bệnh nên tăng thấp và tỷ trọng trong GDP đã giảm xuống còn dưới 20%. Nhóm ngành công nghiệp - xây dựng tăng cao nhất nên tỷ trọng trong GDP tăng lên và đạt gần 42%.
Nhóm ngành dịch vụ tăng cao hơn tốc độ chung, nên tỷ trọng trong GDP đạt trên 38% và là năm thứ 3 liên tục tăng lên sau 10 năm bị sụt giảm. Xu hướng trên là phù hợp với giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và mở cửa hội nhập.
Tăng trưởng kinh tế cao đạt được do cả hai yếu tố đầu vào và đầu ra. ở đầu vào, vốn đầu tư phát triển tăng 16,4% và bằng 40,6% GDP, thuộc loại cao nhất thế giới, có chăng chỉ thấp thua tỷ lệ trên 44% của Trung Quốc, một tỷ lệ đã góp phần đưa tăng trưởng kinh tế của nước này đạt hai chữ số trong nhiều năm liền.
Trong tổng vốn đầu tư phát triển, khu vực dân doanh tăng cao nhất (19,4%) và đã đóng góp trên một phần ba. Vốn đầu tư nước ngoài đạt kỷ lục mới ở cả 3 nguồn. Nguồn vốn đầu tư trực tiếp đăng ký mới và bổ sung đạt 20,3 tỷ USD, tăng tới 68,8% so với mức kỷ lục đạt được trong năm trước, vốn thực hiện ước đạt 4,6 tỷ USD, tăng khoảng 0,6 tỷ USD so với năm trước.
Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức cam kết và giải ngân đạt kỷ lục (4,4 tỷ USD và 2 tỷ USD), cam kết cho năm 2008 đạt kỷ lục mới (5,4 tỷ USD). Nguồn vốn đầu tư gián tiếp ước đạt 5,6 tỷ USD, lớn gấp 4,3 lần năm trước.
Tăng trưởng kinh tế đi cùng phát triển xã hội
Ở đầu ra, tăng trưởng cao đạt được ở kênh tiêu thụ trong nước và kênh xuất khẩu. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tăng khá so với năm trước, nếu loại trừ yếu tố tăng giá (bình quân 8,3%) thì vẫn còn tăng 13,5%, cao gấp gần 1,6 lần tốc độ tăng GDP.
Dung lượng thị trường ở Việt Nam đạt quy mô khá, một phần do dân số đông (đứng thứ 13 thế giới), hàng năm vẫn tăng trên 1 triệu người; một phần do thu nhập bình quân đầu người tăng, nhu cầu tiêu dùng tăng lên cả về số lượng, mẫu mã, chủng loại, một phần quan trọng hơn là do tỷ lệ mua bán thông qua thị trường tăng nhanh.
Xuất khẩu đạt được nhiều sự vượt trội, cả về quy mô, xuất khẩu bình quân đầu người, tốc độ tăng, hệ số giữa tốc độ tăng xuất khẩu so với tốc độ tăng GDP và vượt kế hoạch đề ra.
Tăng trưởng cao cộng với sự cố gắng trong công tác hành thu, nên thu ngân sách vừa vượt dự toán, vừa tăng khá so với năm trước trong khi thu từ dầu thô giảm do sản lượng khai thác và xuất khẩu giảm. Nhờ thu vượt dự toán và tăng khá nên chi ngân sách cũng vượt và tăng; không những bảo đảm được các khoản chi theo dự toán mà còn đáp ứng được các khoản chi đột xuất do thiên tai, dịch bệnh, đồng thời vẫn kiềm chế được tỷ lệ bội chi theo dự toán Quốc hội giao.
Đáng chú ý, lượng ngoại tệ mua được trong năm nay bằng hàng chục năm trước cộng lại, đưa dự trữ ngoại hối lên trên 20 tỷ USD. Các chỉ số nợ của Chính phủ, nợ nước ngoài của quốc gia tiếp tục ở mức an toàn (dưới mức giới hạn cho phép).
Cùng với tăng trưởng kinh tế là sự phát triển xã hội, phát triển con người. Chỉ số phát triển con người (HDI) do UNDP mới công bố cho thấy, HDI của Việt Nam đạt 3 điểm vượt trội.
- HDI liên tục tăng qua các năm (1995 đạt 0,560, năm 2000 đạt 0,688, năm 2003 đạt 0,704, năm 2004 đạt 0,709, năm 2005 đạt 0,733, khả năng 2007 vượt 0,750).
- Thứ bậc về HDI của Việt Nam tăng khá. Trong 10 nước ở khu vực, nếu năm 1995 còn đứng thứ 7 thì nay đứng thứ 6. Trong 41 nước và vùng lãnh thổ ở châu Á (có số liệu so sánh), năm 1995 đứng thứ 31, năm 2000 đứng thứ 27 và năm 2005 đứng thứ 23. Trong 177 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, nếu năm 1995 đứng thứ 122 thì năm 2000 đứng thứ 109 và năm 2005 đứng thứ 105.
- Thứ hạng về HDI đứng thứ 105 nhưng về chỉ số tuổi thọ đứng thứ 56, về chỉ số giáo dục đứng thứ 101, cao hơn thứ bậc về chỉ số GDP bình quân đầu người (đứng thứ 123). HDI của Việt Nam còn cao hơn hàng chục nước và GDP bình quân đầu người cao hơn Việt Nam.
Bên cạnh những kết quả ngoạn mục, cũng còn một số hạn chế, bất cập và đứng trước những thử thách không nhỏ. Giá tiêu dùng tăng cao hơn tốc độ tăng trưởng GDP và không đạt được mục tiêu do Quốc hội đề ra. Nhập siêu cao gấp gần 2,5 lần năm 2007 (12,45 tỷ USD so với gần 5,1 tỷ USD); tỷ lệ nhập siêu cũng cao gấp đôi (25,6% so với 12,7%).
Hiệu quả, sức cạnh tranh, hạ tầng cơ sở, nguồn nhân lực còn ở trình độ thấp. Tăng trưởng cao đạt được chủ yếu do yếu tố số lượng vốn và số lượng lao động, còn tác động của yếu tố năng suất lao động, hiệu quả sử dụng vốn còn thấp (chỉ chiếm trên 20%, vừa chỉ bằng 1/4 yếu tố trên và chỉ bằng một nửa những nước trong khu vực.