Lại họp bàn tái cơ cấu Vinashin, Vinalines
Vinashin, Vinalines tiếp tục lên bàn họp của Chính phủ
Thứ Ba (19/3) tuần này, sẽ diễn ra hai cuộc họp tại Văn phòng Chính phủ để tiếp tục bàn về tái cơ cấu Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin) và Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines).
Cuộc họp về tái cơ cấu Vinashin sẽ do Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh chủ trì, trong khi cuộc họp về Vinalines sẽ do Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải chủ trì, và cả hai cuộc họp đều có sự tham gia của đại diện các bộ ngành liên quan.
Đối với Vinashin, theo Quyết định số 2108/QĐ-TTg ngày 18/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ, Vinashin đã được “tái cơ cấu” lần thứ nhất, theo đó chỉ giữ lại công ty mẹ và 42 doanh nghiệp thành viên.
Tuy nhiên, hai năm qua, Vinashin vẫn ngụp lặn trong khó khăn và gần đây, đã có thông tin về việc tập đoàn này sẽ được “tái cơ cấu” lần thứ hai, theo đó sẽ tiếp tục thu nhỏ quy mô, chỉ giữ lại công ty mẹ cùng 12 doanh nghiệp đóng tàu và Viện Khoa học công nghệ tàu thủy.
Vinalines thì mới đây đã được Chính phủ phê duyệt đề án tái cơ cấu. Theo đề án đã được phê duyệt, Vinalines sẽ tập trung vào 3 lĩnh vực chính là vận tải biển, khai thác cảng biển và dịch vụ hàng hải, trở thành doanh nghiệp nhà nước nòng cốt trong 3 lĩnh vực này.
Một yêu cầu quan trọng cũng đã được đặt ra trong đề án là Vinalines sẽ phải thoái vốn góp của Tổng công ty đã đầu tư tại 37 doanh nghiệp trong giai đoạn 2012 - 2015.
Vinalines hiện cũng đang gặp nhiều khó khăn trong kinh doanh. Năm 2012, doanh nghiệp này lỗ 2.439 tỷ đồng và dự kiến năm 2013 tiếp tục lỗ khoảng 2.100 tỷ đồng.
Cuộc họp về tái cơ cấu Vinashin sẽ do Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh chủ trì, trong khi cuộc họp về Vinalines sẽ do Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải chủ trì, và cả hai cuộc họp đều có sự tham gia của đại diện các bộ ngành liên quan.
Đối với Vinashin, theo Quyết định số 2108/QĐ-TTg ngày 18/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ, Vinashin đã được “tái cơ cấu” lần thứ nhất, theo đó chỉ giữ lại công ty mẹ và 42 doanh nghiệp thành viên.
Tuy nhiên, hai năm qua, Vinashin vẫn ngụp lặn trong khó khăn và gần đây, đã có thông tin về việc tập đoàn này sẽ được “tái cơ cấu” lần thứ hai, theo đó sẽ tiếp tục thu nhỏ quy mô, chỉ giữ lại công ty mẹ cùng 12 doanh nghiệp đóng tàu và Viện Khoa học công nghệ tàu thủy.
Vinalines thì mới đây đã được Chính phủ phê duyệt đề án tái cơ cấu. Theo đề án đã được phê duyệt, Vinalines sẽ tập trung vào 3 lĩnh vực chính là vận tải biển, khai thác cảng biển và dịch vụ hàng hải, trở thành doanh nghiệp nhà nước nòng cốt trong 3 lĩnh vực này.
Một yêu cầu quan trọng cũng đã được đặt ra trong đề án là Vinalines sẽ phải thoái vốn góp của Tổng công ty đã đầu tư tại 37 doanh nghiệp trong giai đoạn 2012 - 2015.
Vinalines hiện cũng đang gặp nhiều khó khăn trong kinh doanh. Năm 2012, doanh nghiệp này lỗ 2.439 tỷ đồng và dự kiến năm 2013 tiếp tục lỗ khoảng 2.100 tỷ đồng.