51% chủ nợ quốc tế đồng ý gia hạn cho Vinashin
Đề xuất tái cơ cấu nợ của Vinashin đã nhận được sự nhất trí của các chủ nợ nắm giữ 75% số nợ và 51% tổng số chủ nợ
Khoản nợ quốc tế 600 triệu USD mà Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin) mất khả năng thanh toán dự kiến sẽ được chuyển đổi thành trái phiếu do Chính phủ Việt Nam bảo lãnh với kỳ hạn 12 năm. Phần đông chủ nợ nắm giữ số nợ này đã nhất trí với đề xuất tái cơ cấu nợ mới nhất mà Vinashin đưa ra.
Theo trang IFRAsia, thuộc hãng tin Reuters, hôm qua (12/3), đề xuất tái cơ cấu nợ của Vinashin đã nhận được sự nhất trí của các chủ nợ nắm giữ 75% số nợ và 51% tổng số chủ nợ.
Đề xuất của Vinashin là các chủ nợ hoán đổi khoản vay 600 triệu USD, cộng thêm khoản lãi suất phát sinh và chưa thanh toán là 23 triệu USD, thành số trái phiếu không trả lãi định kỳ (zero-coupon bond). Số trái phiếu này sẽ được Bộ Tài chính Việt Nam bảo lãnh, kỳ hạn 12 năm. Lãi suất của số trái phiếu này sẽ tăng 1% mỗi năm và sẽ được trả khi đáo hạn, cùng với tiền vốn.
Thỏa thuận nói trên đạt được hơn hai năm sau khi Vinashin mất khả năng thanh toán số nợ vào tháng 12/2010. IFRAsia cho rằng về bản chất, thỏa thuận này cho thấy, Chính phủ Việt Nam sẵn sàng tiếp quản các khoản nợ nước ngoài của Vinashin, mặc dù các chủ nợ quốc tế sẽ phải chịu thiệt do kỳ hạn của số trái phiếu dài và lãi suất bị giảm.
Tuy nhiên, việc thực hiện thỏa thuận gia hạn nợ có thể bị trì hoãn nếu các chủ nợ không đồng thuận.
Số chủ nợ chưa nhất trí sẽ có thêm thời gian để thay đổi quyết định về đề xuất tái cơ cấu nợ. Hạn chót để họ đưa ra câu trả lời đã được gia hạn tới ngày 20/3. Ban đầu, Vinashin đưa ra đề xuất vào đầu tháng 2, với hạn trả lời là ngày 15/2, sau đó lại gia hạn tới ngày 1/3.
Thỏa thuận vay 600 triệu USD với kỳ hạn 8 năm đã được Vinashin ký với các chủ nợ vào tháng 6/2007. Trong nhóm chủ nợ này có hơn 20 ngân hàng, trong đó phần lớn được cho là các ngân hàng thương mại. Ngân hàng Credit Suisse của Thụy Sỹ là tổ chức đứng ra dàn xếp và môi giới khoản vay này.
Một số chủ nợ ban đầu hiện vẫn có mặt trong nhóm chủ nợ hiện tại. Ngoài ra, một số nhà đầu tư tổ chức, bao gồm các quỹ đầu cơ, đã mua lại khoản nợ của Vinashin từ các ngân hàng chủ nợ ban đầu sau khi Vinashin mất khả năng trả số nợ.
Theo trang IFRAsia, thuộc hãng tin Reuters, hôm qua (12/3), đề xuất tái cơ cấu nợ của Vinashin đã nhận được sự nhất trí của các chủ nợ nắm giữ 75% số nợ và 51% tổng số chủ nợ.
Đề xuất của Vinashin là các chủ nợ hoán đổi khoản vay 600 triệu USD, cộng thêm khoản lãi suất phát sinh và chưa thanh toán là 23 triệu USD, thành số trái phiếu không trả lãi định kỳ (zero-coupon bond). Số trái phiếu này sẽ được Bộ Tài chính Việt Nam bảo lãnh, kỳ hạn 12 năm. Lãi suất của số trái phiếu này sẽ tăng 1% mỗi năm và sẽ được trả khi đáo hạn, cùng với tiền vốn.
Thỏa thuận nói trên đạt được hơn hai năm sau khi Vinashin mất khả năng thanh toán số nợ vào tháng 12/2010. IFRAsia cho rằng về bản chất, thỏa thuận này cho thấy, Chính phủ Việt Nam sẵn sàng tiếp quản các khoản nợ nước ngoài của Vinashin, mặc dù các chủ nợ quốc tế sẽ phải chịu thiệt do kỳ hạn của số trái phiếu dài và lãi suất bị giảm.
Tuy nhiên, việc thực hiện thỏa thuận gia hạn nợ có thể bị trì hoãn nếu các chủ nợ không đồng thuận.
Số chủ nợ chưa nhất trí sẽ có thêm thời gian để thay đổi quyết định về đề xuất tái cơ cấu nợ. Hạn chót để họ đưa ra câu trả lời đã được gia hạn tới ngày 20/3. Ban đầu, Vinashin đưa ra đề xuất vào đầu tháng 2, với hạn trả lời là ngày 15/2, sau đó lại gia hạn tới ngày 1/3.
Thỏa thuận vay 600 triệu USD với kỳ hạn 8 năm đã được Vinashin ký với các chủ nợ vào tháng 6/2007. Trong nhóm chủ nợ này có hơn 20 ngân hàng, trong đó phần lớn được cho là các ngân hàng thương mại. Ngân hàng Credit Suisse của Thụy Sỹ là tổ chức đứng ra dàn xếp và môi giới khoản vay này.
Một số chủ nợ ban đầu hiện vẫn có mặt trong nhóm chủ nợ hiện tại. Ngoài ra, một số nhà đầu tư tổ chức, bao gồm các quỹ đầu cơ, đã mua lại khoản nợ của Vinashin từ các ngân hàng chủ nợ ban đầu sau khi Vinashin mất khả năng trả số nợ.