Lãi suất Euro thấp chưa từng thấy
Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) ngày 2/4 đã hạ lãi suất cơ bản đồng Euro về mức thấp kỷ lục mới
Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) ngày 2/4 đã hạ lãi suất cơ bản đồng Euro về mức thấp kỷ lục mới, đồng thời cam kết sẽ tung ra những biện pháp mới để thúc đẩy hoạt động tín dụng.
Trong cuộc họp diễn ra tại Frankfurt, Đức, các quan chức ECB nhất trí đưa lãi suất đồng Euro từ mức 1,5% về mức 1,25%, thấp chưa từng có trong lịch sử hơn 10 năm của ngân hàng này. Mức cắt giảm 0,25% của ECB thấp hơn mức kỳ vọng 0,5% trước đó của thị trường.
Khi được hỏi về việc liệu ECB có ý định cắt giảm thêm lãi suất trong thời gian tới, Chủ tịch ECB, ông Jean-Claude Trichet, tuyên bố : “Đây chưa phải là giới hạn thấp nhất của lãi suất Euro. Tôi không loại trừ khả năng ECB có thể sẽ giảm thêm lãi suất nhưng chúng tôi sẽ cân nhắc rất kỹ về vấn đề này”. Từ ngày 8/10/2008 tới nay, lãi suất đồng Euro đã được hạ tổng cộng 3%.
Ông Trichet cũng nhấn mạnh việc ECB đã khởi động những biện pháp ít gặp để kích thích hoạt động tín dụng, chẳng hạn việc mở rộng đối tượng tài sản mà các ngân hàng dùng thế chấp để được ECB tái cấp vốn. Điều này được xem là một dấu hiệu cho thấy, ECB hoàn toàn có khả năng “phá rào” để cứu kinh tế. Trên thực tế, tinh thần của những người sáng lập ECB là ngân hàng này sẽ chỉ tập trung vào chính sách tiền tệ thông qua công cụ lãi suất chứ không can thiệp vào chính sách tài khóa của các quốc gia thành viên. Mặt khác, ECB cũng rất thận trọng với vấn đề lạm phát.
Hiện tại, ECB đang giữ thái độ rất thận trọng đối với việc thực thi các biện pháp nới lỏng khối lượng mà nhiều ngân hàng trung ương như Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED), Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) và Ngân hàng Trung ương Thụy Sỹ (SNB) đã tiến hành để tăng cung tiền, phá băng thị trường tín dụng. Cách làm của FED, BoE và SNB là mua vào các loại trái phiếu chính phủ và trái phiếu doanh nghiệp trên thị trường mở, qua đó bơm thêm tiền vào thị trường.
Mới đây, Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) khuyến cáo ECB hạ nên lãi suất và áp dụng các biện pháp nới lỏng khối lượng. Một số nhà phân tích tỏ ra thất vọng khi ECB không đưa ra những biện pháp này trong cuộc họp vừa kết thúc.
Một lý do khiến ECB chần chừ là những biện pháp nới lỏng khối lượng hàm chứa những rủi ro lạm phát. Một vấn đề khác là những lý do kỹ thuật và pháp lý ngăn cản ECB mua vào trái phiếu.
Theo Cơ quan Thống kê EU, tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) trong tháng 2 đã tăng lên mức 8,5% từ mức 7,2% trong năm ngoái. Trong khi đó, tỷ lệ lạm phát tháng 3 tại khu vực này đã giảm xuống mức thấp kỷ lục 0,6% từ mức 1,2% trong tháng 2.
Tình hình kinh tế Đức, nền kinh tế “anh cả” của Eurozone đặc biệt đáng ngại. Số đơn đặt hàng sản xuất công nghiệp trong tháng 2 tại Đức đã giảm 49% so với cùng kỳ, mạnh nhất từ năm 1958 tới nay. Hoạt động bán lẻ tại nước này cũng liên tục giảm. Ngân hàng Commerzbank dự báo, kinh tế Đức năm 2009 có thể tăng trưởng âm 6-7%.
Những thông tin này khiến giới quan sát tỏ ra hết sức lo lắng về việc Eurozone có thể rơi vào một vòng xoáy giảm phát, tuy nhiên, ECB thì vẫn e lạm phát có thể tăng mạnh trở lại nếu các biện pháp tăng cung tiền được áp dụng.
Cắt giảm lãi suất đã trở thành một “phong trào” toàn cầu trong lần suy thoái này. Có lẽ hiếm khi nào lãi suất các đồng tiền chủ chốt của thế giới cùng ở mức thấp như hiện nay, với lãi suất USD trong khoảng 0 - 0,25%, lãi suất Yên Nhật ở 0,1%, lãi suất Euro ở 1,25%, lãi suất Bảng Anh ở 0,5%...
(Theo New York Times)
Trong cuộc họp diễn ra tại Frankfurt, Đức, các quan chức ECB nhất trí đưa lãi suất đồng Euro từ mức 1,5% về mức 1,25%, thấp chưa từng có trong lịch sử hơn 10 năm của ngân hàng này. Mức cắt giảm 0,25% của ECB thấp hơn mức kỳ vọng 0,5% trước đó của thị trường.
Khi được hỏi về việc liệu ECB có ý định cắt giảm thêm lãi suất trong thời gian tới, Chủ tịch ECB, ông Jean-Claude Trichet, tuyên bố : “Đây chưa phải là giới hạn thấp nhất của lãi suất Euro. Tôi không loại trừ khả năng ECB có thể sẽ giảm thêm lãi suất nhưng chúng tôi sẽ cân nhắc rất kỹ về vấn đề này”. Từ ngày 8/10/2008 tới nay, lãi suất đồng Euro đã được hạ tổng cộng 3%.
Ông Trichet cũng nhấn mạnh việc ECB đã khởi động những biện pháp ít gặp để kích thích hoạt động tín dụng, chẳng hạn việc mở rộng đối tượng tài sản mà các ngân hàng dùng thế chấp để được ECB tái cấp vốn. Điều này được xem là một dấu hiệu cho thấy, ECB hoàn toàn có khả năng “phá rào” để cứu kinh tế. Trên thực tế, tinh thần của những người sáng lập ECB là ngân hàng này sẽ chỉ tập trung vào chính sách tiền tệ thông qua công cụ lãi suất chứ không can thiệp vào chính sách tài khóa của các quốc gia thành viên. Mặt khác, ECB cũng rất thận trọng với vấn đề lạm phát.
Hiện tại, ECB đang giữ thái độ rất thận trọng đối với việc thực thi các biện pháp nới lỏng khối lượng mà nhiều ngân hàng trung ương như Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED), Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) và Ngân hàng Trung ương Thụy Sỹ (SNB) đã tiến hành để tăng cung tiền, phá băng thị trường tín dụng. Cách làm của FED, BoE và SNB là mua vào các loại trái phiếu chính phủ và trái phiếu doanh nghiệp trên thị trường mở, qua đó bơm thêm tiền vào thị trường.
Mới đây, Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) khuyến cáo ECB hạ nên lãi suất và áp dụng các biện pháp nới lỏng khối lượng. Một số nhà phân tích tỏ ra thất vọng khi ECB không đưa ra những biện pháp này trong cuộc họp vừa kết thúc.
Một lý do khiến ECB chần chừ là những biện pháp nới lỏng khối lượng hàm chứa những rủi ro lạm phát. Một vấn đề khác là những lý do kỹ thuật và pháp lý ngăn cản ECB mua vào trái phiếu.
Theo Cơ quan Thống kê EU, tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) trong tháng 2 đã tăng lên mức 8,5% từ mức 7,2% trong năm ngoái. Trong khi đó, tỷ lệ lạm phát tháng 3 tại khu vực này đã giảm xuống mức thấp kỷ lục 0,6% từ mức 1,2% trong tháng 2.
Tình hình kinh tế Đức, nền kinh tế “anh cả” của Eurozone đặc biệt đáng ngại. Số đơn đặt hàng sản xuất công nghiệp trong tháng 2 tại Đức đã giảm 49% so với cùng kỳ, mạnh nhất từ năm 1958 tới nay. Hoạt động bán lẻ tại nước này cũng liên tục giảm. Ngân hàng Commerzbank dự báo, kinh tế Đức năm 2009 có thể tăng trưởng âm 6-7%.
Những thông tin này khiến giới quan sát tỏ ra hết sức lo lắng về việc Eurozone có thể rơi vào một vòng xoáy giảm phát, tuy nhiên, ECB thì vẫn e lạm phát có thể tăng mạnh trở lại nếu các biện pháp tăng cung tiền được áp dụng.
Cắt giảm lãi suất đã trở thành một “phong trào” toàn cầu trong lần suy thoái này. Có lẽ hiếm khi nào lãi suất các đồng tiền chủ chốt của thế giới cùng ở mức thấp như hiện nay, với lãi suất USD trong khoảng 0 - 0,25%, lãi suất Yên Nhật ở 0,1%, lãi suất Euro ở 1,25%, lãi suất Bảng Anh ở 0,5%...
(Theo New York Times)