Vì sao châu Âu “bình chân như vại” trước khủng hoảng?
So với Mỹ và Anh, các nước EU chưa làm được gì nhiều trong cuộc chiến chống khủng hoảng hiện nay
Nhiều người có thể đặt câu hỏi, không biết liệu châu Âu có đang phải đối mặt với cùng những thách thức khổng lồ đang đe dọa nền kinh tế toàn cầu hay không?
Lý do mà người ta đưa ra câu hỏi này là vì các nhà hoạch định chính sách của châu lục thời gian qua đã tỏ ra quá chậm chạp trong việc đối phó với những diễn biến biến mới của khủng hoảng, sau khi có một loạt động thái ở cuối năm ngoái.
So với gói kích thích kinh tế lớn của nước Mỹ và những biện pháp chính sách tiền tệ hiếm gặp đang được thực hiện ở Anh, gồm mua vào trái phiếu doanh nghiệp và chính phủ để kích thích hoạt động cho vay, châu Âu xem ra chưa làm được gì nhiều.
“Thái độ phủ nhận”
“Các nước châu Âu đang có thái độ phủ nhận và có vẻ như họ đang hy vọng sẽ có một điều gì đó mới mẻ đến từ nước Mỹ để giúp họ thoát khỏi khủng hoảng. Các quy định thể chế của châu Âu không cho phép những biện pháp “lạ” đang được cần tới trong thời điểm này”, ông Thomas Mayer, kinh tế gia trưởng của ngân hàng Deutsche Bank tại London, nhận xét.
Không chỉ có các nhà kinh tế của khối tư nhân mới phàn nàn về cách ứng xử trước khủng hoảng của châu Âu. Ngày 11/3 vừa qua, Tổng thống Mỹ Barack Obama và Bộ trưởng Bộ Tài chính nước này Timothy Geithner cũng lên tiếng về vấn đề này.
“Tôi cho rằng, với những hành động quyết liệt mà nước Mỹ đã thực hiện trong thời gian qua, một điều rất quan trọng là cần bảo đảm rằng các quốc gia khác cũng phải có cùng hướng đi, vì kinh tế toàn cầu có sự ràng buộc lẫn nhau”, ông Obama phát biểu.
Ông Geithner bổ sung thêm: “Những việc mà chúng tôi làm ở Mỹ sẽ hiệu quả hơn nếu thế giới cùng làm theo”.
Phát biểu của ông Obama và ông Geithner là những tuyên bố tiền trạm cho cuộc họp bộ trưởng tài chính và thống đốc ngân hàng trung ương châu Âu nhóm G20, trước khi diễn ra hội nghị thượng đỉnh của nhóm vào ngày 2/4 tới. Cuộc họp bộ trưởng tài chính và thống đốc G20 đã diễn ra tại London, Anh, cuối tuần vừa rồi với sự bất đồng sâu sắc giữa “bộ ba” Mỹ, Anh, Nhật, và các nước châu Âu về phương hướng giải quyết khủng hoảng.
Trong khi Mỹ, Anh, Nhật đề cao các biện pháp kích thích kinh tế, thì các nước châu Âu cho rằng, cần phải khắc phục những sai lầm trong hệ thống ngân hàng trước đã. Rốt cuộc, sau nhiều tranh luận, các quan chức G20 tham dự cuộc họp thống nhất sẽ ủng hộ hướng đi là đẩy mạnh việc giải quyết tài sản xấu trong hệ thống ngân hàng.
Không biết nên gõ cánh cửa nào
Những nỗ lực kích thích kinh tế của châu Âu tính tới thời điểm này thật khiêm tốn nếu so sánh với gói kích thích 787 tỷ USD của Mỹ. Ước tính, kế hoạch kéo dài hai năm này của Mỹ có giá trị tương đương 6% GDP hàng năm của nước này. Tuy nhiên, giá trị gói kích thích kinh tế cùng thời kỳ của Đức chỉ tương đương 2,6% GDP. Tại khu vực sử dụng đồng Euro nói chung, giá trị các gói kích thích kinh tế bình quân tương đương 1-1,5% GDP.
Những khác biệt do lịch sử để lại, cũng như những cơ quan phức tạp mới được thành lập của châu Âu, đã khiến khu vực này khó phản ứng mạnh hơn.
Các nhà lãnh đạo Đức bày tỏ sự lo ngại về nguy cơ lạm phát trong dài hạn một khi họ vay nợ và chi tiêu quá nhiều. Trong khi đó, Đức và một số nước khác ở châu Âu không muốn phải chìa vai san sẻ gánh nặng cho những quốc gia khó khăn hơn họ trong lần khủng hoảng này như Ireland hay Hy Lạp.
“Nếu một quốc gia châu Âu nào đó cần hỗ trợ, không rõ là họ nên gõ cửa Liên minh châu Âu, Quỹ Tiền tệ Quốc tế hay Ngân hàng Trung ương châu Âu. Câu trả lời có vẻ như thay đổi từng ngày”, Giáo sư kinh tế Philip Lane thuộc Đại học Trinity College Dublin của Ireland nhận xét.
Châu Âu cũng cảm thấy ít cấp bách trong việc phản ứng với khủng hoảng vì mạng lưới an sinh xã hội của châu lục này mạnh hơn ở các quốc gia khác, đem đến dịch vụ chăm sóc sức khỏe toàn diện và hàng loạt những dịch vụ khác do chính phủ hỗ trợ, giúp làm giảm bớt gánh nặng của tỷ lệ thất nghiệp gia tăng. Đó cũng là một trong những lý do tại sao mà tâm lý của người dân châu Âu trong lần suy thoái này không u ám như ở Mỹ.
Thêm vào đó, ngoài Anh, Ireland và Tây Ban Nha, khu vực Tây Âu chưa từng trải qua những thời kỳ bong bóng địa ốc như ở Mỹ, giúp hạn chế gánh nặng nợ nần của người tiêu dùng cá nhân.
“Chậm chân 10 năm”
Tỷ lệ thất nghiệp tại châu Âu thường cao hơn ở Mỹ và được dự báo là sẽ còn tăng mạnh thêm trong thời gian tới, nhất là tại Tây Ban Nha. Tỷ lệ thất nghiệp tại nước này đã lên tới con số 13,8% vào quý 4/2008, được dự báo có thể vượt 17% vào cuối năm nay và xấp xỉ 20% vào năm tới.
“Châu Âu cần phải hành động mạnh hơn. Tôi lo không biết Tây Âu có làm đủ đủ để kích thích nhu cầu tăng trở lại, qua đó giúp các nền kinh tế Đông Âu, hay không”, kinh tế gia trưởng Erik Berglof thuộc Ngân hàng Tái thiết và Phát triển châu Âu nói.
Tuần này, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) Jean-Claude Trichet đã phát biểu lạc quan về khả năng phuc hồi của kinh tế EU. Tuy nhiên, chính các chuyên gia dự báo của EU lại cho rằng, kinh tế khu vực này sẽ tăng trưởng âm 2-3% trong năm nay và cùng lắm chỉ tăng trưởng nhẹ vào năm tới.
Chỉ chưa đầy 24 giờ sau khi Trichet có bài phát biểu nói trên tại Basel, Tây Ban Nha, hôm thứ Hai tuần trước, những dữ liệu mới công bố cho thấy kinh tế Đức và Pháp, hai nền kinh tế lớn nhất khu vực, gần như sụt giảm tự do. Xuất khẩu của Đức trong tháng 1 năm nay trượt 20,7% so với cùng kỳ, trong khi sản lượng công nghiệp của Pháp sụt 13,8%.
Hôm thứ Tư tuần trước, nước Anh đã có một bước tiến lớn đầu tiên trong chính sách nới lỏng khối lượng. Qua đó, Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) sẽ mua vào lượng trái phiếu chính phủ trị giá 2 tỷ Bảng, tương đương 2,8 tỷ USD. Với lãi suất cơ bản đồng Bảng đã giảm xuống mức thấp kỷ lục 0,5%, BoE hy vọng biện pháp này sẽ kích thích hoạt động tín dụng. BoE dự định sẽ in thêm 75 tỷ Bảng tiền mới trong vòng 3 tháng tới.
Chính sách này của BoE nhận được sự hưởng ứng tích cực của nhiều nhà kinh tế. Tuy nhiên, với những quy định của ECB, biện pháp trên khó có thể được áp dụng ở khu vực sử dụng đồng Euro. ECB là cơ quan quyết định chính sách tiền tệ qua việc thiết lập mức lãi suất đồng Euro, nhưng chính sách tài khóa và chi tiêu chính phủ của 16 quốc gia thành viên sử dụng đồng tiền này lại do chính phủ mỗi nước quyết định. ECB không được phép trực tiếp mua vào trái phiếu chính phủ.
Chủ tịch ECB Trichet từng tuyên bố, “đôi tay của ECB không bị trói buộc”. Nhưng với tư cách là một thành viên của ban lãnh đạo ECB, nhà kinh tế Lorenzo Bini Smaghi, cho rằng, chiến lược chống khủng hoảng của Anh khó được áp dụng ở EU. “Nếu ECB mua vào trái phiếu chính phủ trên thị trường mở, điều này đồng nghĩa với việc ECB đang tiến tới gần hơn chính sách tài khóa. Điều này không phù hợp với tinh thần của những người sáng lập ECB”, ông Smaghi nói.
Chuyên gia này bày tỏ thái độ lo ngại sâu sắc về một “cơn sóng thần” đe dọa khu vực Tây Âu từ sự đổ vỡ theo hiệu ứng domino ở các nước Đông Âu. “Chiến lược chống khủng hoảng của Mỹ chưa phải là tuyệt vời. Nhưng châu Âu quá tệ trong cuộc chiến này. Có những người nghĩ họ chỉ chậm chân 10 phút, nhưng tôi cho rằng, họ sẽ trễ mất 10 năm”, ông nhận định.
(Theo IHT)
Lý do mà người ta đưa ra câu hỏi này là vì các nhà hoạch định chính sách của châu lục thời gian qua đã tỏ ra quá chậm chạp trong việc đối phó với những diễn biến biến mới của khủng hoảng, sau khi có một loạt động thái ở cuối năm ngoái.
So với gói kích thích kinh tế lớn của nước Mỹ và những biện pháp chính sách tiền tệ hiếm gặp đang được thực hiện ở Anh, gồm mua vào trái phiếu doanh nghiệp và chính phủ để kích thích hoạt động cho vay, châu Âu xem ra chưa làm được gì nhiều.
“Thái độ phủ nhận”
“Các nước châu Âu đang có thái độ phủ nhận và có vẻ như họ đang hy vọng sẽ có một điều gì đó mới mẻ đến từ nước Mỹ để giúp họ thoát khỏi khủng hoảng. Các quy định thể chế của châu Âu không cho phép những biện pháp “lạ” đang được cần tới trong thời điểm này”, ông Thomas Mayer, kinh tế gia trưởng của ngân hàng Deutsche Bank tại London, nhận xét.
Không chỉ có các nhà kinh tế của khối tư nhân mới phàn nàn về cách ứng xử trước khủng hoảng của châu Âu. Ngày 11/3 vừa qua, Tổng thống Mỹ Barack Obama và Bộ trưởng Bộ Tài chính nước này Timothy Geithner cũng lên tiếng về vấn đề này.
“Tôi cho rằng, với những hành động quyết liệt mà nước Mỹ đã thực hiện trong thời gian qua, một điều rất quan trọng là cần bảo đảm rằng các quốc gia khác cũng phải có cùng hướng đi, vì kinh tế toàn cầu có sự ràng buộc lẫn nhau”, ông Obama phát biểu.
Ông Geithner bổ sung thêm: “Những việc mà chúng tôi làm ở Mỹ sẽ hiệu quả hơn nếu thế giới cùng làm theo”.
Phát biểu của ông Obama và ông Geithner là những tuyên bố tiền trạm cho cuộc họp bộ trưởng tài chính và thống đốc ngân hàng trung ương châu Âu nhóm G20, trước khi diễn ra hội nghị thượng đỉnh của nhóm vào ngày 2/4 tới. Cuộc họp bộ trưởng tài chính và thống đốc G20 đã diễn ra tại London, Anh, cuối tuần vừa rồi với sự bất đồng sâu sắc giữa “bộ ba” Mỹ, Anh, Nhật, và các nước châu Âu về phương hướng giải quyết khủng hoảng.
Trong khi Mỹ, Anh, Nhật đề cao các biện pháp kích thích kinh tế, thì các nước châu Âu cho rằng, cần phải khắc phục những sai lầm trong hệ thống ngân hàng trước đã. Rốt cuộc, sau nhiều tranh luận, các quan chức G20 tham dự cuộc họp thống nhất sẽ ủng hộ hướng đi là đẩy mạnh việc giải quyết tài sản xấu trong hệ thống ngân hàng.
Không biết nên gõ cánh cửa nào
Những nỗ lực kích thích kinh tế của châu Âu tính tới thời điểm này thật khiêm tốn nếu so sánh với gói kích thích 787 tỷ USD của Mỹ. Ước tính, kế hoạch kéo dài hai năm này của Mỹ có giá trị tương đương 6% GDP hàng năm của nước này. Tuy nhiên, giá trị gói kích thích kinh tế cùng thời kỳ của Đức chỉ tương đương 2,6% GDP. Tại khu vực sử dụng đồng Euro nói chung, giá trị các gói kích thích kinh tế bình quân tương đương 1-1,5% GDP.
Những khác biệt do lịch sử để lại, cũng như những cơ quan phức tạp mới được thành lập của châu Âu, đã khiến khu vực này khó phản ứng mạnh hơn.
Các nhà lãnh đạo Đức bày tỏ sự lo ngại về nguy cơ lạm phát trong dài hạn một khi họ vay nợ và chi tiêu quá nhiều. Trong khi đó, Đức và một số nước khác ở châu Âu không muốn phải chìa vai san sẻ gánh nặng cho những quốc gia khó khăn hơn họ trong lần khủng hoảng này như Ireland hay Hy Lạp.
“Nếu một quốc gia châu Âu nào đó cần hỗ trợ, không rõ là họ nên gõ cửa Liên minh châu Âu, Quỹ Tiền tệ Quốc tế hay Ngân hàng Trung ương châu Âu. Câu trả lời có vẻ như thay đổi từng ngày”, Giáo sư kinh tế Philip Lane thuộc Đại học Trinity College Dublin của Ireland nhận xét.
Châu Âu cũng cảm thấy ít cấp bách trong việc phản ứng với khủng hoảng vì mạng lưới an sinh xã hội của châu lục này mạnh hơn ở các quốc gia khác, đem đến dịch vụ chăm sóc sức khỏe toàn diện và hàng loạt những dịch vụ khác do chính phủ hỗ trợ, giúp làm giảm bớt gánh nặng của tỷ lệ thất nghiệp gia tăng. Đó cũng là một trong những lý do tại sao mà tâm lý của người dân châu Âu trong lần suy thoái này không u ám như ở Mỹ.
Thêm vào đó, ngoài Anh, Ireland và Tây Ban Nha, khu vực Tây Âu chưa từng trải qua những thời kỳ bong bóng địa ốc như ở Mỹ, giúp hạn chế gánh nặng nợ nần của người tiêu dùng cá nhân.
“Chậm chân 10 năm”
Tỷ lệ thất nghiệp tại châu Âu thường cao hơn ở Mỹ và được dự báo là sẽ còn tăng mạnh thêm trong thời gian tới, nhất là tại Tây Ban Nha. Tỷ lệ thất nghiệp tại nước này đã lên tới con số 13,8% vào quý 4/2008, được dự báo có thể vượt 17% vào cuối năm nay và xấp xỉ 20% vào năm tới.
“Châu Âu cần phải hành động mạnh hơn. Tôi lo không biết Tây Âu có làm đủ đủ để kích thích nhu cầu tăng trở lại, qua đó giúp các nền kinh tế Đông Âu, hay không”, kinh tế gia trưởng Erik Berglof thuộc Ngân hàng Tái thiết và Phát triển châu Âu nói.
Tuần này, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) Jean-Claude Trichet đã phát biểu lạc quan về khả năng phuc hồi của kinh tế EU. Tuy nhiên, chính các chuyên gia dự báo của EU lại cho rằng, kinh tế khu vực này sẽ tăng trưởng âm 2-3% trong năm nay và cùng lắm chỉ tăng trưởng nhẹ vào năm tới.
Chỉ chưa đầy 24 giờ sau khi Trichet có bài phát biểu nói trên tại Basel, Tây Ban Nha, hôm thứ Hai tuần trước, những dữ liệu mới công bố cho thấy kinh tế Đức và Pháp, hai nền kinh tế lớn nhất khu vực, gần như sụt giảm tự do. Xuất khẩu của Đức trong tháng 1 năm nay trượt 20,7% so với cùng kỳ, trong khi sản lượng công nghiệp của Pháp sụt 13,8%.
Hôm thứ Tư tuần trước, nước Anh đã có một bước tiến lớn đầu tiên trong chính sách nới lỏng khối lượng. Qua đó, Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) sẽ mua vào lượng trái phiếu chính phủ trị giá 2 tỷ Bảng, tương đương 2,8 tỷ USD. Với lãi suất cơ bản đồng Bảng đã giảm xuống mức thấp kỷ lục 0,5%, BoE hy vọng biện pháp này sẽ kích thích hoạt động tín dụng. BoE dự định sẽ in thêm 75 tỷ Bảng tiền mới trong vòng 3 tháng tới.
Chính sách này của BoE nhận được sự hưởng ứng tích cực của nhiều nhà kinh tế. Tuy nhiên, với những quy định của ECB, biện pháp trên khó có thể được áp dụng ở khu vực sử dụng đồng Euro. ECB là cơ quan quyết định chính sách tiền tệ qua việc thiết lập mức lãi suất đồng Euro, nhưng chính sách tài khóa và chi tiêu chính phủ của 16 quốc gia thành viên sử dụng đồng tiền này lại do chính phủ mỗi nước quyết định. ECB không được phép trực tiếp mua vào trái phiếu chính phủ.
Chủ tịch ECB Trichet từng tuyên bố, “đôi tay của ECB không bị trói buộc”. Nhưng với tư cách là một thành viên của ban lãnh đạo ECB, nhà kinh tế Lorenzo Bini Smaghi, cho rằng, chiến lược chống khủng hoảng của Anh khó được áp dụng ở EU. “Nếu ECB mua vào trái phiếu chính phủ trên thị trường mở, điều này đồng nghĩa với việc ECB đang tiến tới gần hơn chính sách tài khóa. Điều này không phù hợp với tinh thần của những người sáng lập ECB”, ông Smaghi nói.
Chuyên gia này bày tỏ thái độ lo ngại sâu sắc về một “cơn sóng thần” đe dọa khu vực Tây Âu từ sự đổ vỡ theo hiệu ứng domino ở các nước Đông Âu. “Chiến lược chống khủng hoảng của Mỹ chưa phải là tuyệt vời. Nhưng châu Âu quá tệ trong cuộc chiến này. Có những người nghĩ họ chỉ chậm chân 10 phút, nhưng tôi cho rằng, họ sẽ trễ mất 10 năm”, ông nhận định.
(Theo IHT)