“Lãi suất liên ngân hàng không phải là cố định”
Thông tin phản hồi bài báo cho rằng dữ liệu mà VnEconomy dẫn Công ty Chứng khoán Thăng Long “đã sai quá xa so với sự thật”
Ngày 10/9, VnEconomy có bản tin phản ánh về biến động của lãi suất qua đêm trên thị trường liên ngân hàng. Bản tin có trích dẫn nguồn số liệu được cập nhật từ Công ty Cổ phần Chứng khoán Thăng Long (TLS), cho thấy lãi suất này vừa có hướng tăng mạnh so với sự ổn định tương đối trước đó.
Đến ngày 16/9, báo Thanh Niên có bài viết cho rằng “thông tin mà VnEconomy dẫn Công ty Chứng khoán Thăng Long đăng tải đã sai quá xa so với sự thật”, khi đem ra đối chiếu với số liệu lãi suất bình quân của Ngân hàng Nhà nước (http://www.thanhnien.com.vn/News/Pages/201038/20100916001157.aspx).
Về phản hồi nói trên, chiều 16/9, Công ty Cổ phần Chứng khoán Thăng Long đã có bản tin cập nhật tới nhà đầu tư, với một số lý giải đáng chú ý.
Thứ nhất, lãi suất liên ngân hàng không phải là một con số cố định duy nhất trong ngày. Các ngân hàng có thể có mức lãi suất giao dịch cao thấp khác nhau tùy vào thời điểm trong ngày và khả năng của mỗi ngân hàng. Các tổ chức công bố thông tin như Ngân hàng Nhà nước hay Bloomberg sẽ dựa vào con số cung cấp của nhiều ngân hàng, sau đó tập hợp lại, để đưa ra một con số bình quân.
Thông thường, các nguồn tin chính thức thường lấy con số bình quân của một số ngân hàng lớn, thường thấp hơn theo năng lực thanh khoản, trong khi với các ngân hàng thương mại cổ phần, tỷ lệ lãi suất thường cao hơn.
Bên cạnh đó, trong khoảng thời gian xung quanh ngày 8/9, diễn biến tăng mạnh của lãi suất qua đêm, với các số liệu tương tự, cũng đã được phản ánh trên một số tờ báo và nguồn tin chính thống khác (ví dụ: http://www.thesaigontimes.vn/Home/taichinh/nganhang/40309/), và được một số cán bộ chuyên trách đầu tư tại ngân hàng thương mại lý giải từ sự tăng đột biến về nhu cầu vay vốn ngắn hạn của các ngân hàng thương mại, đặc biệt là ngân hàng quy mô nhỏ.
Thứ hai, theo giải thích từ TLS, trên thực tế còn có sự chênh lệch giữa lãi suất chào mua (bid rate), lãi suất chào bán (ask rate) và lãi suất thực hiện. Do vậy, nhiều khi có sự không trùng khớp giữa số liệu công bố của các tổ chức, tùy vào nguồn và loại lãi suất trích dẫn. Đây là điều bình thường.
Mặt khác, trên thực tế, có nhiều trường hợp lãi suất giao dịch trong ngày tăng cao, nhưng vào cuối ngày lại giảm thấp. Điều này cũng là bình thường.
TLS cũng cho biết, thông tin về lãi suất liên ngân hàng được công ty này trích dẫn dựa trên hai nguồn tham khảo là số liệu giao dịch thực tế trên thị trường liên ngân hàng của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân Đội (MB), và thông tin từ cổng thông tin của Bloomberg.
“Về cơ bản, lãi suất qua đêm trên thị trường liên ngân hàng chỉ phản ánh tình trạng thanh khoản tạm thời trong ngày hôm đó của các ngân hàng thương mại tham gia giao dịch. Sự biến động về lãi suất qua đêm liên ngân hàng là điều bình thường, đặc biệt khi nó dao động sát với mức lãi suất cơ bản (8%) công bố bởi Ngân hàng Nhà nước”, TLS nhấn mạnh. “Do vậy, những ý kiến cho rằng TLS cố tình công bố sai thông tin nhằm mục đích nào đó là không chính xác”.
Về diễn biến của lãi suất qua đêm trong khoảng thời gian nói trên và mối liên hệ của nó đối với diễn biến trên thị trường chứng khoán, trả lời tham vấn của VnEconomy, một chuyên gia tài chính nói: “Việc liên hệ giữa lãi suất qua đêm và tác động đến thị trường chứng khoán là không đúng, bởi lãi suất qua đêm chỉ phản ánh thanh khoản tạm thời trong ngày của các ngân hàng thương mại, chứ không ảnh hưởng hay liên quan nhiều tới lãi suất thương mại trên thị trường - cái này mới là ảnh hưởng tới doanh nghiệp và thị trường chứng khoán”.
“Bên cạnh đó, việc thị trường chứng khoán giảm điểm thời gian qua là do nhiều nhân tố khác nhau. Nếu nói do lãi suất qua đêm thì đáng ra khi nó giảm trở lại sau đó vài ngày, thị trường chứng khoán phải tăng điểm chứ?”, chuyên gia này nói.
Ngoài ra, trở lại với bài báo nói trên, VnEconomy xin phép được không bình luận về những yếu tố được xem là “nguyên nhân” khiến thị trường chứng khoán sụt giảm, về tác động của yếu tố cung tiền, về ảnh hưởng của Thông tư 13, hay về sự liên tưởng đến việc “rung cây nhát khỉ”… mà bài báo đã đưa ra.
Đến ngày 16/9, báo Thanh Niên có bài viết cho rằng “thông tin mà VnEconomy dẫn Công ty Chứng khoán Thăng Long đăng tải đã sai quá xa so với sự thật”, khi đem ra đối chiếu với số liệu lãi suất bình quân của Ngân hàng Nhà nước (http://www.thanhnien.com.vn/News/Pages/201038/20100916001157.aspx).
Về phản hồi nói trên, chiều 16/9, Công ty Cổ phần Chứng khoán Thăng Long đã có bản tin cập nhật tới nhà đầu tư, với một số lý giải đáng chú ý.
Thứ nhất, lãi suất liên ngân hàng không phải là một con số cố định duy nhất trong ngày. Các ngân hàng có thể có mức lãi suất giao dịch cao thấp khác nhau tùy vào thời điểm trong ngày và khả năng của mỗi ngân hàng. Các tổ chức công bố thông tin như Ngân hàng Nhà nước hay Bloomberg sẽ dựa vào con số cung cấp của nhiều ngân hàng, sau đó tập hợp lại, để đưa ra một con số bình quân.
Thông thường, các nguồn tin chính thức thường lấy con số bình quân của một số ngân hàng lớn, thường thấp hơn theo năng lực thanh khoản, trong khi với các ngân hàng thương mại cổ phần, tỷ lệ lãi suất thường cao hơn.
Bên cạnh đó, trong khoảng thời gian xung quanh ngày 8/9, diễn biến tăng mạnh của lãi suất qua đêm, với các số liệu tương tự, cũng đã được phản ánh trên một số tờ báo và nguồn tin chính thống khác (ví dụ: http://www.thesaigontimes.vn/Home/taichinh/nganhang/40309/), và được một số cán bộ chuyên trách đầu tư tại ngân hàng thương mại lý giải từ sự tăng đột biến về nhu cầu vay vốn ngắn hạn của các ngân hàng thương mại, đặc biệt là ngân hàng quy mô nhỏ.
Thứ hai, theo giải thích từ TLS, trên thực tế còn có sự chênh lệch giữa lãi suất chào mua (bid rate), lãi suất chào bán (ask rate) và lãi suất thực hiện. Do vậy, nhiều khi có sự không trùng khớp giữa số liệu công bố của các tổ chức, tùy vào nguồn và loại lãi suất trích dẫn. Đây là điều bình thường.
Mặt khác, trên thực tế, có nhiều trường hợp lãi suất giao dịch trong ngày tăng cao, nhưng vào cuối ngày lại giảm thấp. Điều này cũng là bình thường.
TLS cũng cho biết, thông tin về lãi suất liên ngân hàng được công ty này trích dẫn dựa trên hai nguồn tham khảo là số liệu giao dịch thực tế trên thị trường liên ngân hàng của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân Đội (MB), và thông tin từ cổng thông tin của Bloomberg.
“Về cơ bản, lãi suất qua đêm trên thị trường liên ngân hàng chỉ phản ánh tình trạng thanh khoản tạm thời trong ngày hôm đó của các ngân hàng thương mại tham gia giao dịch. Sự biến động về lãi suất qua đêm liên ngân hàng là điều bình thường, đặc biệt khi nó dao động sát với mức lãi suất cơ bản (8%) công bố bởi Ngân hàng Nhà nước”, TLS nhấn mạnh. “Do vậy, những ý kiến cho rằng TLS cố tình công bố sai thông tin nhằm mục đích nào đó là không chính xác”.
Về diễn biến của lãi suất qua đêm trong khoảng thời gian nói trên và mối liên hệ của nó đối với diễn biến trên thị trường chứng khoán, trả lời tham vấn của VnEconomy, một chuyên gia tài chính nói: “Việc liên hệ giữa lãi suất qua đêm và tác động đến thị trường chứng khoán là không đúng, bởi lãi suất qua đêm chỉ phản ánh thanh khoản tạm thời trong ngày của các ngân hàng thương mại, chứ không ảnh hưởng hay liên quan nhiều tới lãi suất thương mại trên thị trường - cái này mới là ảnh hưởng tới doanh nghiệp và thị trường chứng khoán”.
“Bên cạnh đó, việc thị trường chứng khoán giảm điểm thời gian qua là do nhiều nhân tố khác nhau. Nếu nói do lãi suất qua đêm thì đáng ra khi nó giảm trở lại sau đó vài ngày, thị trường chứng khoán phải tăng điểm chứ?”, chuyên gia này nói.
Ngoài ra, trở lại với bài báo nói trên, VnEconomy xin phép được không bình luận về những yếu tố được xem là “nguyên nhân” khiến thị trường chứng khoán sụt giảm, về tác động của yếu tố cung tiền, về ảnh hưởng của Thông tư 13, hay về sự liên tưởng đến việc “rung cây nhát khỉ”… mà bài báo đã đưa ra.