Lãi vay cao hơn vì vị thế “quốc gia thu nhập trung bình thấp”
Thêm một lần Chính phủ khẳng định chỉ tiêu về dư nợ công được đảm bảo trong phạm vi giới hạn cho phép
Có tới hai báo cáo liên quan đến nợ công cùng do Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng vừa ký, gửi đại biểu Quốc hội.
Thách thức mới vì “trung bình thấp”
Báo cáo của Bộ trưởng Dũng về việc thực hiện nghị quyết của Quốc hội về chất vấn và trả lời chất vấn liên quan đến nợ công có một số điểm đáng chú ý.
Như, trong danh mục nợ nước ngoài của Chính phủ có gần 10% dư nợ vay với lãi suất thả nổi.
Bên cạnh đó, việc Việt Nam trở thành quốc gia có thu nhập trung bình thấp cũng đang đặt ra thách thức trong tiếp cận nguồn vốn ODA với thời hạn vay dài, lãi suất thấp (vay Ngân hàng Thế giới từ 0%/năm tăng lên 1,25%/năm; vay Ngân hàng Phát triển Châu Á từ mức khoảng 1-1,5%/năm tăng lên 2%/năm).
Vì vậy, khi có sự gia tăng lãi suất trên thị trường vốn quốc tế, sẽ làm tăng nghĩa vụ trả nợ nước ngoài của Chính phủ.
Qua công tác thanh tra của Bộ Tài chính, trong số 246 dự án sử dụng vốn vay có điều chỉnh tổng mức đầu tư, có 38 dự án vốn ODA có tổng mức đầu tư tăng thêm 109.824 tỷ đồng và 453,66 triệu USD.
Hai dự án được Chính phủ bảo lãnh tăng 6.792 tỷ đồng, 206 dự án vay về cho vay lại có tổng mức đầu tư tăng 148.153 tỷ đồng và 47,5 triệu USD, làm tăng chi phí và nợ công, Bộ trưởng thông tin.
Theo Bộ trưởng, việc quản lý nợ chính quyền địa phương chưa được kiểm soát chặt chẽ, đồng bộ và nhất quán. Trung ương không nắm được đầy đủ, chính xác tổng số nợ của chính quyền địa phương và giới hạn vay nợ theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước.
Nợ công vẫn trong giới hạn cho phép
Ở báo cáo ký thừa ùy quyền Thủ tướng, Bộ trưởng Dũng cho biết 98% vốn vay đã được sử dụng trực tiếp cho các dự án hạ tầng. Năm 2014 huy động 627,8 nghìn tỷ đồng, tăng 22% so với thực hiện năm 2013.
Chính phủ đã chủ động xây dựng kế hoạch và bố trí trả nợ đầy đủ, đúng hạn, bảo đảm an toàn tài chính quốc gia, báo cáo nêu.
Con số cụ thể là tỷ lệ trả nợ trực tiếp của Chính phủ so với tổng thu ngân sách Nhà nước năm 2013 là 12,6%; năm 2014 là 13,8% và năm 2015 dự kiến khoảng 16,1% (theo quy định là không quá 25%).
Chính phủ đã chủ động hạn chế cấp bảo lãnh đối với các doanh nghiệp đang có khó khăn tài chính, đang thực hiện tái cơ cấu dự án được Chính phủ bảo lãnh, Bộ trưởng Dũng cho biết tiếp.
Thêm một lần Chính phủ khẳng định chỉ tiêu về dư nợ công, nợ Chính phủ và dư nợ nước ngoài của quốc gia hiện được đảm bảo trong phạm vi giới hạn cho phép.
Nhìn nhận về những hạn chế, Chính phủ cho rằng công tác tổ chức và quản lý nợ công còn có sự phân tán, thiếu sự gắn kết chặt chẽ giữa khâu huy động vốn với khâu tổ chức thực hiện và trả nợ vay, làm bị động trong việc cân đối nguồn vay trả nợ, thanh toán, đối chiếu, quyết toán, kiểm toán số liệu về nợ công.
Đây cũng là vấn đề từng được Kiểm toán Nhà nước đề cập trong kết quả kiểm toán ngân sách, khi số liệu về nợ công của cả hai năm 2012 và 2013 đều vừa thừa, vừa thiếu.
Theo Chính phủ, dư nợ công tăng khá nhanh có nguyên nhân từ các các bộ, ngành và địa phương thường đề xuất gia tăng quy mô, mở rộng diện huy động vốn vay, chưa được gắn kết chặt chẽ với các hạn mức nợ công.
Mà điều này bắt nguồn từ nhận thức về nợ công còn hạn chế, coi các nguồn vốn vay khu vực công là có sự hỗ trợ của Nhà nước, trách nhiệm trả nợ thuộc về ngân sách Nhà nước.
Sẽ tiếp tục minh bạch, công khai
Trong các giải pháp tăng cường quản lý nợ công, Chính phủ cam kết sẽ quản lý chặt chẽ nợ công, nhất là các khoản vay mới.
Tính đúng, tính đủ nợ công theo quy định, đảm bảo trong giới hạn cho phép. Nợ công chỉ sử dụng cho đầu tư phát triển, xây dựng các công trình hạ tầng kinh tế xã hội quan trọng, thiết yếu theo quy hoạch.
Đồng thời, quản lý chặt chẽ các khoản vay có bảo lãnh của Chính phủ theo hướng siết chặt điều kiện cấp bảo lãnh, không mở rộng diện, chọn lọc có mục tiêu ưu tiên, tiến tới thu hẹp bảo lãnh Chính phủ và kiểm soát việc bảo đảm trả nợ đối với các khoản vay được Chính phủ bảo lãnh.
Thiết lập cơ chế thông tin, báo cáo hiệu quả từ Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ tới các bộ, ngành, địa phương trong việc xây dựng chủ trương huy động, phân bổ, sử dụng vốn vay theo đúng Hiến pháp năm 2013 cũng là giải pháp được nêu tại báo cáo.
Chính phủ cũng sẽ tiếp tục tăng cường minh bạch, công khai thông tin về nợ công theo hướng mở rộng phạm vi, rút ngắn thời gian thu thập số liệu, báo cáo và công bố thông tin nợ công, theo thông tin từ báo cáo.
Thách thức mới vì “trung bình thấp”
Báo cáo của Bộ trưởng Dũng về việc thực hiện nghị quyết của Quốc hội về chất vấn và trả lời chất vấn liên quan đến nợ công có một số điểm đáng chú ý.
Như, trong danh mục nợ nước ngoài của Chính phủ có gần 10% dư nợ vay với lãi suất thả nổi.
Bên cạnh đó, việc Việt Nam trở thành quốc gia có thu nhập trung bình thấp cũng đang đặt ra thách thức trong tiếp cận nguồn vốn ODA với thời hạn vay dài, lãi suất thấp (vay Ngân hàng Thế giới từ 0%/năm tăng lên 1,25%/năm; vay Ngân hàng Phát triển Châu Á từ mức khoảng 1-1,5%/năm tăng lên 2%/năm).
Vì vậy, khi có sự gia tăng lãi suất trên thị trường vốn quốc tế, sẽ làm tăng nghĩa vụ trả nợ nước ngoài của Chính phủ.
Qua công tác thanh tra của Bộ Tài chính, trong số 246 dự án sử dụng vốn vay có điều chỉnh tổng mức đầu tư, có 38 dự án vốn ODA có tổng mức đầu tư tăng thêm 109.824 tỷ đồng và 453,66 triệu USD.
Hai dự án được Chính phủ bảo lãnh tăng 6.792 tỷ đồng, 206 dự án vay về cho vay lại có tổng mức đầu tư tăng 148.153 tỷ đồng và 47,5 triệu USD, làm tăng chi phí và nợ công, Bộ trưởng thông tin.
Theo Bộ trưởng, việc quản lý nợ chính quyền địa phương chưa được kiểm soát chặt chẽ, đồng bộ và nhất quán. Trung ương không nắm được đầy đủ, chính xác tổng số nợ của chính quyền địa phương và giới hạn vay nợ theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước.
Nợ công vẫn trong giới hạn cho phép
Ở báo cáo ký thừa ùy quyền Thủ tướng, Bộ trưởng Dũng cho biết 98% vốn vay đã được sử dụng trực tiếp cho các dự án hạ tầng. Năm 2014 huy động 627,8 nghìn tỷ đồng, tăng 22% so với thực hiện năm 2013.
Chính phủ đã chủ động xây dựng kế hoạch và bố trí trả nợ đầy đủ, đúng hạn, bảo đảm an toàn tài chính quốc gia, báo cáo nêu.
Con số cụ thể là tỷ lệ trả nợ trực tiếp của Chính phủ so với tổng thu ngân sách Nhà nước năm 2013 là 12,6%; năm 2014 là 13,8% và năm 2015 dự kiến khoảng 16,1% (theo quy định là không quá 25%).
Chính phủ đã chủ động hạn chế cấp bảo lãnh đối với các doanh nghiệp đang có khó khăn tài chính, đang thực hiện tái cơ cấu dự án được Chính phủ bảo lãnh, Bộ trưởng Dũng cho biết tiếp.
Thêm một lần Chính phủ khẳng định chỉ tiêu về dư nợ công, nợ Chính phủ và dư nợ nước ngoài của quốc gia hiện được đảm bảo trong phạm vi giới hạn cho phép.
Nhìn nhận về những hạn chế, Chính phủ cho rằng công tác tổ chức và quản lý nợ công còn có sự phân tán, thiếu sự gắn kết chặt chẽ giữa khâu huy động vốn với khâu tổ chức thực hiện và trả nợ vay, làm bị động trong việc cân đối nguồn vay trả nợ, thanh toán, đối chiếu, quyết toán, kiểm toán số liệu về nợ công.
Đây cũng là vấn đề từng được Kiểm toán Nhà nước đề cập trong kết quả kiểm toán ngân sách, khi số liệu về nợ công của cả hai năm 2012 và 2013 đều vừa thừa, vừa thiếu.
Theo Chính phủ, dư nợ công tăng khá nhanh có nguyên nhân từ các các bộ, ngành và địa phương thường đề xuất gia tăng quy mô, mở rộng diện huy động vốn vay, chưa được gắn kết chặt chẽ với các hạn mức nợ công.
Mà điều này bắt nguồn từ nhận thức về nợ công còn hạn chế, coi các nguồn vốn vay khu vực công là có sự hỗ trợ của Nhà nước, trách nhiệm trả nợ thuộc về ngân sách Nhà nước.
Sẽ tiếp tục minh bạch, công khai
Trong các giải pháp tăng cường quản lý nợ công, Chính phủ cam kết sẽ quản lý chặt chẽ nợ công, nhất là các khoản vay mới.
Tính đúng, tính đủ nợ công theo quy định, đảm bảo trong giới hạn cho phép. Nợ công chỉ sử dụng cho đầu tư phát triển, xây dựng các công trình hạ tầng kinh tế xã hội quan trọng, thiết yếu theo quy hoạch.
Đồng thời, quản lý chặt chẽ các khoản vay có bảo lãnh của Chính phủ theo hướng siết chặt điều kiện cấp bảo lãnh, không mở rộng diện, chọn lọc có mục tiêu ưu tiên, tiến tới thu hẹp bảo lãnh Chính phủ và kiểm soát việc bảo đảm trả nợ đối với các khoản vay được Chính phủ bảo lãnh.
Thiết lập cơ chế thông tin, báo cáo hiệu quả từ Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ tới các bộ, ngành, địa phương trong việc xây dựng chủ trương huy động, phân bổ, sử dụng vốn vay theo đúng Hiến pháp năm 2013 cũng là giải pháp được nêu tại báo cáo.
Chính phủ cũng sẽ tiếp tục tăng cường minh bạch, công khai thông tin về nợ công theo hướng mở rộng phạm vi, rút ngắn thời gian thu thập số liệu, báo cáo và công bố thông tin nợ công, theo thông tin từ báo cáo.