Lãi vay tiêu dùng ngóng hành lang pháp lý
Tiềm năng của thị trường tài chính tiêu dùng Việt Nam được đánh giá là rất lớn
Với ưu thế giải ngân nhanh chóng, đơn giản, không cần tài sản thế chấp, vay tiêu dùng tại các công ty tài chính đang là lựa chọn của nhiều khách hàng có thu nhập trung bình.
Tuy nhiên, sự chênh lệch lãi suất giữa các khoản vay tiêu dùng tại ngân hàng và các công ty tài chính đang đặt ra những thắc mắc cho người tiêu dùng.
Giải mã chênh lệch
Với quy mô dân số trên 90 triệu người, trong đó 51,6% là dân số trẻ đang ở độ tuổi lao động, tiềm năng của thị trường tài chính tiêu dùng Việt Nam được đánh giá là rất lớn.
Nếu như tại các nước phát triển, tín dụng tiêu dùng có thể chiếm từ 17-18% GDP, thì ở Việt Nam, con số này hiện mới chỉ ở mức 5-6%. Đón bắt xu thế, hàng loạt công ty tài chính đã hình thành, cung cấp nhiều dịch vụ đa dạng và hướng tới những khách hàng có thu nhập từ mức trung bình.
Đây chính là những đối tượng khách hàng ít có cơ hội tiếp cận được với các khoản vay có tài sản thế chấp tại ngân hàng.
Trong 10 năm phát triển tại Việt Nam, thị trường tài chính tiêu dùng đã có sự tăng trưởng mạnh mẽ. Hoạt động cho vay tiêu dùng của các tổ chức tín dụng về cơ bản đã đáp ứng tốt nhu cầu của người dân, làm tăng khả năng tiếp cận tài chính, góp phần kích thích tiêu dùng từ đó hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.
Theo dự đoán của các chuyên gia, trong vòng 5 năm tới, dư nợ cho vay tiêu dùng của Việt Nam có thể đạt tới 10% GDP, bình quân mỗi năm tăng trưởng 20%.
Tuy nhiên trên thực tế, hầu hết các công ty tài chính hiện nay đang cho vay tiêu dùng với mức lãi suất phổ biến khoảng 20-30%/năm, hoặc thậm chí cao hơn trong khi mức lãi suất này tại các ngân hàng thương mại chỉ khoảng 10-13%/năm.
Điều này tạo nên một tâm lý e dè trong dư luận, đồng thời làm hạn chế khả năng tiếp cận và mở rộng khách hàng của bản thân các công ty tài chính.
Lý giải về điều này, chuyên gia tài chính Lê Xuân Nghĩa cho rằng, việc áp dụng lãi suất cao tại các công ty tài chính là điều dễ hiểu, bởi rủi ro cao thì luôn đi song hành với lãi suất cao.
Khoản vay tại các ngân hàng thương mại có mức lãi suất thấp hơn là do các khoản vay này có giá trị lớn, thời gian dài và có tài sản đảm bảo, còn so với những rủi ro tiềm ẩn của loại hình vay tiêu dùng tín chấp (khoản vay nhỏ, thời gian ngắn, không có tài sản thế chấp) thì mức lãi suất này mới chỉ đủ bù đắp cho các chi phí vận hành.
Theo ông Lê Xuân Nghĩa, thực tế hoạt động của các công ty tài chính cho thấy họ mới chỉ đang thực hiện mục tiêu chủ yếu là chiếm lĩnh thị phần. Vì vậy, các công ty tài chính đều tạo cơ hội thuận lợi tối đa để người tiêu dùng tiếp cận được dễ dàng với các khoản vay.
Các yêu cầu đối với hồ sơ vay vốn tại các công ty tài chính thường rất đơn giản, nhưng nếu công ty tài chính làm ẩu thì cũng chính họ đang tự chuốc lấy phần rủi ro cao hơn về phía mình.
Một số chuyên gia tài chính cũng nhìn nhận, do chi phí hoạt động cho vay tiêu dùng khá cao vì các khoản vay thường có thời hạn rất ngắn (từ 6 - 24 tháng), giá trị nhỏ, thậm chí nhiều khoản vay chỉ vài triệu đồng nhưng yêu cầu chung là phải làm thủ tục xét duyệt đơn giản, nhanh chóng, ngoài ra chi phí vận hành tại các công ty tài chính cũng tương tự như các ngân hàng thương mại nên vô hình chung làm tăng chi phí quản lý của các công ty tài chính.
Bên cạnh đó, theo Luật Các tổ chức tín dụng, công ty tài chính không được huy động vốn từ thị trường bán lẻ là dân cư mà chỉ được huy động vốn từ thị trường bán buôn, như vay vốn nước ngoài, vay liên ngân hàng, hoặc từ tổ chức tài chính khác..., điều này cũng đã làm tăng chi phí vốn của các công ty tài chính cao hơn so với những loại hình cho vay khác.
Ngóng hành lang pháp lý
Hiện Ngân hàng Nhà nước đang dự thảo thông tư quy định về hoạt động tín dụng tiêu dùng của công ty tài chính. Sau khi hoàn thiện và áp dụng trên thực tế, thông tư này sẽ là hành lang pháp lý quan trọng để quản lý hoạt động cho vay tiêu dùng tốt hơn nữa.
Bên cạnh đó, với việc Bộ luật Dân sự đang được rà soát, sửa đổi thì nội dung quy định về lãi suất cho vay tối đa của các giao dịch dân sự cũng cần được sửa đổi để khắc phục các bất cập trong thời gian qua.
Hiện tại, nếu không có loại hình tín dụng tiêu dùng, có lẽ không ít người dân sẽ phải tìm đến tín dụng “đen”. So với lãi suất cho vay cầm đồ hiện lên tới trên 100% và thậm chí là vài trăm %/năm, thì lãi suất cho vay tiêu dùng của các công ty tài chính thấp hơn nhiều.
Nhưng bên cạnh đó, vẫn có nhiều trường hợp khách hàng nhầm lẫn, hoặc chưa hiểu hết về mức lãi suất cho vay giữa các ngân hàng thương mại với các công ty tài chính, không đọc kỹ những điều khoản hợp đồng, đã dẫn đến không hiểu đúng nghĩa vụ trả lãi, gây kiện cáo hoặc không trả được nợ.
Bởi vậy, việc tạo hành lang pháp lý để phát triển thị trường tài chính tiêu dùng là hết sức cần thiết, theo hướng bảo đảm tính chủ động của tổ chức tín dụng, sự minh bạch, lành mạnh trong áp dụng lãi suất cho vay để tăng tính cạnh tranh.
Nhiều ý kiến từ giới chuyên môn cho rằng, cơ quan chức năng cần củng cố hoặc ban hành thêm các quy định chi tiết về tiêu chuẩn hoạt động của các công ty tài chính trong lĩnh vực cho vay tiêu dùng như nâng cao điều kiện cấp phép đối với hoạt động cho vay tiêu dùng; quy định về các hệ số đảm bảo an toàn, tiêu chuẩn quản trị như chi phí quản lý, thù lao nhà quản lý… để tạo hành lang pháp lý cho hoạt động của các công ty tài chính.
Ngoài ra, cũng cần nâng cao yêu cầu về quản lý rủi ro tín dụng; thực hiện phân loại, chấm điểm khách hàng, tránh tình trạng khách hàng tốt phải chịu lãi suất cao gánh rủi ro của khách hàng tín nhiệm thấp, nhằm bảo đảm quyền lợi cho khách hàng và nâng cao uy tín của các công ty tài chính.
Tuy nhiên, sự chênh lệch lãi suất giữa các khoản vay tiêu dùng tại ngân hàng và các công ty tài chính đang đặt ra những thắc mắc cho người tiêu dùng.
Giải mã chênh lệch
Với quy mô dân số trên 90 triệu người, trong đó 51,6% là dân số trẻ đang ở độ tuổi lao động, tiềm năng của thị trường tài chính tiêu dùng Việt Nam được đánh giá là rất lớn.
Nếu như tại các nước phát triển, tín dụng tiêu dùng có thể chiếm từ 17-18% GDP, thì ở Việt Nam, con số này hiện mới chỉ ở mức 5-6%. Đón bắt xu thế, hàng loạt công ty tài chính đã hình thành, cung cấp nhiều dịch vụ đa dạng và hướng tới những khách hàng có thu nhập từ mức trung bình.
Đây chính là những đối tượng khách hàng ít có cơ hội tiếp cận được với các khoản vay có tài sản thế chấp tại ngân hàng.
Trong 10 năm phát triển tại Việt Nam, thị trường tài chính tiêu dùng đã có sự tăng trưởng mạnh mẽ. Hoạt động cho vay tiêu dùng của các tổ chức tín dụng về cơ bản đã đáp ứng tốt nhu cầu của người dân, làm tăng khả năng tiếp cận tài chính, góp phần kích thích tiêu dùng từ đó hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.
Theo dự đoán của các chuyên gia, trong vòng 5 năm tới, dư nợ cho vay tiêu dùng của Việt Nam có thể đạt tới 10% GDP, bình quân mỗi năm tăng trưởng 20%.
Tuy nhiên trên thực tế, hầu hết các công ty tài chính hiện nay đang cho vay tiêu dùng với mức lãi suất phổ biến khoảng 20-30%/năm, hoặc thậm chí cao hơn trong khi mức lãi suất này tại các ngân hàng thương mại chỉ khoảng 10-13%/năm.
Điều này tạo nên một tâm lý e dè trong dư luận, đồng thời làm hạn chế khả năng tiếp cận và mở rộng khách hàng của bản thân các công ty tài chính.
Lý giải về điều này, chuyên gia tài chính Lê Xuân Nghĩa cho rằng, việc áp dụng lãi suất cao tại các công ty tài chính là điều dễ hiểu, bởi rủi ro cao thì luôn đi song hành với lãi suất cao.
Khoản vay tại các ngân hàng thương mại có mức lãi suất thấp hơn là do các khoản vay này có giá trị lớn, thời gian dài và có tài sản đảm bảo, còn so với những rủi ro tiềm ẩn của loại hình vay tiêu dùng tín chấp (khoản vay nhỏ, thời gian ngắn, không có tài sản thế chấp) thì mức lãi suất này mới chỉ đủ bù đắp cho các chi phí vận hành.
Theo ông Lê Xuân Nghĩa, thực tế hoạt động của các công ty tài chính cho thấy họ mới chỉ đang thực hiện mục tiêu chủ yếu là chiếm lĩnh thị phần. Vì vậy, các công ty tài chính đều tạo cơ hội thuận lợi tối đa để người tiêu dùng tiếp cận được dễ dàng với các khoản vay.
Các yêu cầu đối với hồ sơ vay vốn tại các công ty tài chính thường rất đơn giản, nhưng nếu công ty tài chính làm ẩu thì cũng chính họ đang tự chuốc lấy phần rủi ro cao hơn về phía mình.
Một số chuyên gia tài chính cũng nhìn nhận, do chi phí hoạt động cho vay tiêu dùng khá cao vì các khoản vay thường có thời hạn rất ngắn (từ 6 - 24 tháng), giá trị nhỏ, thậm chí nhiều khoản vay chỉ vài triệu đồng nhưng yêu cầu chung là phải làm thủ tục xét duyệt đơn giản, nhanh chóng, ngoài ra chi phí vận hành tại các công ty tài chính cũng tương tự như các ngân hàng thương mại nên vô hình chung làm tăng chi phí quản lý của các công ty tài chính.
Bên cạnh đó, theo Luật Các tổ chức tín dụng, công ty tài chính không được huy động vốn từ thị trường bán lẻ là dân cư mà chỉ được huy động vốn từ thị trường bán buôn, như vay vốn nước ngoài, vay liên ngân hàng, hoặc từ tổ chức tài chính khác..., điều này cũng đã làm tăng chi phí vốn của các công ty tài chính cao hơn so với những loại hình cho vay khác.
Ngóng hành lang pháp lý
Hiện Ngân hàng Nhà nước đang dự thảo thông tư quy định về hoạt động tín dụng tiêu dùng của công ty tài chính. Sau khi hoàn thiện và áp dụng trên thực tế, thông tư này sẽ là hành lang pháp lý quan trọng để quản lý hoạt động cho vay tiêu dùng tốt hơn nữa.
Bên cạnh đó, với việc Bộ luật Dân sự đang được rà soát, sửa đổi thì nội dung quy định về lãi suất cho vay tối đa của các giao dịch dân sự cũng cần được sửa đổi để khắc phục các bất cập trong thời gian qua.
Hiện tại, nếu không có loại hình tín dụng tiêu dùng, có lẽ không ít người dân sẽ phải tìm đến tín dụng “đen”. So với lãi suất cho vay cầm đồ hiện lên tới trên 100% và thậm chí là vài trăm %/năm, thì lãi suất cho vay tiêu dùng của các công ty tài chính thấp hơn nhiều.
Nhưng bên cạnh đó, vẫn có nhiều trường hợp khách hàng nhầm lẫn, hoặc chưa hiểu hết về mức lãi suất cho vay giữa các ngân hàng thương mại với các công ty tài chính, không đọc kỹ những điều khoản hợp đồng, đã dẫn đến không hiểu đúng nghĩa vụ trả lãi, gây kiện cáo hoặc không trả được nợ.
Bởi vậy, việc tạo hành lang pháp lý để phát triển thị trường tài chính tiêu dùng là hết sức cần thiết, theo hướng bảo đảm tính chủ động của tổ chức tín dụng, sự minh bạch, lành mạnh trong áp dụng lãi suất cho vay để tăng tính cạnh tranh.
Nhiều ý kiến từ giới chuyên môn cho rằng, cơ quan chức năng cần củng cố hoặc ban hành thêm các quy định chi tiết về tiêu chuẩn hoạt động của các công ty tài chính trong lĩnh vực cho vay tiêu dùng như nâng cao điều kiện cấp phép đối với hoạt động cho vay tiêu dùng; quy định về các hệ số đảm bảo an toàn, tiêu chuẩn quản trị như chi phí quản lý, thù lao nhà quản lý… để tạo hành lang pháp lý cho hoạt động của các công ty tài chính.
Ngoài ra, cũng cần nâng cao yêu cầu về quản lý rủi ro tín dụng; thực hiện phân loại, chấm điểm khách hàng, tránh tình trạng khách hàng tốt phải chịu lãi suất cao gánh rủi ro của khách hàng tín nhiệm thấp, nhằm bảo đảm quyền lợi cho khách hàng và nâng cao uy tín của các công ty tài chính.