Làm gì để cải thiện hình ảnh lao động Việt Nam tại Hàn Quốc?
Tình trạng xin chuyển xưởng của lao động Việt Nam tại Hàn Quốc đang đứng đầu danh sách 15 quốc gia phái cử
Tỷ lệ lao động Việt Nam bỏ trốn và chuyển xưởng tại Hàn Quốc tăng cao đang là thực trạng đáng báo động, làm giảm uy tín của lao động Việt Nam tại thị trường tiềm năng này.
Thống kê chưa đầy đủ của Cục Phát triển nguồn nhân lực (Bộ Lao động Hàn Quốc), có khoảng 20% lao động nhập cư đang sống bất hợp pháp tại nước này. Riêng Việt Nam hiện có khoảng gần 15.000 lao động sống bất hợp pháp ở Hàn Quốc. Trong đó, số lao động đi theo chương trình cấp phép lao động nước ngoài (EPS) hết hạn ở lại hoặc trốn ra ngoài là 8.400 người.
Tình trạng xin chuyển xưởng của lao động Việt Nam tại Hàn Quốc cũng đang đứng đầu danh sách 15 quốc gia phái cử, chiếm tỷ lệ 35% số lao động nước ngoài xin chuyển xưởng. Con số này ở lao động các nước thấp hơn rất nhiều, Thái Lan 8,0%; Philippines 10,1%; Indonesia là 11,7%...
Các chuyên gia trong lĩnh vực lao động nhận định, tình trạng lao động cư trú bất hợp pháp và tỷ lệ lao động chuyển xưởng tăng cao sẽ khiến hình ảnh lao động Việt Nam trong mắt chủ sử dụng lao động nước sở tại xấu đi, ảnh hưởng lớn đến chương trình đưa lao động sang Hàn quốc theo chương trình EPS ở Việt Nam.
Ông Phạm Anh Thắng, Bí thư thứ nhất Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc cho biết, đa số lao động Việt Nam tại Hàn Quốc có việc làm, thu nhập ổn định, bình quân từ 900 USD – 1.100 USD/người/tháng, nhiều người có thu nhập cao hơn.
Điều kiện làm việc và thu nhập tại Hàn Quốc khá tốt, nhưng lo ngại nhất hiện nay là tình trạng lao động bỏ trốn và tùy tiện xin chuyển xưởng, thay đổi nơi làm việc. Ông Thắng khẳng định tình trạng này đang gây tâm lý lo ngại cho chủ sử dụng lao động và cơ quan chức năng Hàn Quốc.
Trao đổi với VnEconomy, đại diện Cơ quan phát triển nguồn nhân lực Hàn Quốc cũng cho rằng, lao động Việt Nam luôn có tâm lý so sánh thu nhập giữa các doanh nghiệp nên họ thường xuyên chuyển nơi làm việc.
Theo quy định thì lao động nước ngoài có thể chuyển nơi làm việc tối đa là ba lần. Tuy nhiên, vị này cho rằng, lao động không nên xin chuyển nơi làm quá nhiều lần. Nếu liên tục chuyển nơi làm việc họ sẽ không được lòng chủ sử dụng. Như vậy, chủ sử dụng không thể đánh giá cao năng lực của họ và rất ít cơ hội gia hạn hợp đồng sau 3 năm làm việc của những lao động này.
Nguyên nhân lao động bỏ trốn được các chuyên gia trong lĩnh vực này nhìn nhận là do áp lực kinh tế. Trong khi ý thức của lao động vẫn còn kém thì Hàn Quốc là thị trường có việc làm ổn định và thu nhập cao nhất trong số các thị trường tiếp nhận lao động nhập cư hiện nay.
Với chương trình EPS, chi phí mỗi lao động phải bỏ ra chỉ hơn 600 USD, tuy nhiên thực tế, nhiều lao động cho biết, họ đã phải mất ít nhất 6.000 đến 8.000 USD để được đi làm việc ở Hàn Quốc.
Khi chi phí bỏ ra nhiều, áp lực kiếm tiền trả nợ lớn, lao động hết hợp đồng đã tìm cách ở lại để kiếm thêm tiền.
Thêm một đối tượng nữa bỏ trốn khá phổ biến hiện nay ở Hàn Quốc chính là những lao động bị mắc bệnh, chủ yếu là viêm gan B. Đây là những đối tượng biết mình có bệnh vẫn cố tình làm giấy khám sức khỏe đảm bảo để hoàn thiện hồ sơ, khi sang đến sân bay Hàn Quốc thì bỏ trốn. Bởi, các lao động này biết chắc rằng khi sang đến Hàn Quốc, họ sẽ được đón từ sân bay về tập trung học bồi dưỡng kiến thức và làm xét nghiệm máu. Nếu bị bệnh thì sẽ phải quay về nước.
Ông Vũ Minh Xuyên, Phó giám đốc Trung tâm lao động ngoài nước cho biết, các đợt xuất cảnh của lao động sắp tới sẽ có thêm phần test nhanh để phát hiện loại bỏ các trường hợp bị bệnh nhằm kiểm soát hạn chế tối đa lao động bỏ trốn ngay khi đến sân bay Hàn Quốc.
Ông Xuyên cho rằng, không thể để những bất cập nói trên làm giảm uy tín tại thị trường tiềm năng như Hàn Quốc.
Về vấn đề này, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã giao Cục Quản lý lao động ngoài nước và Trung tâm lao động ngoài nước xây dựng đề án chống chuyển xưởng và chống bỏ trốn nhằm hạn chế tối đa tình trạng trên.
Tuy nhiên, để tạo dựng một thương hiệu lao động có uy tín, không ai khác ngoài chính người lao động cần nâng cao ý thức, kỷ luật, tuân thủ hợp đồng và các qui định của pháp luật khi đi làm việc ở nước ngoài. Cơ quan quản lý và doanh nghiệp sử dụng không thể làm hộ lao động việc này được, ông Xuyên khẳng định.
Thống kê chưa đầy đủ của Cục Phát triển nguồn nhân lực (Bộ Lao động Hàn Quốc), có khoảng 20% lao động nhập cư đang sống bất hợp pháp tại nước này. Riêng Việt Nam hiện có khoảng gần 15.000 lao động sống bất hợp pháp ở Hàn Quốc. Trong đó, số lao động đi theo chương trình cấp phép lao động nước ngoài (EPS) hết hạn ở lại hoặc trốn ra ngoài là 8.400 người.
Tình trạng xin chuyển xưởng của lao động Việt Nam tại Hàn Quốc cũng đang đứng đầu danh sách 15 quốc gia phái cử, chiếm tỷ lệ 35% số lao động nước ngoài xin chuyển xưởng. Con số này ở lao động các nước thấp hơn rất nhiều, Thái Lan 8,0%; Philippines 10,1%; Indonesia là 11,7%...
Các chuyên gia trong lĩnh vực lao động nhận định, tình trạng lao động cư trú bất hợp pháp và tỷ lệ lao động chuyển xưởng tăng cao sẽ khiến hình ảnh lao động Việt Nam trong mắt chủ sử dụng lao động nước sở tại xấu đi, ảnh hưởng lớn đến chương trình đưa lao động sang Hàn quốc theo chương trình EPS ở Việt Nam.
Ông Phạm Anh Thắng, Bí thư thứ nhất Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc cho biết, đa số lao động Việt Nam tại Hàn Quốc có việc làm, thu nhập ổn định, bình quân từ 900 USD – 1.100 USD/người/tháng, nhiều người có thu nhập cao hơn.
Điều kiện làm việc và thu nhập tại Hàn Quốc khá tốt, nhưng lo ngại nhất hiện nay là tình trạng lao động bỏ trốn và tùy tiện xin chuyển xưởng, thay đổi nơi làm việc. Ông Thắng khẳng định tình trạng này đang gây tâm lý lo ngại cho chủ sử dụng lao động và cơ quan chức năng Hàn Quốc.
Trao đổi với VnEconomy, đại diện Cơ quan phát triển nguồn nhân lực Hàn Quốc cũng cho rằng, lao động Việt Nam luôn có tâm lý so sánh thu nhập giữa các doanh nghiệp nên họ thường xuyên chuyển nơi làm việc.
Theo quy định thì lao động nước ngoài có thể chuyển nơi làm việc tối đa là ba lần. Tuy nhiên, vị này cho rằng, lao động không nên xin chuyển nơi làm quá nhiều lần. Nếu liên tục chuyển nơi làm việc họ sẽ không được lòng chủ sử dụng. Như vậy, chủ sử dụng không thể đánh giá cao năng lực của họ và rất ít cơ hội gia hạn hợp đồng sau 3 năm làm việc của những lao động này.
Nguyên nhân lao động bỏ trốn được các chuyên gia trong lĩnh vực này nhìn nhận là do áp lực kinh tế. Trong khi ý thức của lao động vẫn còn kém thì Hàn Quốc là thị trường có việc làm ổn định và thu nhập cao nhất trong số các thị trường tiếp nhận lao động nhập cư hiện nay.
Với chương trình EPS, chi phí mỗi lao động phải bỏ ra chỉ hơn 600 USD, tuy nhiên thực tế, nhiều lao động cho biết, họ đã phải mất ít nhất 6.000 đến 8.000 USD để được đi làm việc ở Hàn Quốc.
Khi chi phí bỏ ra nhiều, áp lực kiếm tiền trả nợ lớn, lao động hết hợp đồng đã tìm cách ở lại để kiếm thêm tiền.
Thêm một đối tượng nữa bỏ trốn khá phổ biến hiện nay ở Hàn Quốc chính là những lao động bị mắc bệnh, chủ yếu là viêm gan B. Đây là những đối tượng biết mình có bệnh vẫn cố tình làm giấy khám sức khỏe đảm bảo để hoàn thiện hồ sơ, khi sang đến sân bay Hàn Quốc thì bỏ trốn. Bởi, các lao động này biết chắc rằng khi sang đến Hàn Quốc, họ sẽ được đón từ sân bay về tập trung học bồi dưỡng kiến thức và làm xét nghiệm máu. Nếu bị bệnh thì sẽ phải quay về nước.
Ông Vũ Minh Xuyên, Phó giám đốc Trung tâm lao động ngoài nước cho biết, các đợt xuất cảnh của lao động sắp tới sẽ có thêm phần test nhanh để phát hiện loại bỏ các trường hợp bị bệnh nhằm kiểm soát hạn chế tối đa lao động bỏ trốn ngay khi đến sân bay Hàn Quốc.
Ông Xuyên cho rằng, không thể để những bất cập nói trên làm giảm uy tín tại thị trường tiềm năng như Hàn Quốc.
Về vấn đề này, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã giao Cục Quản lý lao động ngoài nước và Trung tâm lao động ngoài nước xây dựng đề án chống chuyển xưởng và chống bỏ trốn nhằm hạn chế tối đa tình trạng trên.
Tuy nhiên, để tạo dựng một thương hiệu lao động có uy tín, không ai khác ngoài chính người lao động cần nâng cao ý thức, kỷ luật, tuân thủ hợp đồng và các qui định của pháp luật khi đi làm việc ở nước ngoài. Cơ quan quản lý và doanh nghiệp sử dụng không thể làm hộ lao động việc này được, ông Xuyên khẳng định.