Làm phần mềm cho Nhật: “Cơ hội ngàn năm có một”
Người đứng đầu FPT đánh giá về cơ hội cho các doanh nghiệp công nghệ Việt Nam tại thị trường Nhật Bản
Vietnam ICT Day in Japan 2013, sự kiện đầu tiên trong chuỗi các hoạt động quảng bá ngành gia công phần mềm của Việt Nam tại thị trường Nhật Bản vừa được FPT, Hiệp hội Doanh nghiệp phần mềm và Dịch vụ công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA) phối hợp với tạp chí Nikkei Computer tổ chức.
Mục đích của chuỗi hoạt động này là thu hút quan tâm, đầu tư của các doanh nghiệp Nhật Bản vào thị trường công nghệ thông tin Việt Nam, đồng thời thể hiện sự chủ động của các doanh nghiệp Việt Nam trong việc khai thác cơ hội phát triển tại thị trường Nhật Bản.
VnEconomy đã có cuộc trao đổi với ông Trương Gia Bình, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Công ty Cổ phần FPT, người đồng thời là Chủ tịch VINASA, sau khi ông trở về từ sự kiện trên.
Ông nghĩ thế nào về mức độ quan tâm của doanh nghiệp Nhật Bản đến việc hợp tác với các doanh nghiệp công nghệ thông tin Việt Nam, nhìn từ sự kiện nói trên?
Theo con số thống kê từ Ban tổ chức, số người tham gia sự kiện Vietnam ICT Day in Japan 2013 so số người đăng ký đạt tỷ lệ 78%, tương ứng với con số 155/198 người. Con số này cao hơn so với trung bình chung tỷ lệ người Nhật tham gia các sự kiện được tổ chức tại Nhật, thông thường tỷ lệ này chỉ đạt con số 60% (thống kê của Nikkei Computer).
Con số này đủ để nói lên mức độ quan tâm của các doanh nghiệp Nhật Bản tới Việt Nam. Bên cạnh đó, theo phiếu khảo sát của Ban tổ chức, có tới 23% đại diện doanh nghiệp tham dự lần này khẳng định sẽ tham dự những sự kiện tiếp theo và 74% cho biết sẽ tham gia nếu có cơ hội.
Còn theo khảo sát của Nikkei Computer được công bố tại Vietnam ICT Day in Japan 2013, Việt Nam đang là điểm gia công phần mềm được nhiều doanh nghiệp Nhật Bản lựa chọn, đặc biệt trong bối cảnh quan hệ Nhật - Trung đang rất nhạy cảm như hiện nay.
Trước đó, tôi đã có các cuộc tiếp xúc với lãnh đạo cấp cao của các tập đoàn lớn của Nhật và họ đều khẳng định muốn giao việc, mở rộng quy mô hợp tác với doanh nghiệp Việt Nam. Điều họ quan tâm nhất hiện nay chỉ là Việt Nam có đủ người làm hay không?
Vậy thì theo ông, Việt Nam có đủ người để làm hay không?
Tôi thực sự lo ngại về điều này.
Theo tạp chí Nikkei Computer, năm 2012 vừa qua, Việt Nam đã vượt qua Ấn Độ giữ vị trí thứ hai về phát triển phần mềm cho Nhật Bản.
Cơ hội tăng trưởng không giới hạn từ thị trường Nhật Bản thực sự rất gần, có thể nói là trong tầm tay. Nếu coi hợp đồng làm gia công phần mềm là cá, thì chúng ta đang gặp một đàn cá rất lớn, nhưng liệu các doanh nghiệp Việt Nam có “đan” được một tấm lưới đủ chắc để nắm bắt cơ hội này hay không?
Vì nếu để thủng lưới, chúng ta có thể sẽ mất hết cá! Lãnh đạo Hiệp hội Doanh nghiệp phần mềm Nhật bản (JISA) cũng đã từng bày tỏ quan ngại với tôi rằng, “ngoài FPT, họ có thể làm việc với doanh nghiệp nào tại Việt Nam?”.
Theo tôi, cơ hội này là “ngàn năm có một”, chính vì vậy, chúng ta cần phải có ngay những hành động cụ thể để nắm bắt. Các doanh nghiệp cần phải tăng cường hợp tác nội ngành, chia sẻ cơ hội, cùng nhau tham gia vào các cuộc đánh bắt lớn. Bây giờ không phải là lúc chúng ta cạnh tranh lẫn nhau, mà phải cùng nhau đan lưới.
Ông đã có những cuộc tiếp xúc với các lãnh đạo tập đoàn lớn của Nhật Bản trong khuôn khổ sự kiện này, vậy theo ông, các doanh nghiệp Nhật Bản có kỳ vọng gì vào các doanh nghiệp ICT Việt Nam?
Như tôi đã nói ở trên, nhiều đối tác Nhật Bản sẵn sàng giao thêm việc cho doanh nghiệp Việt Nam và kỳ vọng Việt Nam sẽ là một lời giải hiệu quả cho những vấn đề họ đang gặp phải hiện nay, như vấn đề Trung Quốc + 1; thiếu nhân lực ICT; cắt giảm chi phí.
Do đó, vấn đề hiện nay là các doanh nghiệp Việt Nam có coi đây là cơ hội hay không, có quyết tâm đầu tư nguồn lực để nắm bắt cơ hội này hay không?
Tôi được biết, số lượng doanh nghiệp phần mềm làm với thị trường Nhật Bản đang chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng số doanh nghiệp phần mềm tại Việt Nam. Trong lúc kinh tế khó khăn, các doanh nghiệp phần mềm làm trong nước hoặc các thị trường khác lao đao, thì các doanh nghiệp phần mềm làm với thị trường Nhật Bản đang tăng trưởng ấn tượng, thậm chí có doanh nghiệp tăng trưởng tới 400% trong năm 2012.
Xu hướng này mới chỉ là bắt đầu. Vậy tại sao các doanh nghiệp không bắt đầu một hướng đi mới? Tôi tin rằng, đi cùng với Nhật Bản, quốc gia công nghệ hàng đầu thế giới, đối tác chiến lược của Việt Nam, là một lựa chọn đúng đắn cho các doanh nghiệp phần mềm Việt Nam.
Vậy theo ông, nguồn lực mà các doanh nghiệp phần mềm Việt Nam cần đầu tư ở đây là gì?
Mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp Nhật Bản hiện nay đối với Việt Nam vẫn là nguồn nhân lực. Chúng ta cần phải tập trung đào tạo, tuyển dụng nhiều hơn nữa đội ngũ lập trình viên, kỹ sư cầu nối, nhân viên bán hàng… sử dụng thành thạo tiếng Nhật.
Hiện đã có một số doanh nghiệp tập trung đầu tư mạnh cho vấn đề này, chẳng hạn như FPT với chương trình tuyển dụng sinh (sinh viên trở thành nhân viên của một công ty ngày khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường) dựa theo nhu cầu của khách hàng Nhật Bản. Bên cạnh đó, là hoàn thiện các quy trình chất lượng đáp ứng yêu cầu của khách hàng Nhật Bản.
Mục đích của chuỗi hoạt động này là thu hút quan tâm, đầu tư của các doanh nghiệp Nhật Bản vào thị trường công nghệ thông tin Việt Nam, đồng thời thể hiện sự chủ động của các doanh nghiệp Việt Nam trong việc khai thác cơ hội phát triển tại thị trường Nhật Bản.
VnEconomy đã có cuộc trao đổi với ông Trương Gia Bình, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Công ty Cổ phần FPT, người đồng thời là Chủ tịch VINASA, sau khi ông trở về từ sự kiện trên.
Ông nghĩ thế nào về mức độ quan tâm của doanh nghiệp Nhật Bản đến việc hợp tác với các doanh nghiệp công nghệ thông tin Việt Nam, nhìn từ sự kiện nói trên?
Theo con số thống kê từ Ban tổ chức, số người tham gia sự kiện Vietnam ICT Day in Japan 2013 so số người đăng ký đạt tỷ lệ 78%, tương ứng với con số 155/198 người. Con số này cao hơn so với trung bình chung tỷ lệ người Nhật tham gia các sự kiện được tổ chức tại Nhật, thông thường tỷ lệ này chỉ đạt con số 60% (thống kê của Nikkei Computer).
Con số này đủ để nói lên mức độ quan tâm của các doanh nghiệp Nhật Bản tới Việt Nam. Bên cạnh đó, theo phiếu khảo sát của Ban tổ chức, có tới 23% đại diện doanh nghiệp tham dự lần này khẳng định sẽ tham dự những sự kiện tiếp theo và 74% cho biết sẽ tham gia nếu có cơ hội.
Còn theo khảo sát của Nikkei Computer được công bố tại Vietnam ICT Day in Japan 2013, Việt Nam đang là điểm gia công phần mềm được nhiều doanh nghiệp Nhật Bản lựa chọn, đặc biệt trong bối cảnh quan hệ Nhật - Trung đang rất nhạy cảm như hiện nay.
Trước đó, tôi đã có các cuộc tiếp xúc với lãnh đạo cấp cao của các tập đoàn lớn của Nhật và họ đều khẳng định muốn giao việc, mở rộng quy mô hợp tác với doanh nghiệp Việt Nam. Điều họ quan tâm nhất hiện nay chỉ là Việt Nam có đủ người làm hay không?
Vậy thì theo ông, Việt Nam có đủ người để làm hay không?
Tôi thực sự lo ngại về điều này.
Theo tạp chí Nikkei Computer, năm 2012 vừa qua, Việt Nam đã vượt qua Ấn Độ giữ vị trí thứ hai về phát triển phần mềm cho Nhật Bản.
Cơ hội tăng trưởng không giới hạn từ thị trường Nhật Bản thực sự rất gần, có thể nói là trong tầm tay. Nếu coi hợp đồng làm gia công phần mềm là cá, thì chúng ta đang gặp một đàn cá rất lớn, nhưng liệu các doanh nghiệp Việt Nam có “đan” được một tấm lưới đủ chắc để nắm bắt cơ hội này hay không?
Vì nếu để thủng lưới, chúng ta có thể sẽ mất hết cá! Lãnh đạo Hiệp hội Doanh nghiệp phần mềm Nhật bản (JISA) cũng đã từng bày tỏ quan ngại với tôi rằng, “ngoài FPT, họ có thể làm việc với doanh nghiệp nào tại Việt Nam?”.
Theo tôi, cơ hội này là “ngàn năm có một”, chính vì vậy, chúng ta cần phải có ngay những hành động cụ thể để nắm bắt. Các doanh nghiệp cần phải tăng cường hợp tác nội ngành, chia sẻ cơ hội, cùng nhau tham gia vào các cuộc đánh bắt lớn. Bây giờ không phải là lúc chúng ta cạnh tranh lẫn nhau, mà phải cùng nhau đan lưới.
Ông đã có những cuộc tiếp xúc với các lãnh đạo tập đoàn lớn của Nhật Bản trong khuôn khổ sự kiện này, vậy theo ông, các doanh nghiệp Nhật Bản có kỳ vọng gì vào các doanh nghiệp ICT Việt Nam?
Như tôi đã nói ở trên, nhiều đối tác Nhật Bản sẵn sàng giao thêm việc cho doanh nghiệp Việt Nam và kỳ vọng Việt Nam sẽ là một lời giải hiệu quả cho những vấn đề họ đang gặp phải hiện nay, như vấn đề Trung Quốc + 1; thiếu nhân lực ICT; cắt giảm chi phí.
Do đó, vấn đề hiện nay là các doanh nghiệp Việt Nam có coi đây là cơ hội hay không, có quyết tâm đầu tư nguồn lực để nắm bắt cơ hội này hay không?
Tôi được biết, số lượng doanh nghiệp phần mềm làm với thị trường Nhật Bản đang chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng số doanh nghiệp phần mềm tại Việt Nam. Trong lúc kinh tế khó khăn, các doanh nghiệp phần mềm làm trong nước hoặc các thị trường khác lao đao, thì các doanh nghiệp phần mềm làm với thị trường Nhật Bản đang tăng trưởng ấn tượng, thậm chí có doanh nghiệp tăng trưởng tới 400% trong năm 2012.
Xu hướng này mới chỉ là bắt đầu. Vậy tại sao các doanh nghiệp không bắt đầu một hướng đi mới? Tôi tin rằng, đi cùng với Nhật Bản, quốc gia công nghệ hàng đầu thế giới, đối tác chiến lược của Việt Nam, là một lựa chọn đúng đắn cho các doanh nghiệp phần mềm Việt Nam.
Vậy theo ông, nguồn lực mà các doanh nghiệp phần mềm Việt Nam cần đầu tư ở đây là gì?
Mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp Nhật Bản hiện nay đối với Việt Nam vẫn là nguồn nhân lực. Chúng ta cần phải tập trung đào tạo, tuyển dụng nhiều hơn nữa đội ngũ lập trình viên, kỹ sư cầu nối, nhân viên bán hàng… sử dụng thành thạo tiếng Nhật.
Hiện đã có một số doanh nghiệp tập trung đầu tư mạnh cho vấn đề này, chẳng hạn như FPT với chương trình tuyển dụng sinh (sinh viên trở thành nhân viên của một công ty ngày khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường) dựa theo nhu cầu của khách hàng Nhật Bản. Bên cạnh đó, là hoàn thiện các quy trình chất lượng đáp ứng yêu cầu của khách hàng Nhật Bản.