Công nghiệp phần mềm vấp nỗi lo nhân lực
Với nguồn nhân lực ngày càng có nguy cơ giảm về số lượng, chất lượng, ngành công nghiệp phần mềm có nguy cơ "lui về ốc đảo"
Doanh thu năm 2010 của ngành công nghiệp phần mềm Việt Nam ước đạt 2 tỷ USD, tăng gấp 40 lần trong 10 năm qua, mức tăng trưởng bình quân hàng năm đạt trên 30% và nhân lực tăng tới 20 lần với hơn 100.000 lao động...
Với tốc độ tăng trưởng khá ấn tượng như trên, Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, tại Đại hội toàn thể lần thứ 3 của Hiệp hội Doanh nghiệp phần mềm Việt Nam (Vinasa) vừa diễn ra cuối tuần trước, chia sẻ: ngành công nghiệp phần mềm Việt Nam đang đi từ chỗ chưa có gì nay đã có tên trên bản đồ thế giới, khi được coi là một trong những điểm đến hấp dẫn về gia công phần mềm.
Nhất là trong 5 năm qua, ngành công nghiệp này đã có bước phát triển bứt phá ngoạn mục về qui mô và thị trường. Tỷ lệ tăng trưởng hàng năm của ngành thường xuyên cao gấp 3 - 4 lần tỷ lệ tăng trưởng GDP chung của cả nước, năng suất và giá trị sản lượng lao động trong ngành cũng cao hơn các ngành kinh tế khác từ 3 - 10 lần.
Và theo Phó thủ tướng, ngành phần mềm có thể đạt được tốc độ tăng trưởng 10 lần doanh thu so với hiện nay, tức khoảng 20 tỷ USD vào năm 2020, chiếm khoảng 8% GDP của cả nước và ngành này đang có cơ hội phát triển chưa từng có.
Thế nhưng, với quy mô, năng lực và chất lượng nguồn nhân lực hiện nay, hiện tại cũng như những tiềm năng kỳ vọng tương lai, ngành công nghiệp phần mềm của Việt Nam còn đang "gánh" rất nhiều nỗi lo, trong đó, đặc biệt là bài toán về nguồn nhân lực.
Theo ông Lê Trường Tùng, Hiệu trưởng Đại học FPT - đơn vị chủ đạo trong việc "sản sinh" ra nguồn nhân lực cho ngành phần mềm cả nước - thì ngành công nghiệp phần mềm Việt Nam đang rất lo ngại vì nguồn nhân lực ngày càng có dấu hiệu giảm sút.
Điển hình như trong hai mùa tuyển sinh năm 2009 và 2010, không ít trường đại học có chuyên ngành đạo tạo về công nghệ thông tin chỉ tuyển được 20 - 30 sinh viên, thấp hơn nhiều so với chỉ tiêu của trường. Thậm chí có trường đã không còn tuyển sinh ngành công nghệ thông tin, mặc dù vẫn có chỉ tiêu.
Vì thế, nếu như không có những giải pháp cấp bách và hiệu quả về nguồn nhân lực thì từ năm 2012, sẽ đánh dấu sự tụt dốc về nguồn nhân lực, sau khi năm 2008 được coi là năm "đỉnh cao" về tuyển sinh trong nhóm ngành công nghệ thông tin. Từ đó sẽ tác động trực tiếp đến doanh thu và phát triển của ngành phần mềm Việt Nam.
Một điều đáng lo ngại nữa, theo ông Tùng là nguồn nhân lực ngành phần mềm của Việt Nam... cũng "đang lui vào ốc đảo", vì các nước trong khu vực và nhất là những quốc gia làm phần mềm đang rất chú trọng vào tiếng Anh, thì Việt Nam lại chưa coi đây là một trong những yếu tố then chốt, nên đang tạo ra một "ốc đảo" riêng.
Với tốc độ tăng trưởng khá ấn tượng như trên, Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, tại Đại hội toàn thể lần thứ 3 của Hiệp hội Doanh nghiệp phần mềm Việt Nam (Vinasa) vừa diễn ra cuối tuần trước, chia sẻ: ngành công nghiệp phần mềm Việt Nam đang đi từ chỗ chưa có gì nay đã có tên trên bản đồ thế giới, khi được coi là một trong những điểm đến hấp dẫn về gia công phần mềm.
Nhất là trong 5 năm qua, ngành công nghiệp này đã có bước phát triển bứt phá ngoạn mục về qui mô và thị trường. Tỷ lệ tăng trưởng hàng năm của ngành thường xuyên cao gấp 3 - 4 lần tỷ lệ tăng trưởng GDP chung của cả nước, năng suất và giá trị sản lượng lao động trong ngành cũng cao hơn các ngành kinh tế khác từ 3 - 10 lần.
Và theo Phó thủ tướng, ngành phần mềm có thể đạt được tốc độ tăng trưởng 10 lần doanh thu so với hiện nay, tức khoảng 20 tỷ USD vào năm 2020, chiếm khoảng 8% GDP của cả nước và ngành này đang có cơ hội phát triển chưa từng có.
Thế nhưng, với quy mô, năng lực và chất lượng nguồn nhân lực hiện nay, hiện tại cũng như những tiềm năng kỳ vọng tương lai, ngành công nghiệp phần mềm của Việt Nam còn đang "gánh" rất nhiều nỗi lo, trong đó, đặc biệt là bài toán về nguồn nhân lực.
Theo ông Lê Trường Tùng, Hiệu trưởng Đại học FPT - đơn vị chủ đạo trong việc "sản sinh" ra nguồn nhân lực cho ngành phần mềm cả nước - thì ngành công nghiệp phần mềm Việt Nam đang rất lo ngại vì nguồn nhân lực ngày càng có dấu hiệu giảm sút.
Điển hình như trong hai mùa tuyển sinh năm 2009 và 2010, không ít trường đại học có chuyên ngành đạo tạo về công nghệ thông tin chỉ tuyển được 20 - 30 sinh viên, thấp hơn nhiều so với chỉ tiêu của trường. Thậm chí có trường đã không còn tuyển sinh ngành công nghệ thông tin, mặc dù vẫn có chỉ tiêu.
Vì thế, nếu như không có những giải pháp cấp bách và hiệu quả về nguồn nhân lực thì từ năm 2012, sẽ đánh dấu sự tụt dốc về nguồn nhân lực, sau khi năm 2008 được coi là năm "đỉnh cao" về tuyển sinh trong nhóm ngành công nghệ thông tin. Từ đó sẽ tác động trực tiếp đến doanh thu và phát triển của ngành phần mềm Việt Nam.
Một điều đáng lo ngại nữa, theo ông Tùng là nguồn nhân lực ngành phần mềm của Việt Nam... cũng "đang lui vào ốc đảo", vì các nước trong khu vực và nhất là những quốc gia làm phần mềm đang rất chú trọng vào tiếng Anh, thì Việt Nam lại chưa coi đây là một trong những yếu tố then chốt, nên đang tạo ra một "ốc đảo" riêng.