Lạm phát có tăng khi kinh tế phục hồi?
Có một cái gì đó mâu thuẫn, khi các gói kích thích kinh tế với lượng tiền khổng được đưa ra... nhưng lạm phát vẫn giảm
Có một cái gì đó mâu thuẫn, khi các gói kích thích kinh tế với một lượng tiền khổng lồ được đưa ra của các chính phủ, khi lãi suất của ngân hàng trung ương từ Mỹ, đến Nhật, đến EU, đến Anh, đều xuống thấp,... nhưng mức lạm phát liên tục giảm trên phạm vi toàn thế giới.
Nhiều tổ chức và chuyên gia đã chuyển từ việc dùng cụm từ “lạm phát”, sang dùng cụm từ “thiểu phát”, “giảm phát” để chỉ về tình hình kinh tế thế giới hiện nay.
Lạm phát giảm trước nỗ lực phục hồi kinh tế
Ngay nước Mỹ, với hàng nghìn tỷ USD đưa ra giải cứu và kích thích kinh tế, với lãi suất cơ bản hạ xuống còn 0-0,25% nhưng lạm phát đã mang dấu âm tháng thứ 6 liên tục.
Lý giải mâu thuẫn này, các chuyên gia cho rằng nguyên nhân chủ yếu là do kinh tế bị suy thoái (tăng trưởng kinh tế của các nước phát triển mang dấu âm).
Khi kinh tế bị suy thoái thì cả ba yếu tố của tăng trưởng như vốn đầu tư, công ăn việc làm và nhu cầu tiêu dùng, xuất nhập khẩu, đều bị sụt giảm theo. Lạm phát theo đó bị giảm mạnh và chuyển sang thiểu phát, giảm phát.
Tuy nhiên, khi có một lượng tiền lớn đưa ra lưu thông cũng tiềm ẩn yếu tố của lạm phát; nếu kinh tế có dấu hiệu phục hồi tăng trưởng thì lạm phát sẽ quay trở lại, bộc lộ ra, thậm chí sẽ bột phát.
Ngay “ông già tinh khôn” của giới đầu tư chứng khoán Warren Buffett gần đây cũng đã nói: một cuộc hồi phục kinh tế có thể kéo theo lạm phát tăng cao, bởi khi đó, sức cầu cũng sẽ tăng. Đó là tình hình chung của thế giới.
Việt Nam không nên coi thường lạm phát
Đối với Việt Nam, chưa thể coi thường lạm phát trở lại, bởi nhiều nguyên nhân.
Những nguyên nhân sâu xa của lạm phát tại Việt Nam vẫn còn đang tiềm ẩn. Hiệu quả đầu tư không những thấp mà còn tiếp tục giảm, biểu hiện rõ nhất ở hệ số sinh lời từ đồng vốn đầu tư (ICOR) tăng lên. Năng suất lao động thấp cũng là một trong những nguyên nhân tiềm ẩn của lạm phát.
Nếu lạm phát của thế giới tăng trở lại thì giá nguyên nhiên vật liệu sẽ tăng, cộng hưởng với những yếu tố ở trong nước sẽ làm cho lạm phát của Việt Nam cao hơn các nước như đã từng xảy ra trong năm 2008.
Mặt bằng giá tính theo năm của Việt Nam vẫn còn rất cao ở mức hai chữ số, mặc dù có xu hướng giảm qua các tháng.
Từ đầu năm đến nay, nhiều giải pháp kích cầu được đưa ra, trong đó có một số giải pháp liên quan đến tăng lượng tiền trong lưu thông. Trước hết là việc cấp bù lãi suất 4%, đã đưa một lượng vốn 144 nghìn tỷ đồng và khả năng sẽ có khoảng trên 400 nghìn tỷ đồng được đưa ra lưu thông bằng con đường này.
Cần có giải pháp thu hút lượng tiền này từ lưu thông trở về ngân hàng thông qua con đường thu hồi nợ vay, hút tiền về bằng huy động tiết kiệm với lãi suất hấp dẫn (cao hơn tốc độ tăng giá tiêu dùng). Trong thời gian qua còn có một lượng tiền thông qua con đường hỗ trợ người nghèo ăn Tết Kỷ Sửu (khoảng 1.750 tỷ đồng)...
Ngoài ra, lộ trình thực hiện giá thị trường đối với một số hàng hóa, dịch vụ quan trọng như điện, than, nước, học phí, viện phí... cũng sẽ làm cho mặt bằng giá tăng lên.
Hiện nay, do tăng trưởng kinh tế hai tháng bị sụt giảm, khả năng từ tháng 6 như dự báo mới phục hồi dần. Khi kinh tế phục hồi thì có khả năng lạm phát sẽ quay trở lại do các nguyên nhân ở trong nước cộng hưởng với yếu tố lạm phát trên thế giới.
Đây là một cảnh báo cần thiết đối với các nhà hoạch định chính sách kinh tế vĩ mô.
Nhiều tổ chức và chuyên gia đã chuyển từ việc dùng cụm từ “lạm phát”, sang dùng cụm từ “thiểu phát”, “giảm phát” để chỉ về tình hình kinh tế thế giới hiện nay.
Lạm phát giảm trước nỗ lực phục hồi kinh tế
Ngay nước Mỹ, với hàng nghìn tỷ USD đưa ra giải cứu và kích thích kinh tế, với lãi suất cơ bản hạ xuống còn 0-0,25% nhưng lạm phát đã mang dấu âm tháng thứ 6 liên tục.
Lý giải mâu thuẫn này, các chuyên gia cho rằng nguyên nhân chủ yếu là do kinh tế bị suy thoái (tăng trưởng kinh tế của các nước phát triển mang dấu âm).
Khi kinh tế bị suy thoái thì cả ba yếu tố của tăng trưởng như vốn đầu tư, công ăn việc làm và nhu cầu tiêu dùng, xuất nhập khẩu, đều bị sụt giảm theo. Lạm phát theo đó bị giảm mạnh và chuyển sang thiểu phát, giảm phát.
Tuy nhiên, khi có một lượng tiền lớn đưa ra lưu thông cũng tiềm ẩn yếu tố của lạm phát; nếu kinh tế có dấu hiệu phục hồi tăng trưởng thì lạm phát sẽ quay trở lại, bộc lộ ra, thậm chí sẽ bột phát.
Ngay “ông già tinh khôn” của giới đầu tư chứng khoán Warren Buffett gần đây cũng đã nói: một cuộc hồi phục kinh tế có thể kéo theo lạm phát tăng cao, bởi khi đó, sức cầu cũng sẽ tăng. Đó là tình hình chung của thế giới.
Việt Nam không nên coi thường lạm phát
Đối với Việt Nam, chưa thể coi thường lạm phát trở lại, bởi nhiều nguyên nhân.
Những nguyên nhân sâu xa của lạm phát tại Việt Nam vẫn còn đang tiềm ẩn. Hiệu quả đầu tư không những thấp mà còn tiếp tục giảm, biểu hiện rõ nhất ở hệ số sinh lời từ đồng vốn đầu tư (ICOR) tăng lên. Năng suất lao động thấp cũng là một trong những nguyên nhân tiềm ẩn của lạm phát.
Nếu lạm phát của thế giới tăng trở lại thì giá nguyên nhiên vật liệu sẽ tăng, cộng hưởng với những yếu tố ở trong nước sẽ làm cho lạm phát của Việt Nam cao hơn các nước như đã từng xảy ra trong năm 2008.
Mặt bằng giá tính theo năm của Việt Nam vẫn còn rất cao ở mức hai chữ số, mặc dù có xu hướng giảm qua các tháng.
Từ đầu năm đến nay, nhiều giải pháp kích cầu được đưa ra, trong đó có một số giải pháp liên quan đến tăng lượng tiền trong lưu thông. Trước hết là việc cấp bù lãi suất 4%, đã đưa một lượng vốn 144 nghìn tỷ đồng và khả năng sẽ có khoảng trên 400 nghìn tỷ đồng được đưa ra lưu thông bằng con đường này.
Cần có giải pháp thu hút lượng tiền này từ lưu thông trở về ngân hàng thông qua con đường thu hồi nợ vay, hút tiền về bằng huy động tiết kiệm với lãi suất hấp dẫn (cao hơn tốc độ tăng giá tiêu dùng). Trong thời gian qua còn có một lượng tiền thông qua con đường hỗ trợ người nghèo ăn Tết Kỷ Sửu (khoảng 1.750 tỷ đồng)...
Ngoài ra, lộ trình thực hiện giá thị trường đối với một số hàng hóa, dịch vụ quan trọng như điện, than, nước, học phí, viện phí... cũng sẽ làm cho mặt bằng giá tăng lên.
Hiện nay, do tăng trưởng kinh tế hai tháng bị sụt giảm, khả năng từ tháng 6 như dự báo mới phục hồi dần. Khi kinh tế phục hồi thì có khả năng lạm phát sẽ quay trở lại do các nguyên nhân ở trong nước cộng hưởng với yếu tố lạm phát trên thế giới.
Đây là một cảnh báo cần thiết đối với các nhà hoạch định chính sách kinh tế vĩ mô.