Lạm phát tăng đột biến, nhưng…
Giá tiêu dùng tăng đột biến 0,85% trong tháng 6, cao hơn gấp đôi dự báo, đe dọa "miếng cơm manh áo" của hơn 84 triệu cư dân
Với việc giá tiêu dùng tăng đột biến 0,85% trong tháng 6, cao hơn gấp đôi so với dự báo, hiển nhiên các nhà quản lý nước ta đã thêm một lần bất cập ở chỉ tiêu kinh tế liên quan đến "miếng cơm manh áo" của hơn 84 triệu cư dân.
Trong đó đáng quan tâm nhất là hàng chục triệu đồng bào vẫn phải "giật gấu vá vai", thậm chí làm không đủ ăn...
Đã có rất nhiều đánh giá, nhận định về việc chúng ta chưa thành công về vấn đề này, nhưng cần có một cái nhìn tổng quát hơn và biện chứng hơn.
Lạm phát vẫn thuộc "tốp" đầu
Trước hết, có ba điều cần đặc biệt nhấn mạnh liên quan mật thiết với vấn đề đang được bàn đến ở đây.
Thứ nhất, mặt bằng giá của những nước càng kém phát triển càng thấp, cho nên xu thế tăng nhanh để bắt kịp với mặt bằng giá cả thế giới là điều tất yếu. Do vậy, không có gì là lạ khi chỉ số lạm phát của những nước càng phát triển cao thì càng thấp, và ngược lại, của những nước càng phát triển thấp thì càng cao.
Cụ thể, theo các kết quả tính toán của WB, trong khi "rổ GNI" – tổng thu nhập quốc gia (gross national income) toàn cầu năm 2005 theo giá thực tế là 7.011 tỷ USD, nhưng nếu tính trên cơ sở đồng giá sức mua (PPP) hoặc đô la quốc tế (international dollars) thì sẽ được khuyếch đại lên 9.489 tỷ USD, tức là tăng thêm 2.478 tỷ USD, hay tăng 35,34%.
Trong đó, cùng tính theo PPP, nếu như "chiếc bánh" GNI của những nước giàu đều bị "co lại" với những mức độ khác nhau, thì của những nước nghèo đều "nở ra" rất nhiều và tổng mức "nở ra" này đương nhiên lớn hơn 35,34%.
Chẳng hạn, vẫn theo các kết quả tính toán của WB, trong khi GNI bình quân đầu người theo giá thực tế của quốc gia Luxemburg giàu nhất năm 2005 là 58.050 USD, còn tính theo PPP thì giảm 16,11%, chỉ còn 48.700 USD, hoặc cặp số liệu này của Mỹ là 43.569 USD và 42.000 USD (giảm 3,58%) v.v.., trong khi của nước ta là 620 USD và 3.000 USD (tăng 383,87%), hay của Trung Quốc là 1.740 USD và 6.790 USD (tăng 290,23%) v.v...
Những con số đó có nghĩa là, trong quá trình phát triển và hội nhập vào đời sống kinh tế thế giới, các nước nghèo đều có những "khoản dự trữ" không nhỏ để đẩy giá tiêu dùng của mình lên và Việt Nam cũng không phải là trường hợp ngoại lệ.
Thứ hai, điều có lẽ không mấy ai trong chúng ta không biết là ba năm rưỡi gần đây giá nguyên liệu liên tục sốt nóng.
Cụ thể, theo số liệu thống kê của IMF, nếu bình quân chỉ số giá nguyên liệu thế giới nói chung năm 2003 chỉ mới là 119,7 điểm (năm 1995 = 100), thì liên tục trong ba năm vừa qua lần lượt tăng đại nhảy vọt lên 151,5 điểm (tăng 26,57%); 195,7 điểm (tăng 29,17%) và 238,6 điểm (tăng 21,92%), còn trong trong 5 tháng đầu năm nay, sau khi "hạ nhiệt" chút ít trong mấy tháng đầu, đã tăng lên 255,9 điểm (tăng 17,1% so với tháng 1).
Trong đó, riêng chỉ số giá năng lượng (chiếm 47,8% trong "rổ hàng hoá nguyên liệu thế giới") đã tăng từ 295,8 điểm lên 352,9 điểm, tức là tăng 19,3%, còn chỉ số giá các loại nguyên liệu phi dầu mỏ còn lại (chiếm 52,2%) đã tăng từ 147,9 điểm lên 166,9 điểm, tức là cũng tăng 12,8%.
Thứ ba, đối với thị trường trong nước, kinh tế càng phát triển nhanh là cái "cớ" để lạm phát tăng càng cao, bởi điều đó đồng nghĩa với cầu các loại của nền kinh tế tất yếu đều tăng mạnh, kéo theo giá cả tăng.
Trong bối cảnh như vậy, các kết quả tính toán cho thấy, tuy lạm phát của nước ta trong 3 năm sốt nóng giá cả thế giới vừa qua đã trở nên nghiêm trọng hơn trước đó rất nhiều, nhưng xét trên tổng thể, có thể khẳng định một cách chắc chắn rằng, tình hình vẫn khả quan, bởi so với những nước ở trình độ phát triển tương đương nước ta, chúng ta vẫn thuộc "tốp đầu".
Cụ thể, nếu như trong 3 năm 2001-2003, bình quân nhịp độ lạm phát của nước ta chỉ là 2,60%/năm và với nhịp độ tăng GDP 7,10%/năm, hệ số giữa lạm phát và tăng trưởng chỉ là 0,37 lần, thì 3 năm vừa qua, "bộ ba" con số này là 8,15%/năm, 8,13%/năm và 1,00 lần, còn tính chung cho cả giai đoạn 2001-2006 là 5,33%/năm, 7,62%/năm và 0,70 lần.
Sốt nóng giá nguyên liệu: "thủ phạm chính"?
Những kết quả tính toán nói trên cho thấy, chẳng ít thì nhiều, lạm phát của đa số các quốc gia ở trình độ phát triển tương đương nước ta đều chịu những tác động tiêu cực của sốt nóng giá cả nguyên liệu thế giới.
Cụ thể, trong 3 năm 2001-2003 giá nguyên liệu thế giới bình ổn, hệ số giữa lạm phát và tăng trưởng của nước ta là 0,37 lần, chỉ cao hơn của Campuchia (0,21 lần) và còn thấp hơn của Georgia (0,53 lần).
Nhưng trong 3 năm giá nguyên liệu thế giới bất ổn 2004-2006, trong khi chỉ số này của Campuchia tăng lên 0,44 lần, của Georgia tăng lên 0,95 lần, còn của nước ta tăng vọt lên 1,00 lần và chính vì sự tăng vọt này mà chúng ta bị "tụt hạng" xuống vị trí thứ ba.
Thực tế này chắc chắn liên quan đến độ mở của nền kinh tế ở đầu vào nhập khẩu cũng như ở đầu ra xuất khẩu (tính theo tỷ lệ % giữa kim ngạch Xnhập khẩu và GDP).
Cụ thể, các kết quả tính toán về nhập khẩu 13 loại nguyên vật liệu chủ yếu có các số liệu thống kê về khối lượng và giá trị trong 6 tháng vừa qua cho thấy, trong tổng mức tăng bùng nổ 27,39%, chỉ có 10,62% là do tăng khối lượng, còn lại tới 15,16% là do tăng giá, tức là yếu tố sốt nóng giá nguyên liệu thế giới vừa qua đã làm khuyếch đại tới 61,22% trong tổng mức tăng bùng nổ nhập khẩu của nước ta.
Rõ ràng, với một nền kinh tế mà độ mở ở đầu vào nhập khẩu quá lớn, đặc biệt là nhập khẩu nguyên vật liệu lại chiếm tới khoảng 65-70% trong "rổ hàng hoá nhập khẩu" như nước ta, trong thời buổi "củi quế gạo châu" của nguyên vật liệu thế giới, với quy mô nhập khẩu sốt nóng giá cả thế giới vào thị trường trong nước rất lớn như vậy, việc giá tiêu dùng của nước ta tăng vọt là tất yếu, bởi nếu không thì đã có hàng loạt doanh nghiệp, thậm chí hàng loạt ngành sản xuất đã phải "sập tiệm".
Nói tóm lại, với việc giá tiêu dùng của nước ta tăng rất cao trong 6 tháng qua, gần như chắc chắn mục tiêu kiềm chế ở mức tăng thấp hơn năm 2006 sẽ bị phá sản và năm 2007 sẽ là năm thứ tư liên tiếp lạm phát của nước ta cao ngất ngưởng là điều đáng ngại.
Cho dù vậy, xét trên tổng thể, điều cực kỳ quan trọng là nền kinh tế nước ta vẫn phát triển lành mạnh, đứng trong "tốp" đầu của những quốc gia có cùng trình độ phát triển xét cả trên góc độ tăng trưởng và lạm phát.
Trong đó đáng quan tâm nhất là hàng chục triệu đồng bào vẫn phải "giật gấu vá vai", thậm chí làm không đủ ăn...
Đã có rất nhiều đánh giá, nhận định về việc chúng ta chưa thành công về vấn đề này, nhưng cần có một cái nhìn tổng quát hơn và biện chứng hơn.
Lạm phát vẫn thuộc "tốp" đầu
Trước hết, có ba điều cần đặc biệt nhấn mạnh liên quan mật thiết với vấn đề đang được bàn đến ở đây.
Thứ nhất, mặt bằng giá của những nước càng kém phát triển càng thấp, cho nên xu thế tăng nhanh để bắt kịp với mặt bằng giá cả thế giới là điều tất yếu. Do vậy, không có gì là lạ khi chỉ số lạm phát của những nước càng phát triển cao thì càng thấp, và ngược lại, của những nước càng phát triển thấp thì càng cao.
Cụ thể, theo các kết quả tính toán của WB, trong khi "rổ GNI" – tổng thu nhập quốc gia (gross national income) toàn cầu năm 2005 theo giá thực tế là 7.011 tỷ USD, nhưng nếu tính trên cơ sở đồng giá sức mua (PPP) hoặc đô la quốc tế (international dollars) thì sẽ được khuyếch đại lên 9.489 tỷ USD, tức là tăng thêm 2.478 tỷ USD, hay tăng 35,34%.
Trong đó, cùng tính theo PPP, nếu như "chiếc bánh" GNI của những nước giàu đều bị "co lại" với những mức độ khác nhau, thì của những nước nghèo đều "nở ra" rất nhiều và tổng mức "nở ra" này đương nhiên lớn hơn 35,34%.
Chẳng hạn, vẫn theo các kết quả tính toán của WB, trong khi GNI bình quân đầu người theo giá thực tế của quốc gia Luxemburg giàu nhất năm 2005 là 58.050 USD, còn tính theo PPP thì giảm 16,11%, chỉ còn 48.700 USD, hoặc cặp số liệu này của Mỹ là 43.569 USD và 42.000 USD (giảm 3,58%) v.v.., trong khi của nước ta là 620 USD và 3.000 USD (tăng 383,87%), hay của Trung Quốc là 1.740 USD và 6.790 USD (tăng 290,23%) v.v...
Những con số đó có nghĩa là, trong quá trình phát triển và hội nhập vào đời sống kinh tế thế giới, các nước nghèo đều có những "khoản dự trữ" không nhỏ để đẩy giá tiêu dùng của mình lên và Việt Nam cũng không phải là trường hợp ngoại lệ.
Thứ hai, điều có lẽ không mấy ai trong chúng ta không biết là ba năm rưỡi gần đây giá nguyên liệu liên tục sốt nóng.
Cụ thể, theo số liệu thống kê của IMF, nếu bình quân chỉ số giá nguyên liệu thế giới nói chung năm 2003 chỉ mới là 119,7 điểm (năm 1995 = 100), thì liên tục trong ba năm vừa qua lần lượt tăng đại nhảy vọt lên 151,5 điểm (tăng 26,57%); 195,7 điểm (tăng 29,17%) và 238,6 điểm (tăng 21,92%), còn trong trong 5 tháng đầu năm nay, sau khi "hạ nhiệt" chút ít trong mấy tháng đầu, đã tăng lên 255,9 điểm (tăng 17,1% so với tháng 1).
Trong đó, riêng chỉ số giá năng lượng (chiếm 47,8% trong "rổ hàng hoá nguyên liệu thế giới") đã tăng từ 295,8 điểm lên 352,9 điểm, tức là tăng 19,3%, còn chỉ số giá các loại nguyên liệu phi dầu mỏ còn lại (chiếm 52,2%) đã tăng từ 147,9 điểm lên 166,9 điểm, tức là cũng tăng 12,8%.
Thứ ba, đối với thị trường trong nước, kinh tế càng phát triển nhanh là cái "cớ" để lạm phát tăng càng cao, bởi điều đó đồng nghĩa với cầu các loại của nền kinh tế tất yếu đều tăng mạnh, kéo theo giá cả tăng.
Trong bối cảnh như vậy, các kết quả tính toán cho thấy, tuy lạm phát của nước ta trong 3 năm sốt nóng giá cả thế giới vừa qua đã trở nên nghiêm trọng hơn trước đó rất nhiều, nhưng xét trên tổng thể, có thể khẳng định một cách chắc chắn rằng, tình hình vẫn khả quan, bởi so với những nước ở trình độ phát triển tương đương nước ta, chúng ta vẫn thuộc "tốp đầu".
Cụ thể, nếu như trong 3 năm 2001-2003, bình quân nhịp độ lạm phát của nước ta chỉ là 2,60%/năm và với nhịp độ tăng GDP 7,10%/năm, hệ số giữa lạm phát và tăng trưởng chỉ là 0,37 lần, thì 3 năm vừa qua, "bộ ba" con số này là 8,15%/năm, 8,13%/năm và 1,00 lần, còn tính chung cho cả giai đoạn 2001-2006 là 5,33%/năm, 7,62%/năm và 0,70 lần.
Sốt nóng giá nguyên liệu: "thủ phạm chính"?
Những kết quả tính toán nói trên cho thấy, chẳng ít thì nhiều, lạm phát của đa số các quốc gia ở trình độ phát triển tương đương nước ta đều chịu những tác động tiêu cực của sốt nóng giá cả nguyên liệu thế giới.
Cụ thể, trong 3 năm 2001-2003 giá nguyên liệu thế giới bình ổn, hệ số giữa lạm phát và tăng trưởng của nước ta là 0,37 lần, chỉ cao hơn của Campuchia (0,21 lần) và còn thấp hơn của Georgia (0,53 lần).
Nhưng trong 3 năm giá nguyên liệu thế giới bất ổn 2004-2006, trong khi chỉ số này của Campuchia tăng lên 0,44 lần, của Georgia tăng lên 0,95 lần, còn của nước ta tăng vọt lên 1,00 lần và chính vì sự tăng vọt này mà chúng ta bị "tụt hạng" xuống vị trí thứ ba.
Thực tế này chắc chắn liên quan đến độ mở của nền kinh tế ở đầu vào nhập khẩu cũng như ở đầu ra xuất khẩu (tính theo tỷ lệ % giữa kim ngạch Xnhập khẩu và GDP).
Cụ thể, các kết quả tính toán về nhập khẩu 13 loại nguyên vật liệu chủ yếu có các số liệu thống kê về khối lượng và giá trị trong 6 tháng vừa qua cho thấy, trong tổng mức tăng bùng nổ 27,39%, chỉ có 10,62% là do tăng khối lượng, còn lại tới 15,16% là do tăng giá, tức là yếu tố sốt nóng giá nguyên liệu thế giới vừa qua đã làm khuyếch đại tới 61,22% trong tổng mức tăng bùng nổ nhập khẩu của nước ta.
Rõ ràng, với một nền kinh tế mà độ mở ở đầu vào nhập khẩu quá lớn, đặc biệt là nhập khẩu nguyên vật liệu lại chiếm tới khoảng 65-70% trong "rổ hàng hoá nhập khẩu" như nước ta, trong thời buổi "củi quế gạo châu" của nguyên vật liệu thế giới, với quy mô nhập khẩu sốt nóng giá cả thế giới vào thị trường trong nước rất lớn như vậy, việc giá tiêu dùng của nước ta tăng vọt là tất yếu, bởi nếu không thì đã có hàng loạt doanh nghiệp, thậm chí hàng loạt ngành sản xuất đã phải "sập tiệm".
Nói tóm lại, với việc giá tiêu dùng của nước ta tăng rất cao trong 6 tháng qua, gần như chắc chắn mục tiêu kiềm chế ở mức tăng thấp hơn năm 2006 sẽ bị phá sản và năm 2007 sẽ là năm thứ tư liên tiếp lạm phát của nước ta cao ngất ngưởng là điều đáng ngại.
Cho dù vậy, xét trên tổng thể, điều cực kỳ quan trọng là nền kinh tế nước ta vẫn phát triển lành mạnh, đứng trong "tốp" đầu của những quốc gia có cùng trình độ phát triển xét cả trên góc độ tăng trưởng và lạm phát.