Lạm phát: Tiền tệ có là nguyên nhân duy nhất?
Liệu có thể khẳng định rằng với chính sách thắt chặt tiền tệ như đang thực hiện, giá lương thực, giá xăng dầu sẽ giảm?
Lạm phát năm 2007 ở nước ta đã lên hai con số. Tháng 1/2008, giá tăng 2,38%. Giá cả tháng 2 dự kiến còn tăng mạnh hơn. Nếu không có biện pháp kìm chế hữu hiệu thì lạm phát trong năm nay tiếp tục cao là điều khó tránh.
Lạm phát tác động xấu đến tình hình kinh tế xã hội. Trước hết, nó ảnh hướng đến đời sống của các từng lớp dân cư, nhất là những người làm công ăn lương, những hộ nghèo. Lạm phát cũng làm suy giảm tốc độ tăng trưởng, giảm việc làm trong trung và dài hạn.
Tác động tổ hợp của ba dạng thức lạm phát
Cho đến nay, các nhà nghiên cứu đã thống nhất nhận định lạm phát ở Việt Nam là do nguyên nhân tiền tệ.
Từ nhận định này, Ngân hàng Nhà nước chủ trưong thắt chặt tiền tệ với những biện pháp mạnh như tăng lãi suất cấp vốn và lãi suất tái chiết khấu, tăng tỉ lệ dự trữ bắt buộc, phát hành tín phiếu và phân hạn mức mua cho các ngân hàng thương mại để rút bớt tiền khỏi lưu thông.
Nhưng có phải tiền tệ là nguyên nhân duy nhất của lạm phát ở nước ta hay không? Đây là vấn đề cần được làm rõ.
Lạm phát là một hiện tượng kinh tế xã hội phức tạp và xử lí lạm phát là bài toán khó trong quản lí vĩ mô, các mục tiêu lại mâu thuẫn nhau. Nó đòi hỏi sự đánh đổi và trả giá.
Điều quan trọng là xác định đúng nguyên nhân và lựa chọn hướng ưu tiên để có giải pháp phù hợp. Có như vậy giá phải trả cho việc kiềm chế lạm phát mới thấp.
Theo chúng tôi, kìm chế lạm phát là yêu cầu cấp bách. Chúng ta cần kéo lạm phát xuống một con số, và càng thấp càng tốt nhưng không hy sinh tiềm năng tăng trưởng của đất nước, nhất là trong điều kiện nước ta đã là thành viên tổ chức thương mại thế giới với những cơ hội mới mang lại, nhất là cơ hội về đầu tư nước ngoài và đầu tư tư nhân.
Vì vây, cần loại bỏ những dự án đầu tư kém hiệu quả, thắt chặt những khoản chi chưa thực sự cần thiết nhưng tạo mọi điều kiện cho đầu tư tư nhân và đầu tư nước ngoài để thúc đẩy tăng trưởng.
Về nguyên nhân lạm phát: lạm phát ở Việt Nam là sự tác động tổ hợp của cả ba dạng thức lạm phát: lạm phát tiền tệ (đây là dạng thức chủ yếu) lạm phát cầu kéo, lạm phát chi phí đẩy.
Ba dạng thức lạm phát này tác động trong một nền kinh tế chuyển đổi, các yếu tố của kinh tế thị trường hình thành chưa đồng bộ, cạnh tranh vì thế, rất chưa hoàn hảo và hiệu quả của đầu tư, kinh doanh còn thấp, mà biểu hiện là hệ số icor tăng cao; nền kinh tế nước ta lại đang hội nhập vào nền kinh tế thế giới đang toàn cầu hoá một cách sâu sắc.
Vì vậy, tuy lạm phát tuy không phải ở mức phi mã như những năm cuối thập kỷ 80 của thế kỷ trước nhưng để xử lý nó cũng có những điểm khác trước.
Lạm phát tiền tệ: Đây là dạng thức lạm phát lộ diện khá rõ. Năm 2007, với việc tung một khối lượng lớn tiền đông để mua ngoại tệ từ các nguồn đổ vào nước ta đã làm tăng lượng tiền trong lưu thông với mức tăng trên 30%, hạn mức tín dụng cũng tăng cao, mức tăng 38%.
Ấy là chưa kể sự tăng tín dụng trong các năm trước đã tạo nên hiện tượng tích phát tác động đến năm 2007 và có thể cả những năm sau.
Lạm phát cầu kéo: Do đầu tư bao gồm đầu tư công và đầu tư của các doanh nghiệp tăng, làm nhu cầu về nguyên liệu, nhiên liệu và thiết bị công nghệ tăng; thu nhập dân cư, kể cả thu nhập do xuất khẩu lao động và người thân từ nước ngoài gửi về không được tính vào tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cũng tăng, làm xuất hiện trong một bộ phận dân cư nhũng nhu cầu mới cao hơn.
Biểu hiện rõ nhất của lạm phát cầu kéo là nhu cầu nhập khẩu lương thực trên thị trường thế giới tăng, làm giá xuất khẩu tăng (giá xuất khẩu gạo bình quân của nước ta năm 2007 tăng trên 15% so với năm 2006) kéo theo cầu về lương thực trong nước cho xuất khẩu tăng. Trong khi đó, nguồn cung trong nước do tác động của thiên tai, dịch bệnh không thể tăng kịp.
Tất cả các yếu tố nói trên gây ra lạm phát cầu kéo, đẩy giá một số hàng hoá và dịch vụ, nhất là lương thực thực phẩm tăng theo. Giá lương thực, thưc phẩm cuối năm 2007 tăng 18,92% so với cuối năm 2006. Đây lại là nhóm hàng chiếm tỷ trọng 42,85%, tỉ trọng lớn nhất, trong rổ giá hàng hoá được khảo sát.
Lạm phát chi phí đẩy: Giá nguyên liệu, nhiên liệu ( đặc biệt là xăng dầu, các sản phẩm hoá dầu, thép và phôi thép…) trên thế giới trong những năm gần đây tăng mạnh. Trong điều kiện kinh tế nước ta phụ thuộc rất lớn vào nhập khẩu ( nhập khẩu chiếm đến 90% GDP ) giá nguyên liệu nhập tăng làm tăng giá thị trường trong nước.
Có ý kiến cho rằng nếu tốc độ cung tiền và hạn mức tín dụng không tăng thì dù cho giá thế giới tăng, giá trong nước cũng không thể tăng được vì khi đó sức mua có khả năng thanh toán sẽ giảm xuống và giá bình quân không tăng.
Theo chúng tôi, điều này chỉ xảy ra khi mức tăng giá các mặt hàng là giống nhau và tỉ lệ tiêu dùng các mặt hàng là giống nhau trong tổng mức tiêu dùng tính theo rổ hàng hoá được khảo sát và cũng chỉ xẩy ra trong điều kiện lao động toàn dụng. Trong thực tế, tỷ lệ tiêu dùng các loại hàng hoá là khác nhau và tốc độ tăng giá các mặt hàng là khác nhau.
Trong tiêu dùng, có những khoản chi mà thuật ngữ kinh tế học vĩ mô gọi là tiêu dùng tự định. Khi lượng cung tiền không tăng, nhu cầu sẽ được điều chỉnh theo hướng ưu tiên cho các nhu cầu cấp thiết phù hợp với tiêu dùng tự định và sự phán đoán của người tiêu dùng (hộ gia đình và doanh nghiệp) về triẻn vọng lạm phát trong tương lai.
Và do đó, tốc độ tăng giá bình quân sẽ không tỉ lệ tuyến tình với tốc độ tăng (giảm ) lượng cung tiền. Nếu không như vậy, người ta đã có thể tính toán chính xác tốc độ tăng giá theo tốc độ tăng tiền đưa vào lưu thông và bài toán kinh tế vĩ mô trở nên đơn giản hơn rất nhiều.
Hơn nữa, đã có những nghiên cúu thực chứng ở một số nước chứng tỏ tăng lượng cung tiền không phải là nguyên nhân của lạm phát.
Các giải pháp kiềm chế lạm phát
Quan điểm của chúng tôi, như đã nêu ở phần đầu bài viết, tăng lượng cung tiền và tăng tín dụng chỉ là một trong các nguyên nhân gây ra lạm phát ở nước ta. Có xác định đúng nguyên nhân mới có thể có giải pháp đúng và giá phải trả cho kiềm chế lạm phát mới thấp. Liệu có thể khẳng định rằng với chính sách thắt chặt tiền tệ như đang thực hiện, giá lương thực, giá xăng dầu sẽ giảm? Từ đó, phải kết hợp đồng bộ các chính sách tiền tệ với chính sách tài khoá và chính sách tỉ giá cùng với việc kiểm soát chặt chẽ đầu tư từ nguồn vốn nhà nước, kể cả của doanh nghiệp nhà nước.
Chúng ta sẽ lần lượt phân tích việc sử dụng các chính sách này.
Thắt chặt tiền tệ: Bao gồm hạn chế lưọng tiền trong lưu thông (M2) và hạn chế mức tăng tín dụng. Đây là biện pháp thường được áp dụng khi xảy ra lạm phát xuất phát từ nhận định lạm phát thường xuất hiện khi lượng tiền trong lưu thông tăng, mặc dầu đây không phải là nguyên nhân duy nhất. Ngân hàng Nhà nước cũng đang áp dụng chính sách này.
Việc làm đó là cần thiết và đúng đắn. Tuy nhiên, thắt chặt quá mức sẽ hạn chế tăng trưởng (thông qua đó cũng là hạn chế nguồn cung) đồng thời làm tăng chi phí sản xuất kinh doanh. Đến lượt nó, sẽ đẩy giá thành và giá bán hàng hoá và dịch vụ lên, ảnh hưởng đến tính cạnh tranh của hàng xuất khẩu; việc làm cũng giảm.
Vì vậy, theo ý chúng tôi, cần áp dụng chính sách thắt chặt tiền tệ nhưng mềm dẻo hơn so với các biện pháp đang áp dụng hiện nay. Ví dụ mở rộng thời gian mua trái phiếu theo từng đợt với hạn mức được chia nhỏ; quy định dự trữ bắt buộc hợp lí để vừa bảo đảm an toàn hệ thống đồng thời nâng cao được khả năng thanh khỏan trong hoạt động ngân hàng.
Chính sách tài khóa: Thắt chặt chi tiêu của chính phủ; kiểm soát chặt chẽ đầu tư công và đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước; giảm mạnh chi phí hành chính trong các cơ quan nhà nước nhằm giảm bớt sức ép về cầu nhất là các loại cầu không tạo ra hiệu quả.
Theo các số liệu thống kê, tỉ trọng tài sản cố định và đầu tư tài chính của các doanh nghiệp nhà nước lớn hơn nhiều các thành phần kinh tế khác trong khi chỉ số phát triển tổng sản phẩm của doanh nghiệp nhà nước lại thấp hơn chỉ số phát triển tổng sản phẩm của các thành phần kinh tế khác. Số việc làm tạo ra trên một đơn vị vốn đầu tư từ khối doanh nghiệp nhà nước cũng thấp hơn. Điều đó chứng tỏ hiệu quả đầu tư của doanh nghiệp nhà nước còn thấp.
Đây là lĩnh vực còn nhiều dư địa và nằm trong tầm tay của chính phủ, vừa với tư cách là cơ quan quản lý nhà nước cao nhất vừa là chủ sở hữu nhà nước đối với doang nghiệp nhà nước nhưng chưa được nhấn mạnh trong các giải pháp tổng thể chống lạm phát. Mặt khác, cũng phải thực hiện từng bước kế hoạch giảm thâm hụt để tiến tới cân bằng ngân sách, vì đây cũng là một chỉ tiêu kinh tế vĩ mô quan trọng.
Đương nhiên, việc việc thắt chặt chi tiêu chính phủ và đầu tư công cũng không làm giảm sự tăng giá lương thực thực phẩm, giá xăng dầu. Sự kết hợp hài hoà giữa chính sách tài khoá và chính sách tiền tệ là để nâng cao hiệu quả đầu tư của kinh tế nhà nước, giảm bớt sức ép của chính sách tiền tệ đến hoạt động của các ngân hàng thương mại và doanh nghiệp, bảo đảm các doanh nghiệp có nguồn tín dụng để mở rộng đầu tư, làm cho việc chống lạm phát không ảnh hưởng nhiều đến tăng trưởng và việc làm.
Sử dụng công cụ tỉ giá: Đây là một giải pháp cần được tính đến. Tuân thủ nguyên tắc tỉ giá hối đoái giữa đồng USD và VND phản ánh quan hệ cung cầu trên thị trường ngoại tệ.
Theo đó, nên điều chỉnh tăng nhẹ VND so với USD. Điều này cũng phù hợp với việc đồng đô la Mỹ liên tục bị giảm giá so với các đồng tiền khác.
Tăng nhẹ giá trị VND tuy có ảnh hưởng đến xuất khẩu nhưng không quá lớn. Bởi lẽ, trừ nông sản và thuỷ sản, hầu hết các mặt hàng xuất khẩu khác giá trị nguyên liệu nhập khẩu đã chiếm 60 đến trên 70%. Trong điều kiện đồng nhân dân tệ của Trung Quốc và một số đồng tiền các nước ASEAN khác - những đối thủ cạnh tranh xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam - tăng giá so với đồng đô la Mỹ thì việc tăng nhẹ giá trị VND càng ít bị ảnh hưởng đến tính cạnh tranh của hàng xuất khẩu nước ta so với các nước này.
Tăng giá VND sẽ làm giá hàng nhập khẩu giảm, tăng nguồn cung, có tác dụng giảm mức tăng giá trên thị trường nội địa, nhất là trong điều kiện nhập khẩu hiện chiếm tỉ lệ cao trong GDP của nước ta. Tăng giá VND cũng góp phần kìm giữ giá luơng thực hiện đang tăng tăng cao và có khả năng còn tiếp tục tăng trước nhu cầu của thị trường thế giới.
Kết luận
Lạm phát là hệ quả tác động tổng hợp của nhiều nguyên nhân. Chống lạm phát cũng phải áp dụng nhiều giải pháp tổng hợp để giá phải trả cho việc chống lạm phát là thấp nhất.
Hơn nữa, chống lạm phát thường là sự khảo nghiệm thực chứng. Vì vậy, “trên phương hướng đúng cứ làm đi rồi thực tiễn sẽ cho thấy dần”. Điều quan trọng là thường xuyên theo dõi, đánh giá phản ứng của thị trường để kịp thời điều chỉnh đi đôi với việc hình thành nhanh và đồng bộ các yếu tố của kinh tế thị trường.
Lạm phát tác động xấu đến tình hình kinh tế xã hội. Trước hết, nó ảnh hướng đến đời sống của các từng lớp dân cư, nhất là những người làm công ăn lương, những hộ nghèo. Lạm phát cũng làm suy giảm tốc độ tăng trưởng, giảm việc làm trong trung và dài hạn.
Tác động tổ hợp của ba dạng thức lạm phát
Cho đến nay, các nhà nghiên cứu đã thống nhất nhận định lạm phát ở Việt Nam là do nguyên nhân tiền tệ.
Từ nhận định này, Ngân hàng Nhà nước chủ trưong thắt chặt tiền tệ với những biện pháp mạnh như tăng lãi suất cấp vốn và lãi suất tái chiết khấu, tăng tỉ lệ dự trữ bắt buộc, phát hành tín phiếu và phân hạn mức mua cho các ngân hàng thương mại để rút bớt tiền khỏi lưu thông.
Nhưng có phải tiền tệ là nguyên nhân duy nhất của lạm phát ở nước ta hay không? Đây là vấn đề cần được làm rõ.
Lạm phát là một hiện tượng kinh tế xã hội phức tạp và xử lí lạm phát là bài toán khó trong quản lí vĩ mô, các mục tiêu lại mâu thuẫn nhau. Nó đòi hỏi sự đánh đổi và trả giá.
Điều quan trọng là xác định đúng nguyên nhân và lựa chọn hướng ưu tiên để có giải pháp phù hợp. Có như vậy giá phải trả cho việc kiềm chế lạm phát mới thấp.
Theo chúng tôi, kìm chế lạm phát là yêu cầu cấp bách. Chúng ta cần kéo lạm phát xuống một con số, và càng thấp càng tốt nhưng không hy sinh tiềm năng tăng trưởng của đất nước, nhất là trong điều kiện nước ta đã là thành viên tổ chức thương mại thế giới với những cơ hội mới mang lại, nhất là cơ hội về đầu tư nước ngoài và đầu tư tư nhân.
Vì vây, cần loại bỏ những dự án đầu tư kém hiệu quả, thắt chặt những khoản chi chưa thực sự cần thiết nhưng tạo mọi điều kiện cho đầu tư tư nhân và đầu tư nước ngoài để thúc đẩy tăng trưởng.
Về nguyên nhân lạm phát: lạm phát ở Việt Nam là sự tác động tổ hợp của cả ba dạng thức lạm phát: lạm phát tiền tệ (đây là dạng thức chủ yếu) lạm phát cầu kéo, lạm phát chi phí đẩy.
Ba dạng thức lạm phát này tác động trong một nền kinh tế chuyển đổi, các yếu tố của kinh tế thị trường hình thành chưa đồng bộ, cạnh tranh vì thế, rất chưa hoàn hảo và hiệu quả của đầu tư, kinh doanh còn thấp, mà biểu hiện là hệ số icor tăng cao; nền kinh tế nước ta lại đang hội nhập vào nền kinh tế thế giới đang toàn cầu hoá một cách sâu sắc.
Vì vậy, tuy lạm phát tuy không phải ở mức phi mã như những năm cuối thập kỷ 80 của thế kỷ trước nhưng để xử lý nó cũng có những điểm khác trước.
Lạm phát tiền tệ: Đây là dạng thức lạm phát lộ diện khá rõ. Năm 2007, với việc tung một khối lượng lớn tiền đông để mua ngoại tệ từ các nguồn đổ vào nước ta đã làm tăng lượng tiền trong lưu thông với mức tăng trên 30%, hạn mức tín dụng cũng tăng cao, mức tăng 38%.
Ấy là chưa kể sự tăng tín dụng trong các năm trước đã tạo nên hiện tượng tích phát tác động đến năm 2007 và có thể cả những năm sau.
Lạm phát cầu kéo: Do đầu tư bao gồm đầu tư công và đầu tư của các doanh nghiệp tăng, làm nhu cầu về nguyên liệu, nhiên liệu và thiết bị công nghệ tăng; thu nhập dân cư, kể cả thu nhập do xuất khẩu lao động và người thân từ nước ngoài gửi về không được tính vào tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cũng tăng, làm xuất hiện trong một bộ phận dân cư nhũng nhu cầu mới cao hơn.
Biểu hiện rõ nhất của lạm phát cầu kéo là nhu cầu nhập khẩu lương thực trên thị trường thế giới tăng, làm giá xuất khẩu tăng (giá xuất khẩu gạo bình quân của nước ta năm 2007 tăng trên 15% so với năm 2006) kéo theo cầu về lương thực trong nước cho xuất khẩu tăng. Trong khi đó, nguồn cung trong nước do tác động của thiên tai, dịch bệnh không thể tăng kịp.
Tất cả các yếu tố nói trên gây ra lạm phát cầu kéo, đẩy giá một số hàng hoá và dịch vụ, nhất là lương thực thực phẩm tăng theo. Giá lương thực, thưc phẩm cuối năm 2007 tăng 18,92% so với cuối năm 2006. Đây lại là nhóm hàng chiếm tỷ trọng 42,85%, tỉ trọng lớn nhất, trong rổ giá hàng hoá được khảo sát.
Lạm phát chi phí đẩy: Giá nguyên liệu, nhiên liệu ( đặc biệt là xăng dầu, các sản phẩm hoá dầu, thép và phôi thép…) trên thế giới trong những năm gần đây tăng mạnh. Trong điều kiện kinh tế nước ta phụ thuộc rất lớn vào nhập khẩu ( nhập khẩu chiếm đến 90% GDP ) giá nguyên liệu nhập tăng làm tăng giá thị trường trong nước.
Có ý kiến cho rằng nếu tốc độ cung tiền và hạn mức tín dụng không tăng thì dù cho giá thế giới tăng, giá trong nước cũng không thể tăng được vì khi đó sức mua có khả năng thanh toán sẽ giảm xuống và giá bình quân không tăng.
Theo chúng tôi, điều này chỉ xảy ra khi mức tăng giá các mặt hàng là giống nhau và tỉ lệ tiêu dùng các mặt hàng là giống nhau trong tổng mức tiêu dùng tính theo rổ hàng hoá được khảo sát và cũng chỉ xẩy ra trong điều kiện lao động toàn dụng. Trong thực tế, tỷ lệ tiêu dùng các loại hàng hoá là khác nhau và tốc độ tăng giá các mặt hàng là khác nhau.
Trong tiêu dùng, có những khoản chi mà thuật ngữ kinh tế học vĩ mô gọi là tiêu dùng tự định. Khi lượng cung tiền không tăng, nhu cầu sẽ được điều chỉnh theo hướng ưu tiên cho các nhu cầu cấp thiết phù hợp với tiêu dùng tự định và sự phán đoán của người tiêu dùng (hộ gia đình và doanh nghiệp) về triẻn vọng lạm phát trong tương lai.
Và do đó, tốc độ tăng giá bình quân sẽ không tỉ lệ tuyến tình với tốc độ tăng (giảm ) lượng cung tiền. Nếu không như vậy, người ta đã có thể tính toán chính xác tốc độ tăng giá theo tốc độ tăng tiền đưa vào lưu thông và bài toán kinh tế vĩ mô trở nên đơn giản hơn rất nhiều.
Hơn nữa, đã có những nghiên cúu thực chứng ở một số nước chứng tỏ tăng lượng cung tiền không phải là nguyên nhân của lạm phát.
Các giải pháp kiềm chế lạm phát
Quan điểm của chúng tôi, như đã nêu ở phần đầu bài viết, tăng lượng cung tiền và tăng tín dụng chỉ là một trong các nguyên nhân gây ra lạm phát ở nước ta. Có xác định đúng nguyên nhân mới có thể có giải pháp đúng và giá phải trả cho kiềm chế lạm phát mới thấp. Liệu có thể khẳng định rằng với chính sách thắt chặt tiền tệ như đang thực hiện, giá lương thực, giá xăng dầu sẽ giảm? Từ đó, phải kết hợp đồng bộ các chính sách tiền tệ với chính sách tài khoá và chính sách tỉ giá cùng với việc kiểm soát chặt chẽ đầu tư từ nguồn vốn nhà nước, kể cả của doanh nghiệp nhà nước.
Chúng ta sẽ lần lượt phân tích việc sử dụng các chính sách này.
Thắt chặt tiền tệ: Bao gồm hạn chế lưọng tiền trong lưu thông (M2) và hạn chế mức tăng tín dụng. Đây là biện pháp thường được áp dụng khi xảy ra lạm phát xuất phát từ nhận định lạm phát thường xuất hiện khi lượng tiền trong lưu thông tăng, mặc dầu đây không phải là nguyên nhân duy nhất. Ngân hàng Nhà nước cũng đang áp dụng chính sách này.
Việc làm đó là cần thiết và đúng đắn. Tuy nhiên, thắt chặt quá mức sẽ hạn chế tăng trưởng (thông qua đó cũng là hạn chế nguồn cung) đồng thời làm tăng chi phí sản xuất kinh doanh. Đến lượt nó, sẽ đẩy giá thành và giá bán hàng hoá và dịch vụ lên, ảnh hưởng đến tính cạnh tranh của hàng xuất khẩu; việc làm cũng giảm.
Vì vậy, theo ý chúng tôi, cần áp dụng chính sách thắt chặt tiền tệ nhưng mềm dẻo hơn so với các biện pháp đang áp dụng hiện nay. Ví dụ mở rộng thời gian mua trái phiếu theo từng đợt với hạn mức được chia nhỏ; quy định dự trữ bắt buộc hợp lí để vừa bảo đảm an toàn hệ thống đồng thời nâng cao được khả năng thanh khỏan trong hoạt động ngân hàng.
Chính sách tài khóa: Thắt chặt chi tiêu của chính phủ; kiểm soát chặt chẽ đầu tư công và đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước; giảm mạnh chi phí hành chính trong các cơ quan nhà nước nhằm giảm bớt sức ép về cầu nhất là các loại cầu không tạo ra hiệu quả.
Theo các số liệu thống kê, tỉ trọng tài sản cố định và đầu tư tài chính của các doanh nghiệp nhà nước lớn hơn nhiều các thành phần kinh tế khác trong khi chỉ số phát triển tổng sản phẩm của doanh nghiệp nhà nước lại thấp hơn chỉ số phát triển tổng sản phẩm của các thành phần kinh tế khác. Số việc làm tạo ra trên một đơn vị vốn đầu tư từ khối doanh nghiệp nhà nước cũng thấp hơn. Điều đó chứng tỏ hiệu quả đầu tư của doanh nghiệp nhà nước còn thấp.
Đây là lĩnh vực còn nhiều dư địa và nằm trong tầm tay của chính phủ, vừa với tư cách là cơ quan quản lý nhà nước cao nhất vừa là chủ sở hữu nhà nước đối với doang nghiệp nhà nước nhưng chưa được nhấn mạnh trong các giải pháp tổng thể chống lạm phát. Mặt khác, cũng phải thực hiện từng bước kế hoạch giảm thâm hụt để tiến tới cân bằng ngân sách, vì đây cũng là một chỉ tiêu kinh tế vĩ mô quan trọng.
Đương nhiên, việc việc thắt chặt chi tiêu chính phủ và đầu tư công cũng không làm giảm sự tăng giá lương thực thực phẩm, giá xăng dầu. Sự kết hợp hài hoà giữa chính sách tài khoá và chính sách tiền tệ là để nâng cao hiệu quả đầu tư của kinh tế nhà nước, giảm bớt sức ép của chính sách tiền tệ đến hoạt động của các ngân hàng thương mại và doanh nghiệp, bảo đảm các doanh nghiệp có nguồn tín dụng để mở rộng đầu tư, làm cho việc chống lạm phát không ảnh hưởng nhiều đến tăng trưởng và việc làm.
Sử dụng công cụ tỉ giá: Đây là một giải pháp cần được tính đến. Tuân thủ nguyên tắc tỉ giá hối đoái giữa đồng USD và VND phản ánh quan hệ cung cầu trên thị trường ngoại tệ.
Theo đó, nên điều chỉnh tăng nhẹ VND so với USD. Điều này cũng phù hợp với việc đồng đô la Mỹ liên tục bị giảm giá so với các đồng tiền khác.
Tăng nhẹ giá trị VND tuy có ảnh hưởng đến xuất khẩu nhưng không quá lớn. Bởi lẽ, trừ nông sản và thuỷ sản, hầu hết các mặt hàng xuất khẩu khác giá trị nguyên liệu nhập khẩu đã chiếm 60 đến trên 70%. Trong điều kiện đồng nhân dân tệ của Trung Quốc và một số đồng tiền các nước ASEAN khác - những đối thủ cạnh tranh xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam - tăng giá so với đồng đô la Mỹ thì việc tăng nhẹ giá trị VND càng ít bị ảnh hưởng đến tính cạnh tranh của hàng xuất khẩu nước ta so với các nước này.
Tăng giá VND sẽ làm giá hàng nhập khẩu giảm, tăng nguồn cung, có tác dụng giảm mức tăng giá trên thị trường nội địa, nhất là trong điều kiện nhập khẩu hiện chiếm tỉ lệ cao trong GDP của nước ta. Tăng giá VND cũng góp phần kìm giữ giá luơng thực hiện đang tăng tăng cao và có khả năng còn tiếp tục tăng trước nhu cầu của thị trường thế giới.
Kết luận
Lạm phát là hệ quả tác động tổng hợp của nhiều nguyên nhân. Chống lạm phát cũng phải áp dụng nhiều giải pháp tổng hợp để giá phải trả cho việc chống lạm phát là thấp nhất.
Hơn nữa, chống lạm phát thường là sự khảo nghiệm thực chứng. Vì vậy, “trên phương hướng đúng cứ làm đi rồi thực tiễn sẽ cho thấy dần”. Điều quan trọng là thường xuyên theo dõi, đánh giá phản ứng của thị trường để kịp thời điều chỉnh đi đôi với việc hình thành nhanh và đồng bộ các yếu tố của kinh tế thị trường.