Làm từ thiện: Khi doanh nghiệp và xã hội dân sự chưa tin nhau
Nhiều doanh nghiệp đang nhìn các tổ chức xã hội dân sự với cái nhìn đầy hoài nghi
Vấn đề rất quan trọng là Nhà nước, doanh nghiệp, tổ chức xã hội dân sự còn thiếu lòng tin lẫn nhau, ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế - Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) nhấn mạnh tại toạ đàm “Hoạt động từ thiện cùa doanh nghiệp Việt Nam: Thực tiễn và nhu cầu chính sách”, sáng 16/5.
“Khoảng trống” nào cần xoá?
Theo các diễn giả, từ khi Việt Nam gia nhập nhóm quốc gia có thu nhập trung bình, các nguồn hỗ trợ từ thiện dành cho Việt Nam từ các tổ chức phi chính phủ quốc tế sẽ giảm dần, và do vậy cần nguồn lực mới từ khu vực doanh nghiệp.
Về mặt lý thuyết, mối quan hệ giữa một bên cần nguồn vốn để thực hiện các chương trình nhân đạo và phát triển (khối xã hội dân sự) và một bên có nhu cầu đóng góp cho các hoạt động đó (khối doanh nghiệp) lẽ ra phải chặt chẽ và bền vững.
Nhưng trên thực tế, mối quan hệ này lại không thực sự tích cực, khi còn quá nhiều sự thiếu hiểu biết và tin tưởng lẫn nhau từ hai phía.
Những “khoảng trống” nào cần phải xoá bỏ trong mối quan hệ hợp tác giữa hai khối cùng vì mục tiêu phát triển chung của đất nước? Tìm hiểu và đánh giá “khoảng trống” đó từ góc độ pháp lý và chính sách được xác định là cấp thiết trong mục tiêu phát triển khu vực xã hội dân sự bền vững ở Việt Nam.
Theo ông Đặng Hoàng Giang (Trung tâm Nghiên cứu phát triển hỗ trợ cộng đồng), tiền là hình thức đóng góp phổ biến nhất của doanh nghiệp Việt. Ông Giang cho rằng đây là sự khác biệt với các doanh nghiệp trên thế giới, là đóng góp qua chất xám của nhân viên.
Ông Giang cũng cho biết thêm là không có khác biệt rõ rệt trong hành vi và khối lượng đóng góp giữa các vùng miền, nhưng doanh nghiệp càng lớn thì khả năng đóng góp càng cao và giá trị càng lớn.
Đáng chú ý, ông Giang cho biết, khi được hỏi về những vấn đề lớn cần phải giải quyết thì mức độ quan tâm của doanh nghiệp lần lượt là tham nhũng, thất nghiệp, ô nhiễm môi trường, chất lượng giáo dục….
Thế nhưng, đóng góp của doanh nghiệp lại không tập trung vào các lĩnh vực này, mà là vào hỗ trợ người gặp khó khăn, cứu trợ thiên tai, giảm nghèo…
Nhận xét được ông Giang đưa ra là doanh nghiệp đang làm từ thiện theo quán tính, thiếu trầm trọng tính chiến lược, nên việc gì dễ nhất thì làm, chứ không thực sự suy nghĩ để hướng vào những vấn đề quan trọng.
Vị diễn giả này cũng đề cập đến một con số mà theo ông là đáng báo động, khi chỉ có 7% doanh nghiệp đã từng làm việc với các tổ chức xã hội dân sự - nơi được cho là có khả năng kết nối rất tốt - còn hầu hết sử dụng trung gian khi đóng góp là chính quyền địa phương.
“Phần lớn doanh nghiệp cho rằng các tổ chức phi chính phủ hoạt động không hiệu quả nên cũng không lạ khi họ không bắt tay với các tổ chức phi chính phủ”, ông Giang bình luận.
Nhìn nhau hoài nghi
Vẫn theo vị diễn giả này thì nhiều doanh nghiệp đang nhìn các tổ chức xã hội dân sự với cái nhìn đầy hoài nghi, cho rằng các tổ chức này không có vai trò quan trọng gì trong sự phát triển của đất nước.
Và, đây là vấn đề rất lớn của tổ chức xã hội dân sự của Việt Nam, nếu các tổ chức này không thành công trong việc tạo dựng được niềm tin, thì tương lai sẽ không được sáng sủa lắm.
Một số ý kiến khác tại toạ đàm cho rằng, khoảng trống trong mối quan hệ hợp tác giữa doanh nghiệp và xã hội dân sự lỗi chính là ở các tổ chức xã hội dân sự. Bởi, không thể bắt doanh nghiệp đi tìm kiếm tổ chức phù hợp để hợp tác.
Và, muốn cải thiện mối quan hệ này thì chính các tổ chức xã hội dân sự phải hiểu hơn về nhu cầu của doanh nghiệp và làm tốt công tác truyền thông, không thể giữ mãi quan niệm “hữu xạ tự nhiên hương”.
Trở lại vấn đề lòng tin, ông Đậu Anh Tuấn cho rằng chính vì Nhà nước chưa tin lắm, nên khung khổ pháp lý còn rất thiếu cho xã hội dân sự. Nhà nước cũng chưa tin lắm vào hoạt động từ thiện của doanh nghiệp, nên cách thiết kế luật thuế cũng còn không ít các bất cập.
“Vấn đề mấu chốt để doanh nghiệp có thể thực hiện hoat động từ thiện một cách bài bản là tạo dựng lòng tin giữa các bên và cần chủ động hơn từ phía doanh nghiệp và tổ chức xã hội dân sự”, ông Tuấn khái quát.
“Khoảng trống” nào cần xoá?
Theo các diễn giả, từ khi Việt Nam gia nhập nhóm quốc gia có thu nhập trung bình, các nguồn hỗ trợ từ thiện dành cho Việt Nam từ các tổ chức phi chính phủ quốc tế sẽ giảm dần, và do vậy cần nguồn lực mới từ khu vực doanh nghiệp.
Về mặt lý thuyết, mối quan hệ giữa một bên cần nguồn vốn để thực hiện các chương trình nhân đạo và phát triển (khối xã hội dân sự) và một bên có nhu cầu đóng góp cho các hoạt động đó (khối doanh nghiệp) lẽ ra phải chặt chẽ và bền vững.
Nhưng trên thực tế, mối quan hệ này lại không thực sự tích cực, khi còn quá nhiều sự thiếu hiểu biết và tin tưởng lẫn nhau từ hai phía.
Những “khoảng trống” nào cần phải xoá bỏ trong mối quan hệ hợp tác giữa hai khối cùng vì mục tiêu phát triển chung của đất nước? Tìm hiểu và đánh giá “khoảng trống” đó từ góc độ pháp lý và chính sách được xác định là cấp thiết trong mục tiêu phát triển khu vực xã hội dân sự bền vững ở Việt Nam.
Theo ông Đặng Hoàng Giang (Trung tâm Nghiên cứu phát triển hỗ trợ cộng đồng), tiền là hình thức đóng góp phổ biến nhất của doanh nghiệp Việt. Ông Giang cho rằng đây là sự khác biệt với các doanh nghiệp trên thế giới, là đóng góp qua chất xám của nhân viên.
Ông Giang cũng cho biết thêm là không có khác biệt rõ rệt trong hành vi và khối lượng đóng góp giữa các vùng miền, nhưng doanh nghiệp càng lớn thì khả năng đóng góp càng cao và giá trị càng lớn.
Đáng chú ý, ông Giang cho biết, khi được hỏi về những vấn đề lớn cần phải giải quyết thì mức độ quan tâm của doanh nghiệp lần lượt là tham nhũng, thất nghiệp, ô nhiễm môi trường, chất lượng giáo dục….
Thế nhưng, đóng góp của doanh nghiệp lại không tập trung vào các lĩnh vực này, mà là vào hỗ trợ người gặp khó khăn, cứu trợ thiên tai, giảm nghèo…
Nhận xét được ông Giang đưa ra là doanh nghiệp đang làm từ thiện theo quán tính, thiếu trầm trọng tính chiến lược, nên việc gì dễ nhất thì làm, chứ không thực sự suy nghĩ để hướng vào những vấn đề quan trọng.
Vị diễn giả này cũng đề cập đến một con số mà theo ông là đáng báo động, khi chỉ có 7% doanh nghiệp đã từng làm việc với các tổ chức xã hội dân sự - nơi được cho là có khả năng kết nối rất tốt - còn hầu hết sử dụng trung gian khi đóng góp là chính quyền địa phương.
“Phần lớn doanh nghiệp cho rằng các tổ chức phi chính phủ hoạt động không hiệu quả nên cũng không lạ khi họ không bắt tay với các tổ chức phi chính phủ”, ông Giang bình luận.
Nhìn nhau hoài nghi
Vẫn theo vị diễn giả này thì nhiều doanh nghiệp đang nhìn các tổ chức xã hội dân sự với cái nhìn đầy hoài nghi, cho rằng các tổ chức này không có vai trò quan trọng gì trong sự phát triển của đất nước.
Và, đây là vấn đề rất lớn của tổ chức xã hội dân sự của Việt Nam, nếu các tổ chức này không thành công trong việc tạo dựng được niềm tin, thì tương lai sẽ không được sáng sủa lắm.
Một số ý kiến khác tại toạ đàm cho rằng, khoảng trống trong mối quan hệ hợp tác giữa doanh nghiệp và xã hội dân sự lỗi chính là ở các tổ chức xã hội dân sự. Bởi, không thể bắt doanh nghiệp đi tìm kiếm tổ chức phù hợp để hợp tác.
Và, muốn cải thiện mối quan hệ này thì chính các tổ chức xã hội dân sự phải hiểu hơn về nhu cầu của doanh nghiệp và làm tốt công tác truyền thông, không thể giữ mãi quan niệm “hữu xạ tự nhiên hương”.
Trở lại vấn đề lòng tin, ông Đậu Anh Tuấn cho rằng chính vì Nhà nước chưa tin lắm, nên khung khổ pháp lý còn rất thiếu cho xã hội dân sự. Nhà nước cũng chưa tin lắm vào hoạt động từ thiện của doanh nghiệp, nên cách thiết kế luật thuế cũng còn không ít các bất cập.
“Vấn đề mấu chốt để doanh nghiệp có thể thực hiện hoat động từ thiện một cách bài bản là tạo dựng lòng tin giữa các bên và cần chủ động hơn từ phía doanh nghiệp và tổ chức xã hội dân sự”, ông Tuấn khái quát.