Làng lụa Vạn Phúc: “Treo” máy vì giá nguyên liệu
Cả làng Vạn Phúc có gần 600 hộ dệt vải, cao điểm cả nghìn máy cùng hoạt động. Nhưng nay số máy được vận hành chỉ còn lại vài trăm
Cả làng Vạn Phúc có gần 600 hộ dệt vải, cao điểm cả nghìn máy cùng hoạt động. Nhưng nay số máy được vận hành chỉ còn lại vài trăm.
Giá nguyên liệu tăng vọt
Hiện các cửa hàng bày bán sản phẩm ở Vạn Phúc đều có vẻ chuyên nghiệp hơn, hàng hóa cũng đa dạng phong phú hơn cả về chủng loại, màu sắc. Nhưng có điều tiếng máy dệt vải trong làng lại thưa hơn, chẳng rộn ràng như cách đây vài năm.
Chị Nguyễn Thị Hà, chủ cửa hàng lụa Thu Hà cho biết: Giá tơ nguyên liệu tăng từ 420.000 đồng/kg lên gần 700.000 đồng/kg đã khiến cho 14 máy dệt nhà chị nay chỉ còn 5 máy đang hoạt động.
Nhà ông Lê Văn Nhâm, trưởng khối Bạch Đằng, phường Vạn Phúc cóba máy dệt thì cả ba đều đã ngừng từ vài tháng nay. “Trong khi giá tơ tăng mạnh, nhưng giá vải lụa dệt thô lại chỉ tăng từ 17.000 đồng/mét tăng lên khoảng 20.000 đồng/mét. Vải satanh cũng chỉ có giá khoảng 50.000 đồng/mét dù lượng tơ và thời gian dệt loại này nhiều hơn hẳn so với vải lụa”, vợ bác Nhâm than thở.
Ông Nguyễn Hữu Chỉnh, nghệ nhân dân gian, Nguyên chủ tịch Hiệp hội làng nghề Vạn Phúc còn cho biết: Hiện số hộ dân của làng đã ngừng hẳn sản xuất là khá đông. Thời hoàng kim những năm 2002-2006, mỗi ngày cả làng có cả nghìn máy cùng hoạt động nhưng nay cũng chỉ còn vài trăm.
Ngay ở nhà nghệ nhân này, sáu máy dệt, trong đó có một máy dệt hiện đại với mức đầu tư lên tới 40 triệu đồng nhưng nay cũng chỉ còn ba máy đang hoạt động.
Như nhiều ngành nghề khác, “Dừng dệt sẽ khiến cho máy móc bị hỏng hóc, khi hoạt động trở lại, chi phí đầu tư là không nhỏ”, ông Phạm Khắc Hà, một người dân địa phương cho hay.
Theo ông Chỉnh, nguyên nhân chính khiến giá tơ không ngừng tăng cao là do vùng trồng dâu nuôi tằm ở các tỉnh phía Bắc là Đan Phượng, Hoài Đức (Hà Nội), Hưng Yên, Hà Nam, Nam Định, Thái Bình không ngừng thu hẹp. Hiện tơ nguyên liệu chủ yếu được cung cấp từ Lâm Đồng.
Không những vậy, hai năm trở lại đây do thời tiết diễn biến thất thường đã khiến cho chất lượng tơ không được đồng đều. Điều này cũng làm ảnh hưởng trực tiếp đến sản phẩm vải được dệt ra.
“Vào rừng vẫn phải mua gỗ xấu”
Theo những người dân ở đây, mỗi ngày Vạn Phúc có tới vài trăm lượt khách cả trong và ngoài nước tới thăm quan, mua hàng. Vào cuối tuần số lượng này còn đông hơn.
Trong tiết trời lạnh như hiện nay, chị em phụ nữ thường tới đây để mua các loại khăn quàng vì mẫu mã rất phong phú và giá bán thì chỉ từ 10.000- 170.000 đồng đã có những chiếc khăn rất ưng ý.
Còn đối với khách nước ngoài, các loại khăn, túi xách, quần áo may sẵn… là những sản phẩm khá được ưa chuộng.
Với nhiều ưu điểm, lụa lại dễ dàng sử dụng trong thiết kế thời trang nên mặt hàng này ngày càng được sử dụng nhiều. Nhưng cũng do các mẫu trang phục liên tục thay đổi nên người dân trong làng chủ yếu chỉ dệt ra các loại vải có phẩm cấp trung bình.
Hầu hết các hộ trong làng lại chỉ dệt vải thô sau đó bán cho các gia đình khác chuyên làm các khâu truội, nhuộm các màu sắc khác nhau để bán tới tay người tiêu dùng. Trải qua các khâu này vải thành phẩm thường có giá từ 60.000-80.000 đồng/mét. Tuy nhiên, màu nhuộm cũng là những loại màu có chất lượng trung bình nên thường hay bị phai trong quá trình sử dụng.
Loại lụa cao cấp có giá khoảng 200.000-260.000 đồng/mét, dệt bằng sợi se khiến vải ít nhăn, nhưng lại khá dầy, kém mát nên không được dệt nhiều.
Tuy nhiên, trong khi những người dệt vải đều khẳng định, khổ vải lụa do địa phương dệt chỉ từ 90- 115 cm thì rất nhiều loại vải ở đây có khổ rộng là 1,2-1,5mét nhưng người bán hàng đều gọi là lụa Vạn Phúc.
“Tại các cửa hàng, mặc dù toàn là của người làng nhưng ngoài các sản phẩm do Vạn Phúc sản xuất còn có cả lụa của các vùng khác như Hà Nam, Lâm Đồng. Thậm chí một số loại vải còn được các tiểu thương nhập về từ chợ Ninh Hiệp để bán”, một người dân địa phương cho hay.
Riêng đối với các loại khăn, một vài người bán hàng ở đây cũng thành thật, là hầu hết đều không phải do địa phương sản xuất. Thực tế thợ của làng đều có thể làm nhưng do sản phẩm có giá thành không cao nên nhập về bán lại có lời hơn. Hơn nữa, trong khi chiếc khăn choàng được may và thêu bằng máy công nghiệp có giá bán chỉ là 80.000 đồng/chiếc. Cũng chiếc khăn đó, sử dụng vải lụa Vạn Phúc, thêu tay, giá có thể đắt gấp 5 lần.
Vẫn thiếu điểm tựa
“Kinh doanh có thể có những sự linh hoạt nhất định. Tuy nhiên, với cách thức như trên vô tình đã làm giảm uy tín của thương hiệu Vạn Phúc”, ông Chỉnh trăn trở.
Vì thế, năm 2006 khi Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa tập thể cho lụa Vạn Phúc thì năm 2008, trên tất cả các sản phẩm vải do gia đình nghệ nhân Chỉnh dệt ra trên mép vải ngoài tên làng nghề còn có tên riêng của cơ sở sản xuất.
Ngoài ra, các sản phẩm do gia đình ông nhuộm đều là phẩm màu không phai nên rất được người tiêu dùng ưa chuộng. Do vậy, mặc dù chỉ bán hàng tại nhà nhưng hàng sản xuất ra tới đâu là bán hết ngay tới đó.
Từ thành công này, theo dự kiến trong năm 2010, Hiệp hội làng nghề Vạn Phúc sẽ phối hợp với địa phương triển khai yêu cầu tất cả các hộ gia đình trong làng trên biên vải phải có thông tin về cơ sở sản xuất như là dấu hiệu nhận biết đối với người tiêu dùng. Đối với các sản phẩm được làm từ chất liệu của địa phương sẽ được gắn logo riêng.
Cũng theo kế hoạch, một trung tâm giới thiệu sản phẩm làng nghề để giúp người tiêu dùng lựa chọn được những sản phẩm “100% Vạn Phúc” tới đây sẽ được xây dựng.
Tuy nhiên ông Chỉnh cho rằng, để làng nghề phát triển bền vững thì vùng nguyên liệu là điều rất quan trọng. Do đó, cơ quan quản lý Nhà nước về lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn cần phải có chính sách hỗ trợ phát triển vùng trồng dâu, nuôi tằm.
Cùng tâm huyết về điều này ông Lưu Duy Dần, Tổng thư ký Hiệp hội làng nghề Việt Nam còn cho là: Để làng nghề Vạn Phúc mai một là có tội với thế hệ mai sau.
Bên cạnh đó, du lịch làng nghề cũng là phương án đã được địa phương tính tới để vừa thu hút khách tham quan lại quảng bá được sản phẩm. Tuy nhiên, hiện nay ngoài các cửa hàng, hộ gia đình sản xuất, cơ sở hạ tầng khách phục vụ cho hoạt động thăm quan, vui chơi giải trí của du khách lại chưa hề có.
Giá nguyên liệu tăng vọt
Hiện các cửa hàng bày bán sản phẩm ở Vạn Phúc đều có vẻ chuyên nghiệp hơn, hàng hóa cũng đa dạng phong phú hơn cả về chủng loại, màu sắc. Nhưng có điều tiếng máy dệt vải trong làng lại thưa hơn, chẳng rộn ràng như cách đây vài năm.
Chị Nguyễn Thị Hà, chủ cửa hàng lụa Thu Hà cho biết: Giá tơ nguyên liệu tăng từ 420.000 đồng/kg lên gần 700.000 đồng/kg đã khiến cho 14 máy dệt nhà chị nay chỉ còn 5 máy đang hoạt động.
Nhà ông Lê Văn Nhâm, trưởng khối Bạch Đằng, phường Vạn Phúc cóba máy dệt thì cả ba đều đã ngừng từ vài tháng nay. “Trong khi giá tơ tăng mạnh, nhưng giá vải lụa dệt thô lại chỉ tăng từ 17.000 đồng/mét tăng lên khoảng 20.000 đồng/mét. Vải satanh cũng chỉ có giá khoảng 50.000 đồng/mét dù lượng tơ và thời gian dệt loại này nhiều hơn hẳn so với vải lụa”, vợ bác Nhâm than thở.
Ông Nguyễn Hữu Chỉnh, nghệ nhân dân gian, Nguyên chủ tịch Hiệp hội làng nghề Vạn Phúc còn cho biết: Hiện số hộ dân của làng đã ngừng hẳn sản xuất là khá đông. Thời hoàng kim những năm 2002-2006, mỗi ngày cả làng có cả nghìn máy cùng hoạt động nhưng nay cũng chỉ còn vài trăm.
Ngay ở nhà nghệ nhân này, sáu máy dệt, trong đó có một máy dệt hiện đại với mức đầu tư lên tới 40 triệu đồng nhưng nay cũng chỉ còn ba máy đang hoạt động.
Như nhiều ngành nghề khác, “Dừng dệt sẽ khiến cho máy móc bị hỏng hóc, khi hoạt động trở lại, chi phí đầu tư là không nhỏ”, ông Phạm Khắc Hà, một người dân địa phương cho hay.
Theo ông Chỉnh, nguyên nhân chính khiến giá tơ không ngừng tăng cao là do vùng trồng dâu nuôi tằm ở các tỉnh phía Bắc là Đan Phượng, Hoài Đức (Hà Nội), Hưng Yên, Hà Nam, Nam Định, Thái Bình không ngừng thu hẹp. Hiện tơ nguyên liệu chủ yếu được cung cấp từ Lâm Đồng.
Không những vậy, hai năm trở lại đây do thời tiết diễn biến thất thường đã khiến cho chất lượng tơ không được đồng đều. Điều này cũng làm ảnh hưởng trực tiếp đến sản phẩm vải được dệt ra.
“Vào rừng vẫn phải mua gỗ xấu”
Theo những người dân ở đây, mỗi ngày Vạn Phúc có tới vài trăm lượt khách cả trong và ngoài nước tới thăm quan, mua hàng. Vào cuối tuần số lượng này còn đông hơn.
Trong tiết trời lạnh như hiện nay, chị em phụ nữ thường tới đây để mua các loại khăn quàng vì mẫu mã rất phong phú và giá bán thì chỉ từ 10.000- 170.000 đồng đã có những chiếc khăn rất ưng ý.
Còn đối với khách nước ngoài, các loại khăn, túi xách, quần áo may sẵn… là những sản phẩm khá được ưa chuộng.
Với nhiều ưu điểm, lụa lại dễ dàng sử dụng trong thiết kế thời trang nên mặt hàng này ngày càng được sử dụng nhiều. Nhưng cũng do các mẫu trang phục liên tục thay đổi nên người dân trong làng chủ yếu chỉ dệt ra các loại vải có phẩm cấp trung bình.
Hầu hết các hộ trong làng lại chỉ dệt vải thô sau đó bán cho các gia đình khác chuyên làm các khâu truội, nhuộm các màu sắc khác nhau để bán tới tay người tiêu dùng. Trải qua các khâu này vải thành phẩm thường có giá từ 60.000-80.000 đồng/mét. Tuy nhiên, màu nhuộm cũng là những loại màu có chất lượng trung bình nên thường hay bị phai trong quá trình sử dụng.
Loại lụa cao cấp có giá khoảng 200.000-260.000 đồng/mét, dệt bằng sợi se khiến vải ít nhăn, nhưng lại khá dầy, kém mát nên không được dệt nhiều.
Tuy nhiên, trong khi những người dệt vải đều khẳng định, khổ vải lụa do địa phương dệt chỉ từ 90- 115 cm thì rất nhiều loại vải ở đây có khổ rộng là 1,2-1,5mét nhưng người bán hàng đều gọi là lụa Vạn Phúc.
“Tại các cửa hàng, mặc dù toàn là của người làng nhưng ngoài các sản phẩm do Vạn Phúc sản xuất còn có cả lụa của các vùng khác như Hà Nam, Lâm Đồng. Thậm chí một số loại vải còn được các tiểu thương nhập về từ chợ Ninh Hiệp để bán”, một người dân địa phương cho hay.
Riêng đối với các loại khăn, một vài người bán hàng ở đây cũng thành thật, là hầu hết đều không phải do địa phương sản xuất. Thực tế thợ của làng đều có thể làm nhưng do sản phẩm có giá thành không cao nên nhập về bán lại có lời hơn. Hơn nữa, trong khi chiếc khăn choàng được may và thêu bằng máy công nghiệp có giá bán chỉ là 80.000 đồng/chiếc. Cũng chiếc khăn đó, sử dụng vải lụa Vạn Phúc, thêu tay, giá có thể đắt gấp 5 lần.
Vẫn thiếu điểm tựa
“Kinh doanh có thể có những sự linh hoạt nhất định. Tuy nhiên, với cách thức như trên vô tình đã làm giảm uy tín của thương hiệu Vạn Phúc”, ông Chỉnh trăn trở.
Vì thế, năm 2006 khi Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa tập thể cho lụa Vạn Phúc thì năm 2008, trên tất cả các sản phẩm vải do gia đình nghệ nhân Chỉnh dệt ra trên mép vải ngoài tên làng nghề còn có tên riêng của cơ sở sản xuất.
Ngoài ra, các sản phẩm do gia đình ông nhuộm đều là phẩm màu không phai nên rất được người tiêu dùng ưa chuộng. Do vậy, mặc dù chỉ bán hàng tại nhà nhưng hàng sản xuất ra tới đâu là bán hết ngay tới đó.
Từ thành công này, theo dự kiến trong năm 2010, Hiệp hội làng nghề Vạn Phúc sẽ phối hợp với địa phương triển khai yêu cầu tất cả các hộ gia đình trong làng trên biên vải phải có thông tin về cơ sở sản xuất như là dấu hiệu nhận biết đối với người tiêu dùng. Đối với các sản phẩm được làm từ chất liệu của địa phương sẽ được gắn logo riêng.
Cũng theo kế hoạch, một trung tâm giới thiệu sản phẩm làng nghề để giúp người tiêu dùng lựa chọn được những sản phẩm “100% Vạn Phúc” tới đây sẽ được xây dựng.
Tuy nhiên ông Chỉnh cho rằng, để làng nghề phát triển bền vững thì vùng nguyên liệu là điều rất quan trọng. Do đó, cơ quan quản lý Nhà nước về lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn cần phải có chính sách hỗ trợ phát triển vùng trồng dâu, nuôi tằm.
Cùng tâm huyết về điều này ông Lưu Duy Dần, Tổng thư ký Hiệp hội làng nghề Việt Nam còn cho là: Để làng nghề Vạn Phúc mai một là có tội với thế hệ mai sau.
Bên cạnh đó, du lịch làng nghề cũng là phương án đã được địa phương tính tới để vừa thu hút khách tham quan lại quảng bá được sản phẩm. Tuy nhiên, hiện nay ngoài các cửa hàng, hộ gia đình sản xuất, cơ sở hạ tầng khách phục vụ cho hoạt động thăm quan, vui chơi giải trí của du khách lại chưa hề có.