Lao động Việt Nam ở nước ngoài trước nguy cơ mất việc
Nhiều thị trường lao động ngoài nước cắt giảm nhân công do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính toàn cầu
Việc nhiều thị trường lao động ngoài nước cắt giảm nhân công do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính toàn cầu đã trở thành vấn đề thời sự đối với hoạt động xuất khẩu lao động của Việt Nam.
Theo Hiệp hội Xuất khẩu lao động, các thị trường nhận nhiều lao động nước ngoài, trong đó có lao động Việt Nam thời gian tới chắc chắn sẽ giảm nhu cầu. Sẽ có một số lượng lao động mất việc làm và phải kết thúc hợp đồng lao động trước hạn để về nước.
Nhu cầu co hẹp
Tại Nhật Bản, tuy chưa có thống kê về số lao động Việt Nam bị ảnh hưởng bởi suy thoái kinh tế tại thị trường này, nhưng theo phản ảnh của một số lãnh đạo doanh nghiệp xuất khẩu lao động qua các chuyến khảo sát để nắm bắt nhu cấu cung ứng lao động trong năm 2009, có thể thấy các công ty của Nhật Bản đều dè dặt hơn trong việc nêu số lượng lao động định tiếp nhận.
Tại Đài Loan, tỷ lệ thất nghiệp đã tăng lên mức 4,27% vào tháng 9/2008, mức cao nhất trong cùng kỳ 4 năm gần đây. Khoảng nửa triệu người không có việc làm, trong đó 145 nghìn người mất việc do các công ty thu hẹp quy mô sản xuất. Do khủng hoảng kinh tế cộng thêm các chính sách ưu tiên việc làm cho người bản địa, lao động nước ngoài đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Một công ty môi giới Đài Loan đã phải đưa hàng trăm lao động Philippines, Thái Lan trong ngành điện tử về nước và dự báo số lao động nước ngoài phải về nước sẽ còn diễn ra trầm trọng hơn trong thời gian tới. Một bộ phận lao động Việt Nam cũng rơi vào hoàn cảnh thiếu việc làm, nghỉ việc dài ngày.
Thậm chí một vài doanh nghiệp đã phối hợp với đối tác xử lý quyền lợi của người lao động để đưa họ về nước trước hạn. Tại Macao, khoảng 11.000 lao động sẽ mất việc làm sau vụ sòng bài Las Vegas thuộc hãng Sands Cop tạm ngừng việc xây dựng các dự án hàng tỷ USD. Phần lớn các lao động này được các nhà thầu và nhà thầu phụ thuê.
Theo Ban quản lý lao động Việt Nam tại Malaysia, Chính phủ Malaysia cũng đang phải thực hiện chính sách tiết kiệm, cắt giảm đầu tư vào các dự án liên quan đến nhà ở và quốc phòng. Chính phủ Malaysia đang tìm cách giảm số lượng lao động nước ngoài vào từ nay cho đến năm 2010, mỗi năm 400 nghìn người.
Sớm có giải pháp
Việc chủ sử dụng cắt giảm nhân công và trả lao động về nước dự báo sẽ gia tăng vào đầu năm 2009.
Theo dự báo của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), các nền kinh tế lớn phải đến hết quý 3/2009 mới có thể bắt đầu hồi phục. Đây chính là vấn đề khó khăn và là thách thức rất lớn mà các doanh nghiệp xuất khẩu lao động nói riêng và xuất khẩu lao động Việt Nam nói chung phải đối mặt.
Hiệp hội Xuất khẩu lao động mới đây đã đưa ra một số khuyến cáo với doanh nghiệp xuất khẩu lao động Việt Nam.
Thứ nhất, cần liên hệ chặt chẽ với các đối tác nước ngoài để cùng nhau tính toán đưa ra các dự báo về nhu cầu cung ứng lao động năm tới, trong đó phải tính kỹ tác động của khủng hoảng kinh tế đến các ngành chủ chốt như sản xuất ôtô, hàng điện tử cao cấp, xây dựng công trình.
Tránh việc tuyển và đào tạo nguồn quá nhiều, làm cho người lao động chờ đợi lâu mà không đi được, dễ phát sinh bức xúc trong tâm lý. Trước khi ký hợp đồng cần thẩm định kỹ tính lâu bền, ổn định của công việc.
Thứ hai, nắm chắc các quy định của luật pháp nước tiếp nhận lao động về chế độ bồi thường đối với người lao động bị mất việc làm do doanh nghiệp thu hẹp sản xuất hoặc phá sản, để kịp thời can thiệp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động.
Thứ ba, theo dõi chặt chẽ các biến động của các đơn vị lao động đang làm việc ở nước ngoài. Hiện tượng có thể xảy ra là các doanh nghiệp nước ngoài gặp khó khăn về đơn hàng nên người lao động không có giờ làm thêm, thậm chí phải nghỉ chờ việc dẫn đến thu nhập thấp, phát sinh các phản ứng thái quá, vi phạm luật pháp dễ bị doanh nghiệp nước ngoài mượn cớ để sa thải người lao động hưởng quyền trợ cấp mất việc do luật pháp nước sở tại quy định.
Thứ tư, cán bộ quản lý của doanh nghiệp ở nước ngoài cần theo dõi chặt chẽ tình hình việc làm của các đơn vị lao động, tránh để người lao động không được hưởng trợ cấp mất việc và quyền lợi khác khi phải về nước trước hạn.
Thứ năm, nghiên cứu các phương án thanh lý hợp đồng đối với người lao động về trước hạn theo từng thị trường. Tuỳ thuộc vào chi phí trước khi đi, thời gian đã làm việc, mức thu nhập, khả năng đối tác môi giới hoàn lại một phần tiền môi giới hợp đồng, trợ cấp mất việc của doanh nghiệp nước ngoài, từ đó cân nhắc mức hỗ trợ thêm của bản thân công ty.
Theo Hiệp hội Xuất khẩu lao động, các thị trường nhận nhiều lao động nước ngoài, trong đó có lao động Việt Nam thời gian tới chắc chắn sẽ giảm nhu cầu. Sẽ có một số lượng lao động mất việc làm và phải kết thúc hợp đồng lao động trước hạn để về nước.
Nhu cầu co hẹp
Tại Nhật Bản, tuy chưa có thống kê về số lao động Việt Nam bị ảnh hưởng bởi suy thoái kinh tế tại thị trường này, nhưng theo phản ảnh của một số lãnh đạo doanh nghiệp xuất khẩu lao động qua các chuyến khảo sát để nắm bắt nhu cấu cung ứng lao động trong năm 2009, có thể thấy các công ty của Nhật Bản đều dè dặt hơn trong việc nêu số lượng lao động định tiếp nhận.
Tại Đài Loan, tỷ lệ thất nghiệp đã tăng lên mức 4,27% vào tháng 9/2008, mức cao nhất trong cùng kỳ 4 năm gần đây. Khoảng nửa triệu người không có việc làm, trong đó 145 nghìn người mất việc do các công ty thu hẹp quy mô sản xuất. Do khủng hoảng kinh tế cộng thêm các chính sách ưu tiên việc làm cho người bản địa, lao động nước ngoài đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Một công ty môi giới Đài Loan đã phải đưa hàng trăm lao động Philippines, Thái Lan trong ngành điện tử về nước và dự báo số lao động nước ngoài phải về nước sẽ còn diễn ra trầm trọng hơn trong thời gian tới. Một bộ phận lao động Việt Nam cũng rơi vào hoàn cảnh thiếu việc làm, nghỉ việc dài ngày.
Thậm chí một vài doanh nghiệp đã phối hợp với đối tác xử lý quyền lợi của người lao động để đưa họ về nước trước hạn. Tại Macao, khoảng 11.000 lao động sẽ mất việc làm sau vụ sòng bài Las Vegas thuộc hãng Sands Cop tạm ngừng việc xây dựng các dự án hàng tỷ USD. Phần lớn các lao động này được các nhà thầu và nhà thầu phụ thuê.
Theo Ban quản lý lao động Việt Nam tại Malaysia, Chính phủ Malaysia cũng đang phải thực hiện chính sách tiết kiệm, cắt giảm đầu tư vào các dự án liên quan đến nhà ở và quốc phòng. Chính phủ Malaysia đang tìm cách giảm số lượng lao động nước ngoài vào từ nay cho đến năm 2010, mỗi năm 400 nghìn người.
Sớm có giải pháp
Việc chủ sử dụng cắt giảm nhân công và trả lao động về nước dự báo sẽ gia tăng vào đầu năm 2009.
Theo dự báo của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), các nền kinh tế lớn phải đến hết quý 3/2009 mới có thể bắt đầu hồi phục. Đây chính là vấn đề khó khăn và là thách thức rất lớn mà các doanh nghiệp xuất khẩu lao động nói riêng và xuất khẩu lao động Việt Nam nói chung phải đối mặt.
Hiệp hội Xuất khẩu lao động mới đây đã đưa ra một số khuyến cáo với doanh nghiệp xuất khẩu lao động Việt Nam.
Thứ nhất, cần liên hệ chặt chẽ với các đối tác nước ngoài để cùng nhau tính toán đưa ra các dự báo về nhu cầu cung ứng lao động năm tới, trong đó phải tính kỹ tác động của khủng hoảng kinh tế đến các ngành chủ chốt như sản xuất ôtô, hàng điện tử cao cấp, xây dựng công trình.
Tránh việc tuyển và đào tạo nguồn quá nhiều, làm cho người lao động chờ đợi lâu mà không đi được, dễ phát sinh bức xúc trong tâm lý. Trước khi ký hợp đồng cần thẩm định kỹ tính lâu bền, ổn định của công việc.
Thứ hai, nắm chắc các quy định của luật pháp nước tiếp nhận lao động về chế độ bồi thường đối với người lao động bị mất việc làm do doanh nghiệp thu hẹp sản xuất hoặc phá sản, để kịp thời can thiệp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động.
Thứ ba, theo dõi chặt chẽ các biến động của các đơn vị lao động đang làm việc ở nước ngoài. Hiện tượng có thể xảy ra là các doanh nghiệp nước ngoài gặp khó khăn về đơn hàng nên người lao động không có giờ làm thêm, thậm chí phải nghỉ chờ việc dẫn đến thu nhập thấp, phát sinh các phản ứng thái quá, vi phạm luật pháp dễ bị doanh nghiệp nước ngoài mượn cớ để sa thải người lao động hưởng quyền trợ cấp mất việc do luật pháp nước sở tại quy định.
Thứ tư, cán bộ quản lý của doanh nghiệp ở nước ngoài cần theo dõi chặt chẽ tình hình việc làm của các đơn vị lao động, tránh để người lao động không được hưởng trợ cấp mất việc và quyền lợi khác khi phải về nước trước hạn.
Thứ năm, nghiên cứu các phương án thanh lý hợp đồng đối với người lao động về trước hạn theo từng thị trường. Tuỳ thuộc vào chi phí trước khi đi, thời gian đã làm việc, mức thu nhập, khả năng đối tác môi giới hoàn lại một phần tiền môi giới hợp đồng, trợ cấp mất việc của doanh nghiệp nước ngoài, từ đó cân nhắc mức hỗ trợ thêm của bản thân công ty.