Liệu pháp nào cho căn bệnh lạm phát ở châu Á?
Châu Á đang chịu sức ép lạm phát lớn nhất thế giới, và nỗi lo lạm phát tăng vọt đang lan rộng trên toàn châu lục này
Đầu tháng này, Phó giám đốc điều hành Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Naoyuki Shinohara, đã bày tỏ sự lo ngại về sức ép lạm phát ở các nền kinh tế mới nổi tại châu Á trong bối cảnh giá lương thực và năng lượng gia tăng.
Tại châu Á, lạm phát cơ bản bắt đầu tăng - với mức độ khác nhau ở các nước, cho thấy sức ép về giá cả đang lan rộng. Các điều kiện kinh tế của khu vực cũng làm tăng giá hàng hóa.
Các chuyên gia kinh tế thế giới nhận định, châu Á đang chịu sức ép lạm phát lớn nhất thế giới, và nỗi lo lạm phát tăng vọt đang lan rộng trên toàn châu lục này. Theo họ, sức ép lạm phát ở châu Á lớn hơn các khu vực khác vì tăng trưởng của châu lục này vượt khá xa tăng trưởng kinh tế của Mỹ và châu Âu.
Con dao hai lưỡi
Trước tình trạng vật giá leo thang, đặc biệt là lương thực và nhiên liệu, chính phủ nhiều nước châu Á đã áp dụng nhiều biện pháp trợ giá cho người nghèo, tuy nhiên, theo giới chuyên gia, về lâu dài, chính sách này có nguy cơ làm cho lạm phát trở nên trầm trọng thêm.
Theo đài RFI, các nền kinh tế châu Á đã kháng cự tốt và nhanh chóng thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, do các biện pháp kích thích của chính phủ, lãi suất thấp, nhu cầu tiêu dùng của giới trung lưu cao và nhờ luồng vốn đầu tư của các nước phương Tây.
Tuy nhiên, có hai yếu tố đã làm thay đổi tình hình. Trước tiên là vấn đề lương thực. Do điều kiện khí hậu không thuận lợi, sản lượng lương thực của các nước sản xuất chính đã bị suy sút đáng kể. Một số quốc gia ngừng hoặc giảm xuất khẩu. Hậu quả là tại châu Á, giá lương thực đã tăng vọt và đây là một thảm họa đối với tầng lớp dân nghèo. Tuần trước, theo ghi nhận của Tổ chức Lương Nông Liên hợp quốc, giá lương thực trên thế giới đã đạt mức cao kỷ lục vào tháng hai.
Các biến động xã hội tại Trung Đông, đặc biệt là ở Libya, cùng với nạn đầu cơ, đã đẩy giá dầu thô lên cao đột ngột.
Trong bối cảnh đó, các nước châu Á đã tìm cách làm giảm mức độ sốc, đưa ra những biện pháp trợ giúp, nhất là đối với người nghèo, qua đó, hy vọng làm dịu sự bất bình của người dân. Bởi vì, theo giới quan sát, chính phủ nhiều nước châu Á cũng lo ngại ảnh hưởng của các cuộc nổi dậy tại Bắc Phi và Trung Đông.
Hãng tin AFP dẫn lời chuyên gia kinh tế Glenn Maguire thuộc ngân hàng Socíété Générale cho biết, "thông thường, các căng thẳng chính trị, xã hội và tăng giá lương thực thường xảy ra cùng một lúc trong khu vực". Chuyên gia này đưa ra ví dụ, tại Ấn Độ, nhiều chính phủ đã bị thua trong các cuộc bầu cử chỉ vì giá hành tăng vọt.
Ông nói, "một lãnh đạo chính trị phải biết theo dõi giám sát giá cả những mặt hàng thiết yếu của người dân". Trong ngân sách vừa được công bố, Chính phủ Ấn Độ dự tính duy trì mức trợ cấp đối lương thực và xăng dầu, đồng thời, các chi phí xã hội cũng tăng thêm 17%.
Chính quyền Trung Quốc đã quyết định là khi lạm phát lên cao thì sẽ trợ giúp tiền mặt trực tiếp cho các hộ gia đình nghèo khó nhất, để mua lương thực và thực phẩm. Ngân sách năm nay của Singapore dự trù một số khoản trợ cấp, trong đó có trợ giúp tiền thuê nhà cho những gia đình nghèo khó, giảm một số hạng mục thuế cho tầng lớp trung lưu.
Theo giới phân tích, cho dù chính phủ các nước châu Á tỏ ra hào phóng, nhưng về dài hạn, các biện pháp nói trên có nguy cơ làm cho khủng hoảng lạm phát nghiêm trọng hơn. Ông Ilian Mihov, giáo sư kinh tế trường đào tạo kinh doanh INSEAD tại Singapore, nhận định là các chính phủ châu Á chỉ đẩy lùi, chứ không giải quyết vấn đề.
Chuyên gia này cho rằng, về trung hạn, việc trợ cấp, kiểm soát và kìm giữ giá cả chỉ làm tăng áp lực lạm phát, bởi vì các biện pháp này vừa khuyến khích tiêu dùng, vừa làm nản lòng các nhà đầu tư, sản xuất.
Đối với kinh tế gia Wellian Wiranto thuộc ngân hàng HSBC, thì các biện pháp trợ giá, giống như con đê, nó có hiệu quả chừng nào vẫn được áp dụng. Thế nhưng, một khi chính phủ không còn khả năng tài chính nữa thì giống như đê bị vỡ, các biến động xã hội sẽ rất dữ dội.
Tăng thuế để giải trừ lạm phát
Theo tiến sỹ Frederic Neumann, chuyên gia kinh tế cao cấp, hiện là Giám đốc bộ phận Nghiên cứu Kinh tế châu Á của HSBC, việc sử dụng các chính sách tiền tệ theo khuôn khổ thông thường không còn tác dụng trong bối cảnh hiện nay.
Tăng lãi suất chỉ đơn giản là kéo thêm dòng vốn và khiến cho các điều kiện tài chính thêm bất ổn. Nâng giá trị đồng tiền ở một mức độ cần thiết là điều không thể chấp nhận được ở nhiều nước, chẳng hạn như Trung Quốc. Còn thực hiện các biện pháp kiểm soát vốn là việc thử làm một điều chưa từng làm được nhưng các biện pháp này không bao giờ chặt chẽ...
Nói tóm lại là “bàn tay” của các ngân hàng trung ương hiện nay bị “trói chặt”.
Vì thế, câu trả lời cho bài toán lạm phát phải là tài khóa. Theo đó, cần phải tăng các loại thuế và cắt giảm chi tiêu. Việc này sẽ làm giảm nhu cầu và cuối cùng có thể làm giảm các áp lực giá cả. Châu Á hiện có 3 sự lựa chọn trong việc tăng thuế nhằm chống đỡ với lạm phát.
Thứ nhất là tăng tỷ lệ áp thuế thu nhập. Việc tăng thuế này cần phải nhằm vào những hộ gia đình giàu có, bởi người nghèo hiện đang phải gánh chịu một cách bất cân xứng tác động của chi phí vận tải, giá lương thực tăng.
Do đó, người giàu cần phải chia sẻ gánh nặng với người nghèo. Một tỷ lệ thuế thu nhập cao hơn cũng sẽ xoa dịu các thị trường bất động sản đang quá nóng của châu Á, vốn được coi là một nguồn khác của lạm phát.
Sự lựa chọn thứ hai là tăng các loại thuế bán hàng và thuế giá trị gia tăng (VAT) hoặc đưa vào áp đặt loại thuế này ở những nơi chưa thực hiện. Việc này sẽ giúp dỡ bỏ tạm thời lạm phát, đồng thời cũng hữu hiệu để giảm tốc độ tăng trưởng của thương mại.
Ấn Độ đã lên kế hoạch thực hiện bước đi này vào năm tới. Còn tại Trung Quốc, nguồn thu ngân sách từ việc tăng thuế VAT đối với các sản phẩm không thiết yếu có thể được chuyển cho các chính quyền địa phương, những nơi đang phải phụ thuộc vào việc phát triển bất động sản để có nguồn thu.
Lựa chọn thứ ba là tăng thuế doanh nghiệp. Việc này có thể được cơ cấu theo cách áp đặt một mức thuế tạm thời để ngăn cản các công ty đầu tư tràn lan trong các giai đoạn bùng nổ. Khi vượt qua thời kỳ này thì có thể bỏ loại thuế này.
Tại châu Á, lạm phát cơ bản bắt đầu tăng - với mức độ khác nhau ở các nước, cho thấy sức ép về giá cả đang lan rộng. Các điều kiện kinh tế của khu vực cũng làm tăng giá hàng hóa.
Các chuyên gia kinh tế thế giới nhận định, châu Á đang chịu sức ép lạm phát lớn nhất thế giới, và nỗi lo lạm phát tăng vọt đang lan rộng trên toàn châu lục này. Theo họ, sức ép lạm phát ở châu Á lớn hơn các khu vực khác vì tăng trưởng của châu lục này vượt khá xa tăng trưởng kinh tế của Mỹ và châu Âu.
Con dao hai lưỡi
Trước tình trạng vật giá leo thang, đặc biệt là lương thực và nhiên liệu, chính phủ nhiều nước châu Á đã áp dụng nhiều biện pháp trợ giá cho người nghèo, tuy nhiên, theo giới chuyên gia, về lâu dài, chính sách này có nguy cơ làm cho lạm phát trở nên trầm trọng thêm.
Theo đài RFI, các nền kinh tế châu Á đã kháng cự tốt và nhanh chóng thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, do các biện pháp kích thích của chính phủ, lãi suất thấp, nhu cầu tiêu dùng của giới trung lưu cao và nhờ luồng vốn đầu tư của các nước phương Tây.
Tuy nhiên, có hai yếu tố đã làm thay đổi tình hình. Trước tiên là vấn đề lương thực. Do điều kiện khí hậu không thuận lợi, sản lượng lương thực của các nước sản xuất chính đã bị suy sút đáng kể. Một số quốc gia ngừng hoặc giảm xuất khẩu. Hậu quả là tại châu Á, giá lương thực đã tăng vọt và đây là một thảm họa đối với tầng lớp dân nghèo. Tuần trước, theo ghi nhận của Tổ chức Lương Nông Liên hợp quốc, giá lương thực trên thế giới đã đạt mức cao kỷ lục vào tháng hai.
Các biến động xã hội tại Trung Đông, đặc biệt là ở Libya, cùng với nạn đầu cơ, đã đẩy giá dầu thô lên cao đột ngột.
Trong bối cảnh đó, các nước châu Á đã tìm cách làm giảm mức độ sốc, đưa ra những biện pháp trợ giúp, nhất là đối với người nghèo, qua đó, hy vọng làm dịu sự bất bình của người dân. Bởi vì, theo giới quan sát, chính phủ nhiều nước châu Á cũng lo ngại ảnh hưởng của các cuộc nổi dậy tại Bắc Phi và Trung Đông.
Hãng tin AFP dẫn lời chuyên gia kinh tế Glenn Maguire thuộc ngân hàng Socíété Générale cho biết, "thông thường, các căng thẳng chính trị, xã hội và tăng giá lương thực thường xảy ra cùng một lúc trong khu vực". Chuyên gia này đưa ra ví dụ, tại Ấn Độ, nhiều chính phủ đã bị thua trong các cuộc bầu cử chỉ vì giá hành tăng vọt.
Ông nói, "một lãnh đạo chính trị phải biết theo dõi giám sát giá cả những mặt hàng thiết yếu của người dân". Trong ngân sách vừa được công bố, Chính phủ Ấn Độ dự tính duy trì mức trợ cấp đối lương thực và xăng dầu, đồng thời, các chi phí xã hội cũng tăng thêm 17%.
Chính quyền Trung Quốc đã quyết định là khi lạm phát lên cao thì sẽ trợ giúp tiền mặt trực tiếp cho các hộ gia đình nghèo khó nhất, để mua lương thực và thực phẩm. Ngân sách năm nay của Singapore dự trù một số khoản trợ cấp, trong đó có trợ giúp tiền thuê nhà cho những gia đình nghèo khó, giảm một số hạng mục thuế cho tầng lớp trung lưu.
Theo giới phân tích, cho dù chính phủ các nước châu Á tỏ ra hào phóng, nhưng về dài hạn, các biện pháp nói trên có nguy cơ làm cho khủng hoảng lạm phát nghiêm trọng hơn. Ông Ilian Mihov, giáo sư kinh tế trường đào tạo kinh doanh INSEAD tại Singapore, nhận định là các chính phủ châu Á chỉ đẩy lùi, chứ không giải quyết vấn đề.
Chuyên gia này cho rằng, về trung hạn, việc trợ cấp, kiểm soát và kìm giữ giá cả chỉ làm tăng áp lực lạm phát, bởi vì các biện pháp này vừa khuyến khích tiêu dùng, vừa làm nản lòng các nhà đầu tư, sản xuất.
Đối với kinh tế gia Wellian Wiranto thuộc ngân hàng HSBC, thì các biện pháp trợ giá, giống như con đê, nó có hiệu quả chừng nào vẫn được áp dụng. Thế nhưng, một khi chính phủ không còn khả năng tài chính nữa thì giống như đê bị vỡ, các biến động xã hội sẽ rất dữ dội.
Tăng thuế để giải trừ lạm phát
Theo tiến sỹ Frederic Neumann, chuyên gia kinh tế cao cấp, hiện là Giám đốc bộ phận Nghiên cứu Kinh tế châu Á của HSBC, việc sử dụng các chính sách tiền tệ theo khuôn khổ thông thường không còn tác dụng trong bối cảnh hiện nay.
Tăng lãi suất chỉ đơn giản là kéo thêm dòng vốn và khiến cho các điều kiện tài chính thêm bất ổn. Nâng giá trị đồng tiền ở một mức độ cần thiết là điều không thể chấp nhận được ở nhiều nước, chẳng hạn như Trung Quốc. Còn thực hiện các biện pháp kiểm soát vốn là việc thử làm một điều chưa từng làm được nhưng các biện pháp này không bao giờ chặt chẽ...
Nói tóm lại là “bàn tay” của các ngân hàng trung ương hiện nay bị “trói chặt”.
Vì thế, câu trả lời cho bài toán lạm phát phải là tài khóa. Theo đó, cần phải tăng các loại thuế và cắt giảm chi tiêu. Việc này sẽ làm giảm nhu cầu và cuối cùng có thể làm giảm các áp lực giá cả. Châu Á hiện có 3 sự lựa chọn trong việc tăng thuế nhằm chống đỡ với lạm phát.
Thứ nhất là tăng tỷ lệ áp thuế thu nhập. Việc tăng thuế này cần phải nhằm vào những hộ gia đình giàu có, bởi người nghèo hiện đang phải gánh chịu một cách bất cân xứng tác động của chi phí vận tải, giá lương thực tăng.
Do đó, người giàu cần phải chia sẻ gánh nặng với người nghèo. Một tỷ lệ thuế thu nhập cao hơn cũng sẽ xoa dịu các thị trường bất động sản đang quá nóng của châu Á, vốn được coi là một nguồn khác của lạm phát.
Sự lựa chọn thứ hai là tăng các loại thuế bán hàng và thuế giá trị gia tăng (VAT) hoặc đưa vào áp đặt loại thuế này ở những nơi chưa thực hiện. Việc này sẽ giúp dỡ bỏ tạm thời lạm phát, đồng thời cũng hữu hiệu để giảm tốc độ tăng trưởng của thương mại.
Ấn Độ đã lên kế hoạch thực hiện bước đi này vào năm tới. Còn tại Trung Quốc, nguồn thu ngân sách từ việc tăng thuế VAT đối với các sản phẩm không thiết yếu có thể được chuyển cho các chính quyền địa phương, những nơi đang phải phụ thuộc vào việc phát triển bất động sản để có nguồn thu.
Lựa chọn thứ ba là tăng thuế doanh nghiệp. Việc này có thể được cơ cấu theo cách áp đặt một mức thuế tạm thời để ngăn cản các công ty đầu tư tràn lan trong các giai đoạn bùng nổ. Khi vượt qua thời kỳ này thì có thể bỏ loại thuế này.