Lo cho ngành logistics Việt
Hiện 90% hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam đều vận chuyển bằng đường biển trong khi ngành vận tải này còn quá nhiều yếu kém
Báo cáo của Ủy ban Quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế và Ngân hàng Thế giới công bố mới đây đã nhấn mạnh logistics chính là chìa khóa cho năng lực cạnh tranh của Việt Nam.
Thế nhưng, thực tế hoạt động logistics của Việt Nam hiện còn rất manh mún, thiếu tính chuyên nghiệp thể hiện ở việc các doanh nghiệp của ta mới chỉ cung cấp dịch vụ cơ bản, cạnh tranh về giá là chủ yếu và đặc biệt mới chỉ gia công lại cho các công ty nước ngoài. Chính điều này đã ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động cũng như giá trị mang lại của các ngành liên quan, đặc biệt là xuất nhập khẩu.
Hạ tầng chưa “ủng hộ” logistics
Theo thống kê, cơ sở hạ tầng của Việt Nam đó bao gồm 26 sân bay, với 8 sân bay có đường băng dài 3.000m có khả năng đón nhận các máy bay lớn, 3.200 km đường sắt quốc gia, khoảng 17.300 km quốc lộ, 49 bến cảng với 217 cầu cảng. Mặc dù tiềm năng về cảng biển cũng như dịch vụ logistics của Việt Nam là rất lớn và được quan tâm đầu tư mới, nâng cấp hạ tầng giao thông nhưng năng lực vẫn chưa theo kịp tăng trưởng của ngành xuất nhập khẩu, thương mại.
Bên cạnh việc chậm phát triển về cảng biển thì hệ thống giao thông vận tải đường bộ nhỏ hẹp, xuống cấp trầm trọng ảnh hưởng lớn đến việc trung chuyển trong hoạt động kinh doanh. Thực tế chứng minh rõ sự yếu kém của cơ sở hạ tầng, 15 năm vừa qua Việt Nam liên tục mất cân đối giữa tăng trưởng khối lượng vận chuyển hàng hóa là 12%, tăng trưởng thương mại 18%/năm nhưng tăng trưởng đầu tư hạ tầng giao thông chỉ ở mức 0%.
Thống kê cho thấy, đầu tư vào hạ tầng chỉ 3,1% GDP và phụ thuộc quá nhiều vào đầu tư công.
Theo ông Nguyễn Trọng Hoài, Phó hiệu trường Đại học Kinh tế Tp.HCM, nguyên nhân ì ạch trong đầu tư cơ sở hạ tầng là do ngân sách của Chính phủ hạn chế vì thâm hụt nhân sách của nhà nước là 5%, nợ công 5% nên khó khăn cho việc đầu tư công vào hệ thống cơ sở hạ tầng.
Đáng quan ngại hơn, trong khi logistics hỗ trợ thương mại Việt Nam vẫn "giẫm chân tại chỗ” thì các quốc gia như Trung Quốc, Malaysia, Thái Lan…lại tích cực đầu tư vào lĩnh vực này. Vì thế, không ít chuyên gia đã dự báo, Việt Nam sẽ mất năng lực cạnh tranh trong nhiều ngành, lĩnh vực, trong đó có logistics nếu như không đầu tư thêm vào hạ tầng giao thông.
Ảnh hưởng lớn đến xuất nhập khẩu
Ông Trần Ngọc Liêm (VCCI), cho rằng rào cản logistics khiến Việt Nam khó thâm nhập các thị trường trên thế giới. Các hoạt động thương mại của Việt Nam dù tăng trưởng hiệu quả, tăng 34% trong năm 2011, 18% trong năm 2012 và 20% trong nửa đầu năm 2013, mở rộng thị phần toàn cầu... nhưng vẫn chưa thành công trong việc đa dạng hóa các sản phẩm xuất khẩu.
Một chuyên gia kinh tế của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam cho biết, mức độ đầu tư hạ tầng giao thông vận tải hàng năm của Việt Nam là 3,1% GDP (năm 2009- 2011), thấp hơn nhiều so với mức trung bình của các quốc gia có cùng một mức độ phát triển. Trong khi đó, dự kiến năm 2020, xuất khẩu sẽ tăng gấp 3 lần. Với tình trạng hạ tầng yếu như hiện nay vô hình trung hạ tầng đang là rào cản cho hoạt động thương mại.
Còn theo ông Nguyễn Văn Bích, Phó tổng giám đốc Công ty Lương thực Sông Hậu, hạ tầng bất cập, dịch vụ logistics chưa hiệu quả đã khiến doanh nghiệp phải chịu thiệt thòi, từ việc chậm giao hàng và bị phạt, vẫn phải vận chuyển xa tốn nhiều chi phí, trao đổi hàng hoá bất tiện…từ đó khiến chi phí trong hàng hoá xuất khẩu bị đội lên, giảm tính cạnh tranh.
Cùng quan điểm đó, ông Trương Quốc Hưng, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Đường sông Việt Nam, cho hay, hiện nay do các luồng sông, đặc biệt là sông Soài Rạp có lưu lượng nhỏ, lại nhiều cầu nên tàu ra vào đều bị vướng, tàu lớn rất khó hoạt động. Từ đó khiến cho lượng hàng vào cảng không nhiều.
Thừa nhận thực tế này, ông Trần Thanh Hải, Phó cục trưởng Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương), khẳng định, hạ tầng cơ sở của cảng Việt Nam rất là yếu, quy mô nhỏ, hệ thống xếp dỡ vẫn còn kém. Hiện các cảng đa phần là doanh nghiệp vốn trong nước, nên cách quản lý chưa thực sự mang tính cạnh tranh. Đội tàu biển cũng hoạt động kém hiệu quả.
Ông Hải cho biết, hiện Bộ Giao thông Vận tải đang xây dựng đề án phát triển logistics Việt Nam giai đoạn 2012 – 2020, định hướng đến 2030 và sẽ trình Thủ tướng phê duyệt trong thời gian sớm nhất. Bộ Công Thương cũng đang triển khai một chiến lược phát triển logistics đầy đủ và khả thi nhất. Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng có đề án phát triển để làm sao phối kết hợp được giữa các khối liên quan, tạo ra một sức mạnh tổng hợp.
Hiện 90% hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam đều vận chuyển bằng đường biển, trong khi tốc độ tăng trưởng ngành vận tải container chỉ khoảng 17% đã khiến cho logistics của Việt Nam tụt khá xa so với các nước trong khu vực.
Thế nhưng, thực tế hoạt động logistics của Việt Nam hiện còn rất manh mún, thiếu tính chuyên nghiệp thể hiện ở việc các doanh nghiệp của ta mới chỉ cung cấp dịch vụ cơ bản, cạnh tranh về giá là chủ yếu và đặc biệt mới chỉ gia công lại cho các công ty nước ngoài. Chính điều này đã ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động cũng như giá trị mang lại của các ngành liên quan, đặc biệt là xuất nhập khẩu.
Hạ tầng chưa “ủng hộ” logistics
Theo thống kê, cơ sở hạ tầng của Việt Nam đó bao gồm 26 sân bay, với 8 sân bay có đường băng dài 3.000m có khả năng đón nhận các máy bay lớn, 3.200 km đường sắt quốc gia, khoảng 17.300 km quốc lộ, 49 bến cảng với 217 cầu cảng. Mặc dù tiềm năng về cảng biển cũng như dịch vụ logistics của Việt Nam là rất lớn và được quan tâm đầu tư mới, nâng cấp hạ tầng giao thông nhưng năng lực vẫn chưa theo kịp tăng trưởng của ngành xuất nhập khẩu, thương mại.
Bên cạnh việc chậm phát triển về cảng biển thì hệ thống giao thông vận tải đường bộ nhỏ hẹp, xuống cấp trầm trọng ảnh hưởng lớn đến việc trung chuyển trong hoạt động kinh doanh. Thực tế chứng minh rõ sự yếu kém của cơ sở hạ tầng, 15 năm vừa qua Việt Nam liên tục mất cân đối giữa tăng trưởng khối lượng vận chuyển hàng hóa là 12%, tăng trưởng thương mại 18%/năm nhưng tăng trưởng đầu tư hạ tầng giao thông chỉ ở mức 0%.
Thống kê cho thấy, đầu tư vào hạ tầng chỉ 3,1% GDP và phụ thuộc quá nhiều vào đầu tư công.
Theo ông Nguyễn Trọng Hoài, Phó hiệu trường Đại học Kinh tế Tp.HCM, nguyên nhân ì ạch trong đầu tư cơ sở hạ tầng là do ngân sách của Chính phủ hạn chế vì thâm hụt nhân sách của nhà nước là 5%, nợ công 5% nên khó khăn cho việc đầu tư công vào hệ thống cơ sở hạ tầng.
Đáng quan ngại hơn, trong khi logistics hỗ trợ thương mại Việt Nam vẫn "giẫm chân tại chỗ” thì các quốc gia như Trung Quốc, Malaysia, Thái Lan…lại tích cực đầu tư vào lĩnh vực này. Vì thế, không ít chuyên gia đã dự báo, Việt Nam sẽ mất năng lực cạnh tranh trong nhiều ngành, lĩnh vực, trong đó có logistics nếu như không đầu tư thêm vào hạ tầng giao thông.
Ảnh hưởng lớn đến xuất nhập khẩu
Ông Trần Ngọc Liêm (VCCI), cho rằng rào cản logistics khiến Việt Nam khó thâm nhập các thị trường trên thế giới. Các hoạt động thương mại của Việt Nam dù tăng trưởng hiệu quả, tăng 34% trong năm 2011, 18% trong năm 2012 và 20% trong nửa đầu năm 2013, mở rộng thị phần toàn cầu... nhưng vẫn chưa thành công trong việc đa dạng hóa các sản phẩm xuất khẩu.
Một chuyên gia kinh tế của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam cho biết, mức độ đầu tư hạ tầng giao thông vận tải hàng năm của Việt Nam là 3,1% GDP (năm 2009- 2011), thấp hơn nhiều so với mức trung bình của các quốc gia có cùng một mức độ phát triển. Trong khi đó, dự kiến năm 2020, xuất khẩu sẽ tăng gấp 3 lần. Với tình trạng hạ tầng yếu như hiện nay vô hình trung hạ tầng đang là rào cản cho hoạt động thương mại.
Còn theo ông Nguyễn Văn Bích, Phó tổng giám đốc Công ty Lương thực Sông Hậu, hạ tầng bất cập, dịch vụ logistics chưa hiệu quả đã khiến doanh nghiệp phải chịu thiệt thòi, từ việc chậm giao hàng và bị phạt, vẫn phải vận chuyển xa tốn nhiều chi phí, trao đổi hàng hoá bất tiện…từ đó khiến chi phí trong hàng hoá xuất khẩu bị đội lên, giảm tính cạnh tranh.
Cùng quan điểm đó, ông Trương Quốc Hưng, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Đường sông Việt Nam, cho hay, hiện nay do các luồng sông, đặc biệt là sông Soài Rạp có lưu lượng nhỏ, lại nhiều cầu nên tàu ra vào đều bị vướng, tàu lớn rất khó hoạt động. Từ đó khiến cho lượng hàng vào cảng không nhiều.
Thừa nhận thực tế này, ông Trần Thanh Hải, Phó cục trưởng Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương), khẳng định, hạ tầng cơ sở của cảng Việt Nam rất là yếu, quy mô nhỏ, hệ thống xếp dỡ vẫn còn kém. Hiện các cảng đa phần là doanh nghiệp vốn trong nước, nên cách quản lý chưa thực sự mang tính cạnh tranh. Đội tàu biển cũng hoạt động kém hiệu quả.
Ông Hải cho biết, hiện Bộ Giao thông Vận tải đang xây dựng đề án phát triển logistics Việt Nam giai đoạn 2012 – 2020, định hướng đến 2030 và sẽ trình Thủ tướng phê duyệt trong thời gian sớm nhất. Bộ Công Thương cũng đang triển khai một chiến lược phát triển logistics đầy đủ và khả thi nhất. Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng có đề án phát triển để làm sao phối kết hợp được giữa các khối liên quan, tạo ra một sức mạnh tổng hợp.
Hiện 90% hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam đều vận chuyển bằng đường biển, trong khi tốc độ tăng trưởng ngành vận tải container chỉ khoảng 17% đã khiến cho logistics của Việt Nam tụt khá xa so với các nước trong khu vực.