Thiếu nhân lực logistics
Ngành dịch vụ logistics (giao nhận - kho vận) tại Việt Nam thời gian gần đây đã phát triển khá nhanh về tốc độ và số lượng
Ngành dịch vụ logistics (giao nhận - kho vận) tại Việt Nam thời gian gần đây đã phát triển khá nhanh về tốc độ và số lượng.
Song trên thực tế, hoạt động này còn phát triển tự phát, manh mún và phần lớn thị trường thuộc về các tập đoàn nước ngoài. Bên cạnh đó, sự phát triển nóng của dịch vụ logistics đã làm cho nguồn nhân lực cho ngành này trở nên thiếu hụt trầm trọng.
Theo thống kê sơ bộ, hiện nay trên địa bàn Tp.HCM có khoảng 600 - 700 doanh nghiệp hoạt động dịch vụ logistics trong tổng số khoảng 800 - 900 trên cả nước. Theo ước tính của Sở Kế hoạch và Đầu tư Tp.HCM, trung bình mỗi tuần có một công ty giao nhận, logistics được cấp phép hoạt động hoặc bổ sung chức năng logistics.
Nhân lực chưa đồng bộ
Đối với doanh nghiệp làm dịch vụ giao nhận, logistics tại Việt Nam, vốn và trang thiết bị, cơ sở hạ tầng, các điều kiện kinh doanh tiêu chuẩn của ngành, không còn là rào cản lớn nữa; lợi nhuận biên, lợi nhuận trên vốn tương đối cao.
Nhiều chuyên gia cho rằng, nếu tiếp tục theo đà này, thì chỉ trong vài năm nữa, Việt Nam có thể vượt qua Thái Lan (1.100 công ty), Singapore (800 công ty), Indonesia, Philippines (700-800) về số lượng các công ty logistics đăng ký hoạt động trong nước.
Ông Đỗ Xuân Quang, Trưởng bộ phận Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, thuộc Hiệp hội Giao nhận kho vận Việt Nam (VIFFAS), nhận định: “Việc phát triển nóng của ngành logistics là điều đáng lo ngại, do các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, xét về quy mô (con người, vốn, doanh số...) vẫn rất nhỏ bé, ngoại trừ vài chục doanh nghiệp Nhà nước và cổ phần là tương đối lớn (từ 200-300 nhân viên), số còn lại trung bình từ 10-20 nhân viên, trang thiết bị, phương tiện, cơ sở hạ tầng còn thấp kém, chủ yếu mua bán cước tàu biển, cước máy bay, đại lý khai quan và dịch vụ xe tải, một số có thực hiện dịch vụ kho vận nhưng không nhiều. Nói chung, hoạt động thiếu đồng bộ, manh mún và quy mô nhỏ, mức độ công nghệ chưa theo kịp các nước phát triển trong khu vực Đông Nam Á”.
VIFFAS cũng cho biết, hiện chưa có thống kê chính xác về nguồn nhân lực phục vụ trong ngành. Nếu chỉ tính riêng các công ty thành viên của VIFFAS (có đăng ký chính thức), tổng số nhân viên vào khoảng 5.000 người. Đây là lực lượng được coi là chuyên nghiệp. Ngoài ra ước tính có khoảng 4.000 - 5.000 người thực hiện dịch vụ giao nhận vận tải bán chuyên nghiệp hoặc chuyên nghiệp khác, nhưng chưa tham gia hiệp hội.
Các nguồn nhân lực nói trên được đào tào từ nhiều nguồn khác nhau. Lao động ở trình độ đại học thì được đào tạo chủ yếu từ trường các đại học kinh tế và ngoại thương. Ngoài ra, nguồn nhân lực còn được bổ sung từ những ngành đào tạo khác như hàng hải, giao thông, vận tải, ngoại ngữ...
TS. Lê Văn Bảy, Giảng viên Trường Đại học Kỹ thuật Tp.HCM nhận xét: “Hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam có hoạt động liên quan đến logistics, đều khiếm khuyết, nếu không nói là chưa có đội ngũ nhân lực chuyên về logictics hoặc hiểu về logictics còn chung chung”.
Khẩn trương đào tạo
Năm 2008 vừa qua, Khoa kinh tế vận tải biển (Đại học Giao thông vận tải Tp.HCM) đã lần đầu tiên trong cả nước mở chuyên ngành Quản trị logistics và vận tải đa phương thức. Chuyên ngành nhằm đào tạo những nhân sự có kiến thức chuyên sâu về việc tổ chức khai thác, kinh doanh, và quản lý trong lĩnh vực logistics ở mức độ quốc gia và quốc tế; có kiến thức về kinh doanh và quản lý vận tải đa phương thức, sử dụng hiệu quả hệ thống công nghệ thông tin vào quá trình hoạt động của doanh nghiệp; có kiến thức về việc thiết kế mạng lưới logistics và xây dựng chuỗi cung ứng hiệu quả, dự báo nhu cầu khách hàng, phân tích và lập kế hoạch logistics cho các doanh nghiệp kinh doanh và sản xuất.
Tuy nhiên, TS. Lê Phúc Hòa, Chủ nhiệm chuyên ngành Quản trị logistics và vận tải đa phương thức cho biết, “Vì logistics là một ngành còn mới mẻ ở Việt Nam và do điều kiện thực tế của nhà trường, nên khi triển khai ngành học mới này gặp nhiều khó khăn. Đó là, đội ngũ giảng viên của ngành hiện nay chủ yếu là giảng viên của Khoa kinh tế vận tải biển. Những giảng viên này chỉ được tham gia một số lớp tập huấn ngắn hạn ở nước ngoài, trong đó có bộ môn logistics. Đồng thời, nguồn tư liệu phục vụ giảng dạy cũng còn rất thiếu, ngoài một số ít cuốn giáo trình logistics tiếng Việt, còn lại phải tham khảo tư liệu nước ngoài”.
Theo GS.TS Hồng Vân, cách đây 7 năm, Trường Đại học Kinh tế Tp.HCM đã đi tiên phong trong việc đào tạo chuyên ngành logistics với bộ môn Quản trị cung ứng và logistics thuộc chuyên ngành ngoại thương của trường. GS.TS Hồng Vân cho biết, các sinh viên học ngành này luôn là đích ngắm của các doanh nghiệp FDI vì tính thực tiễn của nó đối với xã hội. Song do yêu cầu giảm tải, 3 năm trở lại đây, logistics không còn là môn học độc lập tới bậc đại học, mà được giới thiệu lồng ghép trong các môn quản trị ngoại thương, vận tải bảo hiểm.
Theo ThS. Đỗ Xuân Quang, chương trình đào tạo, nâng cao tay nghề trong ngành logistics hiện nay nên được thực hiện ở 3 cấp độ: tại các cơ sở đào tạo chính thức, đào tạo theo chương trình hiệp hội, và đào tạo nội bộ tại các doanh nghiệp.
Ông cho biết: “Một trong các chiến lược dài hạn phát triển nguồn nhân lực cho ngành logistics là mở các bộ môn và khoa logistics trong các trường đại học, cao đẳng kinh tế, ngoại thương... Các công ty cũng cần có chương trình hỗ trợ sinh viên thực tập, thuyết trình về thực tiễn hoạt động ngành hiện nay ở Việt Nam và trên thế giới cho sinh viên. Các công ty cần có đóng góp vật chất cụ thể cho đào tạo, hỗ trợ chuyên môn cho các trường nếu muốn sử dụng sinh viên tốt nghiệp từ những trường này”.
Song trên thực tế, hoạt động này còn phát triển tự phát, manh mún và phần lớn thị trường thuộc về các tập đoàn nước ngoài. Bên cạnh đó, sự phát triển nóng của dịch vụ logistics đã làm cho nguồn nhân lực cho ngành này trở nên thiếu hụt trầm trọng.
Theo thống kê sơ bộ, hiện nay trên địa bàn Tp.HCM có khoảng 600 - 700 doanh nghiệp hoạt động dịch vụ logistics trong tổng số khoảng 800 - 900 trên cả nước. Theo ước tính của Sở Kế hoạch và Đầu tư Tp.HCM, trung bình mỗi tuần có một công ty giao nhận, logistics được cấp phép hoạt động hoặc bổ sung chức năng logistics.
Nhân lực chưa đồng bộ
Đối với doanh nghiệp làm dịch vụ giao nhận, logistics tại Việt Nam, vốn và trang thiết bị, cơ sở hạ tầng, các điều kiện kinh doanh tiêu chuẩn của ngành, không còn là rào cản lớn nữa; lợi nhuận biên, lợi nhuận trên vốn tương đối cao.
Nhiều chuyên gia cho rằng, nếu tiếp tục theo đà này, thì chỉ trong vài năm nữa, Việt Nam có thể vượt qua Thái Lan (1.100 công ty), Singapore (800 công ty), Indonesia, Philippines (700-800) về số lượng các công ty logistics đăng ký hoạt động trong nước.
Ông Đỗ Xuân Quang, Trưởng bộ phận Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, thuộc Hiệp hội Giao nhận kho vận Việt Nam (VIFFAS), nhận định: “Việc phát triển nóng của ngành logistics là điều đáng lo ngại, do các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, xét về quy mô (con người, vốn, doanh số...) vẫn rất nhỏ bé, ngoại trừ vài chục doanh nghiệp Nhà nước và cổ phần là tương đối lớn (từ 200-300 nhân viên), số còn lại trung bình từ 10-20 nhân viên, trang thiết bị, phương tiện, cơ sở hạ tầng còn thấp kém, chủ yếu mua bán cước tàu biển, cước máy bay, đại lý khai quan và dịch vụ xe tải, một số có thực hiện dịch vụ kho vận nhưng không nhiều. Nói chung, hoạt động thiếu đồng bộ, manh mún và quy mô nhỏ, mức độ công nghệ chưa theo kịp các nước phát triển trong khu vực Đông Nam Á”.
VIFFAS cũng cho biết, hiện chưa có thống kê chính xác về nguồn nhân lực phục vụ trong ngành. Nếu chỉ tính riêng các công ty thành viên của VIFFAS (có đăng ký chính thức), tổng số nhân viên vào khoảng 5.000 người. Đây là lực lượng được coi là chuyên nghiệp. Ngoài ra ước tính có khoảng 4.000 - 5.000 người thực hiện dịch vụ giao nhận vận tải bán chuyên nghiệp hoặc chuyên nghiệp khác, nhưng chưa tham gia hiệp hội.
Các nguồn nhân lực nói trên được đào tào từ nhiều nguồn khác nhau. Lao động ở trình độ đại học thì được đào tạo chủ yếu từ trường các đại học kinh tế và ngoại thương. Ngoài ra, nguồn nhân lực còn được bổ sung từ những ngành đào tạo khác như hàng hải, giao thông, vận tải, ngoại ngữ...
TS. Lê Văn Bảy, Giảng viên Trường Đại học Kỹ thuật Tp.HCM nhận xét: “Hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam có hoạt động liên quan đến logistics, đều khiếm khuyết, nếu không nói là chưa có đội ngũ nhân lực chuyên về logictics hoặc hiểu về logictics còn chung chung”.
Khẩn trương đào tạo
Năm 2008 vừa qua, Khoa kinh tế vận tải biển (Đại học Giao thông vận tải Tp.HCM) đã lần đầu tiên trong cả nước mở chuyên ngành Quản trị logistics và vận tải đa phương thức. Chuyên ngành nhằm đào tạo những nhân sự có kiến thức chuyên sâu về việc tổ chức khai thác, kinh doanh, và quản lý trong lĩnh vực logistics ở mức độ quốc gia và quốc tế; có kiến thức về kinh doanh và quản lý vận tải đa phương thức, sử dụng hiệu quả hệ thống công nghệ thông tin vào quá trình hoạt động của doanh nghiệp; có kiến thức về việc thiết kế mạng lưới logistics và xây dựng chuỗi cung ứng hiệu quả, dự báo nhu cầu khách hàng, phân tích và lập kế hoạch logistics cho các doanh nghiệp kinh doanh và sản xuất.
Tuy nhiên, TS. Lê Phúc Hòa, Chủ nhiệm chuyên ngành Quản trị logistics và vận tải đa phương thức cho biết, “Vì logistics là một ngành còn mới mẻ ở Việt Nam và do điều kiện thực tế của nhà trường, nên khi triển khai ngành học mới này gặp nhiều khó khăn. Đó là, đội ngũ giảng viên của ngành hiện nay chủ yếu là giảng viên của Khoa kinh tế vận tải biển. Những giảng viên này chỉ được tham gia một số lớp tập huấn ngắn hạn ở nước ngoài, trong đó có bộ môn logistics. Đồng thời, nguồn tư liệu phục vụ giảng dạy cũng còn rất thiếu, ngoài một số ít cuốn giáo trình logistics tiếng Việt, còn lại phải tham khảo tư liệu nước ngoài”.
Theo GS.TS Hồng Vân, cách đây 7 năm, Trường Đại học Kinh tế Tp.HCM đã đi tiên phong trong việc đào tạo chuyên ngành logistics với bộ môn Quản trị cung ứng và logistics thuộc chuyên ngành ngoại thương của trường. GS.TS Hồng Vân cho biết, các sinh viên học ngành này luôn là đích ngắm của các doanh nghiệp FDI vì tính thực tiễn của nó đối với xã hội. Song do yêu cầu giảm tải, 3 năm trở lại đây, logistics không còn là môn học độc lập tới bậc đại học, mà được giới thiệu lồng ghép trong các môn quản trị ngoại thương, vận tải bảo hiểm.
Theo ThS. Đỗ Xuân Quang, chương trình đào tạo, nâng cao tay nghề trong ngành logistics hiện nay nên được thực hiện ở 3 cấp độ: tại các cơ sở đào tạo chính thức, đào tạo theo chương trình hiệp hội, và đào tạo nội bộ tại các doanh nghiệp.
Ông cho biết: “Một trong các chiến lược dài hạn phát triển nguồn nhân lực cho ngành logistics là mở các bộ môn và khoa logistics trong các trường đại học, cao đẳng kinh tế, ngoại thương... Các công ty cũng cần có chương trình hỗ trợ sinh viên thực tập, thuyết trình về thực tiễn hoạt động ngành hiện nay ở Việt Nam và trên thế giới cho sinh viên. Các công ty cần có đóng góp vật chất cụ thể cho đào tạo, hỗ trợ chuyên môn cho các trường nếu muốn sử dụng sinh viên tốt nghiệp từ những trường này”.