Lo nợ xấu ngoại tệ
Tăng trưởng dư nợ ngoại tệ 7 tháng qua ở mức cao, và chênh lệch lớn so với tăng trưởng dư nợ VND
Số liệu từ một đơn vị nghiệp vụ của Ngân hàng Nhà nước cho thấy, tăng trưởng dư nợ ngoại tệ 7 tháng qua ở mức cao, và chênh lệch lớn so với tăng trưởng dư nợ VND.
Đáng chú ý, hầu hết cân đối nguồn và sử dụng nguồn ngoại tệ đều vượt 100%, và phần vượt lên chủ yếu là vay nước ngoài.
Tín dụng lệch pha
Trong các khối tổ chức tín dụng: ngân hàng thương mại nhà nước, ngân hàng thương mại cổ phần, tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức tín dụng phi ngân hàng thì khối ngân hàng thương mại cổ phần mặc dù có mức tăng dư nợ ngoại tệ đứng thứ hai sau tổ chức tín dụng phi ngân hàng (tăng 4,64%) nhưng vì dư nợ ngoại tệ khối này chiếm gần 52% toàn hệ thống, nên sự tăng/giảm tín dụng ngoại tệ khối cổ phần trở thành tâm điểm chú ý của giới phân tích.
Bảy tháng đầu năm, dư nợ VND của khối cổ phần đạt trên 1 triệu tỷ đồng, chiếm hơn 58% tổng dư nợ VND toàn hệ thống; so tháng 7 với tháng 6/2011, dư nợ VND giảm khoảng 0,34%; có 23 đơn vị của khối giảm dư nợ VND và NamABank là đơn vị có mức giảm nhiều nhất (10,9%).
So tháng 7 với tháng 6/2011, tốc độ giảm dư nợ VND của khối đã chậm lại bởi tháng 6 giảm 0,59% thì tháng 7 chỉ giảm 0,34%. Có 15 đơn vị của khối có mức giảm dư nợ VND liên tiếp trong hai tháng 6 và 7/20011.
Tuy nhiên, trong khi tốc độ tăng dư nợ VND giảm thì tốc độ tăng dư nợ ngoại tệ lại khá cao.
So tháng 7/2011 với tháng 6/2011, dư nợ ngoại tệ khối này tăng 1,77%, gần 265 triệu USD. Trong tháng 7, có 23 đơn vị trong khối có mức tăng dư nợ ngoại tệ cao, đứng đầu là ngân hàng thương mại cổ phần Nam Á. Ngoài ra, có 16 đơn vị dư nợ ngoại tệ tăng liên tiếp trong hai tháng 6 và 7/2011.
Tính chung từ đầu năm đến tháng 7, mức tăng dư nợ ngoại tệ khối cổ phần gấp 6,3 lần so với mức tăng dư nợ VND. Đến nay, cũng chưa ai khẳng định dư nợ ngoại tệ còn phi mã đến đâu, mặc dù tốc độ tăng có vẻ chững lại khi tháng 6 tăng 2,57%, nhưng tháng 7 chỉ tăng 1,77%.
Khối thứ hai có mức tăng dư nợ ngoại tệ đáng lưu ý là ngân hàng thương mại nhà nước, bao gồm: BIDV, Agribank, Ngân hàng Chính sách và Xã hội, Ngân hàng Nhà Đồng bằng sông Cửu Long.
Tính đến cuối tháng 7/2011, dư nợ tín dụng khối này đạt tỷ trọng 30,22% tổng dư nợ toàn hệ thống, giảm 0,46% so với tháng 6/2011 và tăng 2,44% so với 31/12/2010. Mặc dù là khối duy nhất trong hệ thống có mức giảm dư nợ tín dụng; trong đó VND giảm 1,15% nhưng dư nợ ngoại tệ tháng 7 tăng tới 3,54% so với tháng 6/2011, cao hơn mức tăng chung dư nợ ngoại tệ 1,99% của toàn hệ thống.
Cụ thể, tính đến tháng 7, dư nợ VND của khối đạt trên 600 nghìn tỷ đồng, chiếm 34,3% tổng dư nợ VND toàn hệ thống, giảm 1,15% so với tháng 6/2011 và giảm 0,24% so với 31/12/2010.
Trong khi tốc độ tăng dư nợ VND bị giảm thì dư nợ ngoại tệ của khối lại tăng: tăng bình quân tới 1,44%/tháng trong 7 tháng qua và tăng gần 10,5% so với 31/12/2010. Tính chung 7 tháng, dư nợ ngoại tệ khối đạt 5,3 tỷ USD, chiếm 18% tổng dư nợ ngoại tệ toàn hệ thống.
Nợ xấu ngoại tệ tăng
Gần như tỷ lệ thuận: dư nợ tín dụng ngoại tệ càng tăng thì nợ xấu ngoại tệ cũng tăng theo.
Tính đến cuối tháng 7/2011 so với 31/12/2010, nợ xấu từ nhóm 3,4,5 của toàn ngành đã tăng tới gần 1%. Theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN, nợ nhóm 1 là nợ đủ tiêu chuẩn; nhóm 2: cần chú ý; nhóm 3: dưới tiêu chuẩn; nhóm 4: nợ nghi ngờ và nhóm 5: có khả năng mất vốn.
Điểm đáng chú ý, trong khi nợ xấu VND chỉ tăng 0,94% thì nợ xấu ngoại tệ tăng 1,24% và ròng rã 5 tháng liền từ đầu năm đến tháng 7, nợ xấu ngoại tệ cứ tăng liên tiếp và tăng cao hơn nợ xấu VND.
Cụ thể, tính chung cả hệ thống, đến cuối tháng 7/2011, nợ xấu ngoại tệ chiếm tỷ trọng gần 2,9% dư nợ ngoại tệ và mức tăng trưởng nợ xấu ngoại tệ/tổng dư nợ ngoại tệ toàn ngành đạt 1,24%.
So sánh nợ xấu VND và nợ xấu ngoại tệ giữa mốc cuối tháng 7/2011 và 31/12/2010, cho thấy: ở khối ngân hàng nước ngoài, nợ xấu VND tăng 0,3% nhưng tỷ lệ này đối với ngoại tệ là 1,03%. Tương tự ở khối cổ phần, tỷ lệ này là 0,66% và 0,67%; khối ngân hàng thương mại nhà nước: 1,55% và 3,52%.
Xung quanh vấn đề nợ xấu ngoại tệ, nổi lên một số điểm đáng chú ý.
Thứ nhất, trong số vài chục đơn vị có tỷ lệ nợ xấu ngoại tệ gia tăng thì một số đơn vị có mức tăng đáng chú ý, như Công ty Tài chính Tàu thủy, Công ty Cho thuê tài chính Chailease, các ngân hàng ANZ, Maybank, Phương Nam... Những đơn vị này cần sớm có phương án thu hồi nợ, nhất là từ nay đến cuối năm, cầu ngoại tệ cho thanh toán, chi trả trong nền kinh tế rất cao.
Thứ hai, khối ngân hàng thương mại cổ phần hiện có dư nợ VND chiếm 58%/dư nợ VND và dư nợ ngoại tệ chiếm trên 51%/dư nợ ngoại tệ của toàn hệ thống.
Thế nhưng, khi so sánh tháng sau với tháng trước thì nợ nhóm 1 của tháng 6 giảm được 2,28% thì tháng 7 chỉ giảm 1,29%.
Theo quy định phân loại nợ của Ngân hàng Nhà nước thì trong số 5 nhóm nợ, nợ nhóm 1 được coi là nợ đủ tiêu chuẩn. Đây là điều đáng lo ngại.
Thứ ba, so 31/8/2011 với 31/12/2010, trong khi dư nợ VND chỉ tăng 6,94% thì dư nợ ngoại tệ tăng 21,79%. Theo một lãnh đạo cấp cao của Ngân hàng Nhà nước, đến 7/9/2011, tăng trưởng tín dụng ngoại tệ toàn hệ thống đạt khoảng 25% và với đà tăng đó, dự báo đến hết năm, sẽ lên tới 30%.
Hiện nay, các ngân hàng đều đã sử dụng vượt nguồn 100% khá lâu và để có thêm ngoại tệ cấp tín dụng ra nền kinh tế, họ đều vay nước ngoài.
Hiện tại, thanh khoản hệ thống vẫn cân đối tốt và dương trên 3 tỷ USD tính đến đầu tháng 9/2011 và con số này sẽ lên tới 5 tỷ USD vào cuối năm.
Từ con số này cho thấy, nếu các đối tác nước ngoài thu hồi nợ sớm hơn dự định do tình hình tài chính thế giới bất ổn thì khả năng cân đối ngoại tệ ở một số ngân hàng sẽ rất khó khăn.
Ngoài ra, trong khi lãi suất đồng USD trên thế giới đang rất thấp, chỉ vài phần trăm/năm, thậm chí 0%/năm thì ở Việt Nam, lãi suất tiền vay USD lên tới 6%/năm. Phải chăng, Việt Nam đang trở thành đất nước “nhập khẩu” và “tiêu thụ” sự mất giá của đồng USD?
Đáng chú ý, hầu hết cân đối nguồn và sử dụng nguồn ngoại tệ đều vượt 100%, và phần vượt lên chủ yếu là vay nước ngoài.
Tín dụng lệch pha
Trong các khối tổ chức tín dụng: ngân hàng thương mại nhà nước, ngân hàng thương mại cổ phần, tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức tín dụng phi ngân hàng thì khối ngân hàng thương mại cổ phần mặc dù có mức tăng dư nợ ngoại tệ đứng thứ hai sau tổ chức tín dụng phi ngân hàng (tăng 4,64%) nhưng vì dư nợ ngoại tệ khối này chiếm gần 52% toàn hệ thống, nên sự tăng/giảm tín dụng ngoại tệ khối cổ phần trở thành tâm điểm chú ý của giới phân tích.
Bảy tháng đầu năm, dư nợ VND của khối cổ phần đạt trên 1 triệu tỷ đồng, chiếm hơn 58% tổng dư nợ VND toàn hệ thống; so tháng 7 với tháng 6/2011, dư nợ VND giảm khoảng 0,34%; có 23 đơn vị của khối giảm dư nợ VND và NamABank là đơn vị có mức giảm nhiều nhất (10,9%).
So tháng 7 với tháng 6/2011, tốc độ giảm dư nợ VND của khối đã chậm lại bởi tháng 6 giảm 0,59% thì tháng 7 chỉ giảm 0,34%. Có 15 đơn vị của khối có mức giảm dư nợ VND liên tiếp trong hai tháng 6 và 7/20011.
Tuy nhiên, trong khi tốc độ tăng dư nợ VND giảm thì tốc độ tăng dư nợ ngoại tệ lại khá cao.
So tháng 7/2011 với tháng 6/2011, dư nợ ngoại tệ khối này tăng 1,77%, gần 265 triệu USD. Trong tháng 7, có 23 đơn vị trong khối có mức tăng dư nợ ngoại tệ cao, đứng đầu là ngân hàng thương mại cổ phần Nam Á. Ngoài ra, có 16 đơn vị dư nợ ngoại tệ tăng liên tiếp trong hai tháng 6 và 7/2011.
Tính chung từ đầu năm đến tháng 7, mức tăng dư nợ ngoại tệ khối cổ phần gấp 6,3 lần so với mức tăng dư nợ VND. Đến nay, cũng chưa ai khẳng định dư nợ ngoại tệ còn phi mã đến đâu, mặc dù tốc độ tăng có vẻ chững lại khi tháng 6 tăng 2,57%, nhưng tháng 7 chỉ tăng 1,77%.
Khối thứ hai có mức tăng dư nợ ngoại tệ đáng lưu ý là ngân hàng thương mại nhà nước, bao gồm: BIDV, Agribank, Ngân hàng Chính sách và Xã hội, Ngân hàng Nhà Đồng bằng sông Cửu Long.
Tính đến cuối tháng 7/2011, dư nợ tín dụng khối này đạt tỷ trọng 30,22% tổng dư nợ toàn hệ thống, giảm 0,46% so với tháng 6/2011 và tăng 2,44% so với 31/12/2010. Mặc dù là khối duy nhất trong hệ thống có mức giảm dư nợ tín dụng; trong đó VND giảm 1,15% nhưng dư nợ ngoại tệ tháng 7 tăng tới 3,54% so với tháng 6/2011, cao hơn mức tăng chung dư nợ ngoại tệ 1,99% của toàn hệ thống.
Cụ thể, tính đến tháng 7, dư nợ VND của khối đạt trên 600 nghìn tỷ đồng, chiếm 34,3% tổng dư nợ VND toàn hệ thống, giảm 1,15% so với tháng 6/2011 và giảm 0,24% so với 31/12/2010.
Trong khi tốc độ tăng dư nợ VND bị giảm thì dư nợ ngoại tệ của khối lại tăng: tăng bình quân tới 1,44%/tháng trong 7 tháng qua và tăng gần 10,5% so với 31/12/2010. Tính chung 7 tháng, dư nợ ngoại tệ khối đạt 5,3 tỷ USD, chiếm 18% tổng dư nợ ngoại tệ toàn hệ thống.
Nợ xấu ngoại tệ tăng
Gần như tỷ lệ thuận: dư nợ tín dụng ngoại tệ càng tăng thì nợ xấu ngoại tệ cũng tăng theo.
Tính đến cuối tháng 7/2011 so với 31/12/2010, nợ xấu từ nhóm 3,4,5 của toàn ngành đã tăng tới gần 1%. Theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN, nợ nhóm 1 là nợ đủ tiêu chuẩn; nhóm 2: cần chú ý; nhóm 3: dưới tiêu chuẩn; nhóm 4: nợ nghi ngờ và nhóm 5: có khả năng mất vốn.
Điểm đáng chú ý, trong khi nợ xấu VND chỉ tăng 0,94% thì nợ xấu ngoại tệ tăng 1,24% và ròng rã 5 tháng liền từ đầu năm đến tháng 7, nợ xấu ngoại tệ cứ tăng liên tiếp và tăng cao hơn nợ xấu VND.
Cụ thể, tính chung cả hệ thống, đến cuối tháng 7/2011, nợ xấu ngoại tệ chiếm tỷ trọng gần 2,9% dư nợ ngoại tệ và mức tăng trưởng nợ xấu ngoại tệ/tổng dư nợ ngoại tệ toàn ngành đạt 1,24%.
So sánh nợ xấu VND và nợ xấu ngoại tệ giữa mốc cuối tháng 7/2011 và 31/12/2010, cho thấy: ở khối ngân hàng nước ngoài, nợ xấu VND tăng 0,3% nhưng tỷ lệ này đối với ngoại tệ là 1,03%. Tương tự ở khối cổ phần, tỷ lệ này là 0,66% và 0,67%; khối ngân hàng thương mại nhà nước: 1,55% và 3,52%.
Xung quanh vấn đề nợ xấu ngoại tệ, nổi lên một số điểm đáng chú ý.
Thứ nhất, trong số vài chục đơn vị có tỷ lệ nợ xấu ngoại tệ gia tăng thì một số đơn vị có mức tăng đáng chú ý, như Công ty Tài chính Tàu thủy, Công ty Cho thuê tài chính Chailease, các ngân hàng ANZ, Maybank, Phương Nam... Những đơn vị này cần sớm có phương án thu hồi nợ, nhất là từ nay đến cuối năm, cầu ngoại tệ cho thanh toán, chi trả trong nền kinh tế rất cao.
Thứ hai, khối ngân hàng thương mại cổ phần hiện có dư nợ VND chiếm 58%/dư nợ VND và dư nợ ngoại tệ chiếm trên 51%/dư nợ ngoại tệ của toàn hệ thống.
Thế nhưng, khi so sánh tháng sau với tháng trước thì nợ nhóm 1 của tháng 6 giảm được 2,28% thì tháng 7 chỉ giảm 1,29%.
Theo quy định phân loại nợ của Ngân hàng Nhà nước thì trong số 5 nhóm nợ, nợ nhóm 1 được coi là nợ đủ tiêu chuẩn. Đây là điều đáng lo ngại.
Thứ ba, so 31/8/2011 với 31/12/2010, trong khi dư nợ VND chỉ tăng 6,94% thì dư nợ ngoại tệ tăng 21,79%. Theo một lãnh đạo cấp cao của Ngân hàng Nhà nước, đến 7/9/2011, tăng trưởng tín dụng ngoại tệ toàn hệ thống đạt khoảng 25% và với đà tăng đó, dự báo đến hết năm, sẽ lên tới 30%.
Hiện nay, các ngân hàng đều đã sử dụng vượt nguồn 100% khá lâu và để có thêm ngoại tệ cấp tín dụng ra nền kinh tế, họ đều vay nước ngoài.
Hiện tại, thanh khoản hệ thống vẫn cân đối tốt và dương trên 3 tỷ USD tính đến đầu tháng 9/2011 và con số này sẽ lên tới 5 tỷ USD vào cuối năm.
Từ con số này cho thấy, nếu các đối tác nước ngoài thu hồi nợ sớm hơn dự định do tình hình tài chính thế giới bất ổn thì khả năng cân đối ngoại tệ ở một số ngân hàng sẽ rất khó khăn.
Ngoài ra, trong khi lãi suất đồng USD trên thế giới đang rất thấp, chỉ vài phần trăm/năm, thậm chí 0%/năm thì ở Việt Nam, lãi suất tiền vay USD lên tới 6%/năm. Phải chăng, Việt Nam đang trở thành đất nước “nhập khẩu” và “tiêu thụ” sự mất giá của đồng USD?