Loại yếu tố giá, tổng mức bán lẻ tăng khá thấp
Nếu loại trừ yếu tố tăng giá, tổng mức bán lẻ 9 tháng năm 2013 chỉ đạt mức tăng 5,3%
Theo Bộ Công Thương, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ xã hội tháng 9 năm 2013 ước đạt 223.288 tỷ đồng, tăng 1,87% so với tháng trước.
Như vậy, tính chung 9 tháng đầu năm 2013, tổng mức bán lẻ đạt 1.932.012 tỷ đồng, tăng 12,5% so với cùng kỳ năm 2012, thấp hơn mức tăng từ 17,3-22% của các năm trước.
Bộ Công Thương cho rằng, nguyên nhân chủ yếu khiến tổng mức bán lẻ tăng thấp là do sức mua yếu. Nếu loại trừ yếu tố tăng giá, tổng mức bán lẻ 9 tháng năm 2013 chỉ đạt mức tăng 5,3%.
Xét về loại hình kinh tế, nhóm kinh tế Nhà nước giảm 7,22% trong khi các nhóm nội địa ngoài Nhà nước tăng từ 11,54 - 16,7%, đặc biệt nhóm đầu tư nước ngoài tăng 35,43%.
Theo Bộ Công Thương, mặc dù thị trường hàng hoá trong nước dồi dào, nguồn cung hàng hoá trên thị trường luôn được đảm bảo, tuy nhiên do mức độ phục hồi kinh tế chậm, thu nhập của người dân chưa được cải thiện đáng kể nên sức tiêu thụ hàng hóa trên thị trường cũng chưa tăng nhiều.
So với một số năm gần đây, khó khăn đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hàng hóa đã giảm do sức ép về chi phí tài chính không còn lớn, lượng hàng tồn kho không còn cao (một phần do các doanh nghiệp đã chủ động thu hẹp sản xuất).
Bộ này cho rằng, thị trường hàng hóa các tháng còn lại của năm 2013 có nhiều diễn biến phức tạp, chịu tác động bởi nhiều yếu tố chủ quan và khách quan, trong đó đáng chú ý là sự suy giảm trong tiêu dùng... Dự kiến tổng mức bán lẻ năm 2013 tăng khoảng 13-14% so với năm 2012.
Như vậy, tính chung 9 tháng đầu năm 2013, tổng mức bán lẻ đạt 1.932.012 tỷ đồng, tăng 12,5% so với cùng kỳ năm 2012, thấp hơn mức tăng từ 17,3-22% của các năm trước.
Bộ Công Thương cho rằng, nguyên nhân chủ yếu khiến tổng mức bán lẻ tăng thấp là do sức mua yếu. Nếu loại trừ yếu tố tăng giá, tổng mức bán lẻ 9 tháng năm 2013 chỉ đạt mức tăng 5,3%.
Xét về loại hình kinh tế, nhóm kinh tế Nhà nước giảm 7,22% trong khi các nhóm nội địa ngoài Nhà nước tăng từ 11,54 - 16,7%, đặc biệt nhóm đầu tư nước ngoài tăng 35,43%.
Theo Bộ Công Thương, mặc dù thị trường hàng hoá trong nước dồi dào, nguồn cung hàng hoá trên thị trường luôn được đảm bảo, tuy nhiên do mức độ phục hồi kinh tế chậm, thu nhập của người dân chưa được cải thiện đáng kể nên sức tiêu thụ hàng hóa trên thị trường cũng chưa tăng nhiều.
So với một số năm gần đây, khó khăn đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hàng hóa đã giảm do sức ép về chi phí tài chính không còn lớn, lượng hàng tồn kho không còn cao (một phần do các doanh nghiệp đã chủ động thu hẹp sản xuất).
Bộ này cho rằng, thị trường hàng hóa các tháng còn lại của năm 2013 có nhiều diễn biến phức tạp, chịu tác động bởi nhiều yếu tố chủ quan và khách quan, trong đó đáng chú ý là sự suy giảm trong tiêu dùng... Dự kiến tổng mức bán lẻ năm 2013 tăng khoảng 13-14% so với năm 2012.