Loạn số liệu, nhà đầu tư mắc kẹt
Sàn giao dịch đông nghẹt nhà đầu tư, nhưng các nhân viên môi giới lại khá rỗi rãi trong việc nhập lệnh
Sàn giao dịch đông nghẹt nhà đầu tư, nhưng các nhân viên môi giới lại khá rỗi rãi trong việc nhập lệnh.
Thay vào đó là "nghiệp vụ" giải thích các thông số trên bảng điện tử. Mỗi lần có thay đổi lớn về số liệu trên màn hình là nhà đầu tư lại nháo nhác hỏi nhau "đã chuyển sang khớp lệnh liên tục rồi à"?
Bối rối vì số liệu
Kỹ thuật xem bảng giao dịch điện tử được coi là bài học vỡ lòng với những nhà đầu tư mới ngay cả khi còn áp dụng khớp lệnh định kỳ. Cách tổ chức các thông số phục vụ phương thức khớp lệnh liên tục không chỉ làm nhiều người bỡ ngỡ, mà còn gây nhầm lẫn do cách thể hiện thiếu rõ ràng.
Theo cách khớp lệnh cũ, 3 cột giá chính bao gồm giá tham chiếu, giá trần và giá sàn. Trong khớp lệnh liên tục, 3 cột giá mới được bổ sung là giá mở cửa, giá cao nhất và giá thấp nhất. Tại Công ty Chứng khoán Habubank, 6 cột giá này xếp cạnh nhau và không ít nhà đầu tư thiếu kinh nghiệm đã nhầm lẫn khi so sánh.
Ngoài ra, số liệu giao dịch trong đợt khớp lệnh liên tục được hiển thị với mức giá khớp thành công, nhưng khối lượng lại là khối lượng cộng dồn với cả đợt khớp lệnh định kỳ mở cửa.
Đây là cách hiển thị khác hẳn so với sàn Hà Nội (cũng áp dụng khớp lệnh liên tục): Khối lượng hiển thị là khối lượng giao dịch thành công tại mức giá khớp. Do cách hiển thị này, nhà đầu tư không nắm được khối lượng giao dịch thực tế tại mức giá đó là bao nhiêu.
Quan sát tại sàn cho thấy, nhà đầu tư nhầm lẫn nhiều nhất là cách thể hiện mức tăng - giảm giá của đợt khớp lệnh liên tục. Thông thường màu đỏ là biểu hiện của việc giảm giá, màu xanh là giá tăng và màu vàng là đứng giá.
Tuy nhiên, nhà đầu tư cho rằng không hiểu cách thức xác định giá tăng - giảm là căn cứ vào mốc tham chiếu nào, vì nhiều giao dịch giá thấp hơn giá mở cửa và giá tham chiếu nhưng vẫn được đánh dấu là tăng.
Theo phán đoán của một số nhà đầu tư, khả năng là giá khớp được so sánh với mức giá của lệnh vừa giao dịch thành công liền trước đó.
Coi chừng lệnh ATO, ATC
Qua hai phiên áp dụng khớp lệnh liên tục, một điều dễ nhận thấy là nhà đầu tư sử dụng rất nhiều các lệnh khớp tự động tại mức giá mở cửa và đóng cửa (ATO và ATC).
Nguyên nhân một phần vì sự giải thích không rõ ràng của nhân viên môi giới. nhà đầu tư chỉ biết rằng, hai loại lệnh này được ưu tiên khớp và chắc chắn sẽ mua được, bán được mà không biết rằng hai lệnh này thực chất cũng là tranh mua giá trần và tranh bán giá sàn (như lệnh giới hạn). Điều này đồng nghĩa với việc mức giá mua/bán sẽ không như mong muốn của người đặt lệnh.
Hai loại lệnh này hữu ích trong trường hợp nhà đầu tư cần mua hay bán bằng mọi giá và lệnh chỉ thành công khi xác định được giá khớp với lệnh giới hạn. Do lệnh ATO và ATC được ưu tiên khớp trước, nên rủi ro cho nhà đầu tư đặt lệnh giới hạn bị rớt rất cao nếu có sự chênh lệch về khối lượng mua/bán.
Với sự lạm dụng quá mức các lệnh ATO và ATC, nhà đầu tư cũng có thể bị thiệt thòi trong trường hợp có sự chủ động kéo giá. Do hai loại lệnh này chỉ được áp dụng trong khớp lệnh định kỳ và không ghi giá, nên giá khớp sẽ do các lệnh giới hạn quyết định như trước đây.
Bằng các lệnh mua/bán khối lượng lớn, nhà đầu tư có ý đồ làm giá có thể "kích" giá khớp dự kiến lên mức trần và "dụ" một lượng lớn nhà đầu tư khác đặt lệnh ATO hoặc ATC, với hy vọng tranh mua/bán được giá tốt.
Tuy nhiên, mức giá khớp thực sau đó có thể được thay đổi một cách có chủ ý, chẳng hạn giảm gần sàn và nhờ đó "hốt" được những lệnh khớp tự động với giá thấp.
Nhà đầu tư nước ngoài "kẹt"
Theo quy trình khớp lệnh mới, khả năng sức mua của nhà đầu tư nước ngoài sẽ giảm do vướng mắc trong khâu đặt lệnh. Lệnh giới hạn của nhà đầu tư nước ngoài nếu không khớp thành công sẽ tự huỷ chứ không tự động chuyển sang các đợt khớp lệnh tiếp theo. Do đó, nhà đầu tư nước ngoài cần có thời gian để biết lệnh của mình đã được khớp toàn bộ, một phần hay đã huỷ để đưa ra quyết định tiếp theo.
Giám đốc một công ty chứng khoán cho biết: Trong trường hợp nhà đầu tư nước ngoài đặt lệnh mua/bán 3- 4 loại cổ phiếu thì phải có một nhân viên môi giới phục vụ riêng, nhưng đôi khi cũng không làm xuể và bị than phiền. Nhân viên phải liên tục nhận lệnh, xem kết quả, trả lời và nhận lệnh mới. Đây là một quy trình rất mất thời gian và mất cơ hội đối với nhà đầu tư, đồng thời tạo sức ép cho nhân viên môi giới và cho cả hệ thống.
Theo các công ty chứng khoán, nếu vào thời điểm thị trường giao dịch sôi động, nhà đầu tư nước ngoài giao dịch nhiều, thì chắc chắn sẽ có những phản ứng gay gắt. Ông Lê Hải Trà - Phó giám đốc Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM, cho biết trước khi áp dụng giao dịch liên tục, sở đã xem xét kỹ vấn đề này, nhưng vì lệnh mua của nhà đầu tư nước ngoài liên quan đến việc thống kê tỉ lệ sở hữu (room) từng loại cổ phiếu. Do hạ tầng kỹ thuật của còn hạn chế, chưa xử lý kịp nên phải có quy định riêng.
Ông Trà cho biết, sẽ cố gắng khắc phục vấn đề này. Tuy nhiên, những vướng mắc này có thể khiến sức mua của nhà đầu tư nước ngoài giảm mạnh và ảnh hưởng không tốt đến thị trường.
Nên có thời gian nghỉ ngắn giữa các đợt giao dịch?
Hiện tại giữa các đợt giao dịch không có thời gian nghỉ, nên nhiều trường hợp nhà đầu tư không kịp nhận kết quả để có thể phản ứng với những tình huống thị trường.
Ông Huỳnh Anh Tuấn - Giám đốc chi nhánh Nguyễn Thị Minh Khai - Công ty Chứng khoán ACBS - cho biết: Sau khi kết thúc đợt 1, công ty mất 1-2 phút để nhận được kết quả từ trung tâm, sau đó phải mất thêm vài phút để kiểm tra kết quả và thông báo cho khách hàng. Nhưng giữa 2 đợt không có thời gian dừng và nhà đầu tư có thể rơi vào tình huống bất lợi.
Có những người đặt lệnh trong đợt 1, sau đó lại có thông tin biến động về giá cổ phiếu đang mua hoặc bán và muốn huỷ lệnh ngay vào đầu đợt 2. Nhưng vào đầu đợt 2 họ chưa kịp nhận kết quả, chưa biết lệnh đã khớp hay chưa nên không thể huỷ lệnh. Trong khi đó, hệ thống đã tự động chuyển lệnh sang đợt 2 và khớp ngay chỉ trong vài giây.
Theo ông Tuấn, từ phiên 1 chuyển sang phiên 2 cần dừng khoảng 10 phút để thông báo kết quả và để khách hàng có quyết định mới.
Thay vào đó là "nghiệp vụ" giải thích các thông số trên bảng điện tử. Mỗi lần có thay đổi lớn về số liệu trên màn hình là nhà đầu tư lại nháo nhác hỏi nhau "đã chuyển sang khớp lệnh liên tục rồi à"?
Bối rối vì số liệu
Kỹ thuật xem bảng giao dịch điện tử được coi là bài học vỡ lòng với những nhà đầu tư mới ngay cả khi còn áp dụng khớp lệnh định kỳ. Cách tổ chức các thông số phục vụ phương thức khớp lệnh liên tục không chỉ làm nhiều người bỡ ngỡ, mà còn gây nhầm lẫn do cách thể hiện thiếu rõ ràng.
Theo cách khớp lệnh cũ, 3 cột giá chính bao gồm giá tham chiếu, giá trần và giá sàn. Trong khớp lệnh liên tục, 3 cột giá mới được bổ sung là giá mở cửa, giá cao nhất và giá thấp nhất. Tại Công ty Chứng khoán Habubank, 6 cột giá này xếp cạnh nhau và không ít nhà đầu tư thiếu kinh nghiệm đã nhầm lẫn khi so sánh.
Ngoài ra, số liệu giao dịch trong đợt khớp lệnh liên tục được hiển thị với mức giá khớp thành công, nhưng khối lượng lại là khối lượng cộng dồn với cả đợt khớp lệnh định kỳ mở cửa.
Đây là cách hiển thị khác hẳn so với sàn Hà Nội (cũng áp dụng khớp lệnh liên tục): Khối lượng hiển thị là khối lượng giao dịch thành công tại mức giá khớp. Do cách hiển thị này, nhà đầu tư không nắm được khối lượng giao dịch thực tế tại mức giá đó là bao nhiêu.
Quan sát tại sàn cho thấy, nhà đầu tư nhầm lẫn nhiều nhất là cách thể hiện mức tăng - giảm giá của đợt khớp lệnh liên tục. Thông thường màu đỏ là biểu hiện của việc giảm giá, màu xanh là giá tăng và màu vàng là đứng giá.
Tuy nhiên, nhà đầu tư cho rằng không hiểu cách thức xác định giá tăng - giảm là căn cứ vào mốc tham chiếu nào, vì nhiều giao dịch giá thấp hơn giá mở cửa và giá tham chiếu nhưng vẫn được đánh dấu là tăng.
Theo phán đoán của một số nhà đầu tư, khả năng là giá khớp được so sánh với mức giá của lệnh vừa giao dịch thành công liền trước đó.
Coi chừng lệnh ATO, ATC
Qua hai phiên áp dụng khớp lệnh liên tục, một điều dễ nhận thấy là nhà đầu tư sử dụng rất nhiều các lệnh khớp tự động tại mức giá mở cửa và đóng cửa (ATO và ATC).
Nguyên nhân một phần vì sự giải thích không rõ ràng của nhân viên môi giới. nhà đầu tư chỉ biết rằng, hai loại lệnh này được ưu tiên khớp và chắc chắn sẽ mua được, bán được mà không biết rằng hai lệnh này thực chất cũng là tranh mua giá trần và tranh bán giá sàn (như lệnh giới hạn). Điều này đồng nghĩa với việc mức giá mua/bán sẽ không như mong muốn của người đặt lệnh.
Hai loại lệnh này hữu ích trong trường hợp nhà đầu tư cần mua hay bán bằng mọi giá và lệnh chỉ thành công khi xác định được giá khớp với lệnh giới hạn. Do lệnh ATO và ATC được ưu tiên khớp trước, nên rủi ro cho nhà đầu tư đặt lệnh giới hạn bị rớt rất cao nếu có sự chênh lệch về khối lượng mua/bán.
Với sự lạm dụng quá mức các lệnh ATO và ATC, nhà đầu tư cũng có thể bị thiệt thòi trong trường hợp có sự chủ động kéo giá. Do hai loại lệnh này chỉ được áp dụng trong khớp lệnh định kỳ và không ghi giá, nên giá khớp sẽ do các lệnh giới hạn quyết định như trước đây.
Bằng các lệnh mua/bán khối lượng lớn, nhà đầu tư có ý đồ làm giá có thể "kích" giá khớp dự kiến lên mức trần và "dụ" một lượng lớn nhà đầu tư khác đặt lệnh ATO hoặc ATC, với hy vọng tranh mua/bán được giá tốt.
Tuy nhiên, mức giá khớp thực sau đó có thể được thay đổi một cách có chủ ý, chẳng hạn giảm gần sàn và nhờ đó "hốt" được những lệnh khớp tự động với giá thấp.
Nhà đầu tư nước ngoài "kẹt"
Theo quy trình khớp lệnh mới, khả năng sức mua của nhà đầu tư nước ngoài sẽ giảm do vướng mắc trong khâu đặt lệnh. Lệnh giới hạn của nhà đầu tư nước ngoài nếu không khớp thành công sẽ tự huỷ chứ không tự động chuyển sang các đợt khớp lệnh tiếp theo. Do đó, nhà đầu tư nước ngoài cần có thời gian để biết lệnh của mình đã được khớp toàn bộ, một phần hay đã huỷ để đưa ra quyết định tiếp theo.
Giám đốc một công ty chứng khoán cho biết: Trong trường hợp nhà đầu tư nước ngoài đặt lệnh mua/bán 3- 4 loại cổ phiếu thì phải có một nhân viên môi giới phục vụ riêng, nhưng đôi khi cũng không làm xuể và bị than phiền. Nhân viên phải liên tục nhận lệnh, xem kết quả, trả lời và nhận lệnh mới. Đây là một quy trình rất mất thời gian và mất cơ hội đối với nhà đầu tư, đồng thời tạo sức ép cho nhân viên môi giới và cho cả hệ thống.
Theo các công ty chứng khoán, nếu vào thời điểm thị trường giao dịch sôi động, nhà đầu tư nước ngoài giao dịch nhiều, thì chắc chắn sẽ có những phản ứng gay gắt. Ông Lê Hải Trà - Phó giám đốc Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM, cho biết trước khi áp dụng giao dịch liên tục, sở đã xem xét kỹ vấn đề này, nhưng vì lệnh mua của nhà đầu tư nước ngoài liên quan đến việc thống kê tỉ lệ sở hữu (room) từng loại cổ phiếu. Do hạ tầng kỹ thuật của còn hạn chế, chưa xử lý kịp nên phải có quy định riêng.
Ông Trà cho biết, sẽ cố gắng khắc phục vấn đề này. Tuy nhiên, những vướng mắc này có thể khiến sức mua của nhà đầu tư nước ngoài giảm mạnh và ảnh hưởng không tốt đến thị trường.
Nên có thời gian nghỉ ngắn giữa các đợt giao dịch?
Hiện tại giữa các đợt giao dịch không có thời gian nghỉ, nên nhiều trường hợp nhà đầu tư không kịp nhận kết quả để có thể phản ứng với những tình huống thị trường.
Ông Huỳnh Anh Tuấn - Giám đốc chi nhánh Nguyễn Thị Minh Khai - Công ty Chứng khoán ACBS - cho biết: Sau khi kết thúc đợt 1, công ty mất 1-2 phút để nhận được kết quả từ trung tâm, sau đó phải mất thêm vài phút để kiểm tra kết quả và thông báo cho khách hàng. Nhưng giữa 2 đợt không có thời gian dừng và nhà đầu tư có thể rơi vào tình huống bất lợi.
Có những người đặt lệnh trong đợt 1, sau đó lại có thông tin biến động về giá cổ phiếu đang mua hoặc bán và muốn huỷ lệnh ngay vào đầu đợt 2. Nhưng vào đầu đợt 2 họ chưa kịp nhận kết quả, chưa biết lệnh đã khớp hay chưa nên không thể huỷ lệnh. Trong khi đó, hệ thống đã tự động chuyển lệnh sang đợt 2 và khớp ngay chỉ trong vài giây.
Theo ông Tuấn, từ phiên 1 chuyển sang phiên 2 cần dừng khoảng 10 phút để thông báo kết quả và để khách hàng có quyết định mới.