Loạt cựu quan chức, doanh nghiệp Mỹ chống lệnh Trump
Giới phân tích đánh giá rằng Tổng thống Trump đang đối mặt với một trận đấu pháp lý khó khăn
Nhiều cựu quan chức an ninh quốc gia và công ty công nghệ lớn của Mỹ ngày 6/2 đã ra tuyên bố phản đối sắc lệnh của Tổng thống Donald Trump về cấm nhập cảnh tạm thời đối với người tị nạn và công dân 7 quốc gia có phần đông dân số là người theo đạo Hồi.
Theo tin từ Reuters, chính quyền của ông Trump gấp rút chuẩn bị cho hạn chót mà tòa án đưa ra để chứng minh tính hợp pháp, hợp hiến của sắc lệnh cấm nhập cảnh - chính sách gây tranh cãi nhất trong 2 tuần đầu tiên làm Tổng thống của ông.
Sắc lệnh trên, được Tổng thống Trump ký vào hôm 27/1, đã bị thẩm phán liên bang James Robart ở Seattle đình chỉ vào hôm thứ Sáu tuần trước. Nhờ phán quyết đình chỉ này mà người tị nạn và công dân của 7 quốc gia bị ảnh hưởng tiếp tục được nhập cảnh vào Mỹ.
Nhà Trắng đã kháng cáo phán quyết của thẩm phán Robart lên tòa án phúc thẩm ở San Francisco. Cuối tuần vừa rồi, tòa phúc thẩm bác bỏ đề nghị của Nhà Trắng về ngay lập tức dừng phán quyết của thẩm phán Robart. Điều này đồng nghĩa với việc sắc lệnh của Trump không được thực thi trở lại ngay lập tức như mong muốn của Chính phủ Mỹ.
Theo yêu cầu được tòa phúc thẩm đưa ra ngày 6/2, chính quyền Trump có hạn chót đến 23h GMT ngày 6/2 theo giờ địa phương, tức khoảng 6h sáng ngày 7/2 theo giờ Việt Nam, để nộp một báo cáo bổ sung chứng minh tính hợp pháp, hợp hiến của sắc lệnh. Quyết định sau đó của tòa phúc thẩm có thể sẽ là đưa vụ kiện này lên Tòa án Tối cao của Mỹ.
Sau khi sắc lệnh bị cản trở bởi thẩm phán Robart, Tổng thống Trump - người cho rằng việc cấm nhập cảnh như vậy là nhằm bảo vệ nước Mỹ khỏi nguy cơ chủ nghĩa khủng bố - đã chỉ trích mạnh mẽ vị thẩm phán cùng hệ thống tòa án Mỹ. Hôm Chủ nhật, ông nói rằng người dân Mỹ nên đổ lỗi cho ông Robart và hệ thống tòa án “nếu có chuyện gì đó xảy ra”.
Ngày 6/2, 10 cựu quan chức an ninh quốc gia và ngoại giao của Mỹ, trong đó có cả những người phục vụ dưới thời các Tổng thống thuộc Đảng Cộng hòa và Dân chủ, đã ký vào một tuyên bố ủng hộ vụ kiện chống lại sắc lệnh của ông Trump. Tuyên bố này nói rằng lệnh cấm nhập cảnh mà tân Tổng thống đưa ra không hề phục vụ cho các mục đích an ninh quốc gia.
Trong số những người ký vào tuyên bố này có hai cựu Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và Madeleine Albright, cựu cố vấn an ninh quốc gia Susan Rice, và hai cựu Giám đốc Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) Michael Hayden và Michael Morell.
Giới phân tích đánh giá rằng Tổng thống Trump đang đối mặt với một trận đấu pháp lý khó khăn tại tòa phúc thẩm San Francisco, nơi chủ yếu các thẩm phán là những người theo trường phái tự do. Ngoài ra, các tòa phúc thẩm ở Mỹ thường duy trì nguyên trạng phán quyết của tòa sơ thẩm, mà trong trường hợp này chính là đình chỉ sắc lệnh của ông Trump.
Khi tới thăm trụ sở Bộ Chỉ huy lục quân Mỹ ở Tampa, Florida ngày 6/2, ông Trump đã bảo vệ sắc lệnh mà ông đưa ra. “Những kẻ khủng bố Hồi giáo cực đoan quyết tâm tấn công đất nước của chúng ta như chúng đã từng làm vào ngày 11/9. Chúng ta cần chương trình mạnh cho những người yêu nước”, Trump phát biểu và nói thêm rằng ông không muốn cho phép “những kẻ muốn phá hủy chúng ta và đất nước của chúng ta” được vào Mỹ.
Sắc lệnh của ông Trump cấm nhập cảnh trong vòng 90 ngày đối với công dân các nước Iran, Iraq, Libya, Syria, Somali, Sudan và Yemen, đồng thời cấm nhập cảnh trong vòng 120 ngày đối với tất cả người tị nạn.
Cũng trong ngày 6/2, nhiều công ty công nghệ hàng đầu của Mỹ gồm Apple, Google và Microsoft đã cùng gần 100 công ty khác nộp một bản tuyên bố lên tòa phúc thẩm ở San Francisco, nói rằng sắc lệnh cấm nhập cảnh của Tổng thống Trump “gây ra thiệt hại lớn đối với hoạt động kinh doanh, sáng tạo, và tăng trưởng ở Mỹ”.
Trong cuộc đua vào Nhà Trắng, tỷ phú bất động sản Trump đã lấy lời hứa tạm thời cấm người Hồi giáo nhập cảnh vào Mỹ làm một trong những trọng tâm tranh cử. Chính quyền Trump nói rằng ông đang thực thi quyền được quy định trong hiến pháp để bảo vệ biên giới Mỹ, rằng Hiến pháp mỹ cho phép Tổng thống cấm nhập cảnh bất kỳ đối tượng người nước ngoài nào “có thể gây phương hại cho lợi ích quốc gia Mỹ”.
Tuy nhiên, theo viện nghiên cứu New America, tất cả thủ phạm của các vụ tấn công khủng bố gây chết người ở Mỹ bị kích động bởi phiến quân Hồi giáo kể từ vụ 11/9/2001 đều là công dân Mỹ hoặc người cư trú hợp pháp ở nước này. Không một kẻ tấn công nào đến từ một gia đình nhập cư từ một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng bởi sắc lệnh của ông Trump.
Theo tin từ Reuters, chính quyền của ông Trump gấp rút chuẩn bị cho hạn chót mà tòa án đưa ra để chứng minh tính hợp pháp, hợp hiến của sắc lệnh cấm nhập cảnh - chính sách gây tranh cãi nhất trong 2 tuần đầu tiên làm Tổng thống của ông.
Sắc lệnh trên, được Tổng thống Trump ký vào hôm 27/1, đã bị thẩm phán liên bang James Robart ở Seattle đình chỉ vào hôm thứ Sáu tuần trước. Nhờ phán quyết đình chỉ này mà người tị nạn và công dân của 7 quốc gia bị ảnh hưởng tiếp tục được nhập cảnh vào Mỹ.
Nhà Trắng đã kháng cáo phán quyết của thẩm phán Robart lên tòa án phúc thẩm ở San Francisco. Cuối tuần vừa rồi, tòa phúc thẩm bác bỏ đề nghị của Nhà Trắng về ngay lập tức dừng phán quyết của thẩm phán Robart. Điều này đồng nghĩa với việc sắc lệnh của Trump không được thực thi trở lại ngay lập tức như mong muốn của Chính phủ Mỹ.
Theo yêu cầu được tòa phúc thẩm đưa ra ngày 6/2, chính quyền Trump có hạn chót đến 23h GMT ngày 6/2 theo giờ địa phương, tức khoảng 6h sáng ngày 7/2 theo giờ Việt Nam, để nộp một báo cáo bổ sung chứng minh tính hợp pháp, hợp hiến của sắc lệnh. Quyết định sau đó của tòa phúc thẩm có thể sẽ là đưa vụ kiện này lên Tòa án Tối cao của Mỹ.
Sau khi sắc lệnh bị cản trở bởi thẩm phán Robart, Tổng thống Trump - người cho rằng việc cấm nhập cảnh như vậy là nhằm bảo vệ nước Mỹ khỏi nguy cơ chủ nghĩa khủng bố - đã chỉ trích mạnh mẽ vị thẩm phán cùng hệ thống tòa án Mỹ. Hôm Chủ nhật, ông nói rằng người dân Mỹ nên đổ lỗi cho ông Robart và hệ thống tòa án “nếu có chuyện gì đó xảy ra”.
Ngày 6/2, 10 cựu quan chức an ninh quốc gia và ngoại giao của Mỹ, trong đó có cả những người phục vụ dưới thời các Tổng thống thuộc Đảng Cộng hòa và Dân chủ, đã ký vào một tuyên bố ủng hộ vụ kiện chống lại sắc lệnh của ông Trump. Tuyên bố này nói rằng lệnh cấm nhập cảnh mà tân Tổng thống đưa ra không hề phục vụ cho các mục đích an ninh quốc gia.
Trong số những người ký vào tuyên bố này có hai cựu Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và Madeleine Albright, cựu cố vấn an ninh quốc gia Susan Rice, và hai cựu Giám đốc Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) Michael Hayden và Michael Morell.
Giới phân tích đánh giá rằng Tổng thống Trump đang đối mặt với một trận đấu pháp lý khó khăn tại tòa phúc thẩm San Francisco, nơi chủ yếu các thẩm phán là những người theo trường phái tự do. Ngoài ra, các tòa phúc thẩm ở Mỹ thường duy trì nguyên trạng phán quyết của tòa sơ thẩm, mà trong trường hợp này chính là đình chỉ sắc lệnh của ông Trump.
Khi tới thăm trụ sở Bộ Chỉ huy lục quân Mỹ ở Tampa, Florida ngày 6/2, ông Trump đã bảo vệ sắc lệnh mà ông đưa ra. “Những kẻ khủng bố Hồi giáo cực đoan quyết tâm tấn công đất nước của chúng ta như chúng đã từng làm vào ngày 11/9. Chúng ta cần chương trình mạnh cho những người yêu nước”, Trump phát biểu và nói thêm rằng ông không muốn cho phép “những kẻ muốn phá hủy chúng ta và đất nước của chúng ta” được vào Mỹ.
Sắc lệnh của ông Trump cấm nhập cảnh trong vòng 90 ngày đối với công dân các nước Iran, Iraq, Libya, Syria, Somali, Sudan và Yemen, đồng thời cấm nhập cảnh trong vòng 120 ngày đối với tất cả người tị nạn.
Cũng trong ngày 6/2, nhiều công ty công nghệ hàng đầu của Mỹ gồm Apple, Google và Microsoft đã cùng gần 100 công ty khác nộp một bản tuyên bố lên tòa phúc thẩm ở San Francisco, nói rằng sắc lệnh cấm nhập cảnh của Tổng thống Trump “gây ra thiệt hại lớn đối với hoạt động kinh doanh, sáng tạo, và tăng trưởng ở Mỹ”.
Trong cuộc đua vào Nhà Trắng, tỷ phú bất động sản Trump đã lấy lời hứa tạm thời cấm người Hồi giáo nhập cảnh vào Mỹ làm một trong những trọng tâm tranh cử. Chính quyền Trump nói rằng ông đang thực thi quyền được quy định trong hiến pháp để bảo vệ biên giới Mỹ, rằng Hiến pháp mỹ cho phép Tổng thống cấm nhập cảnh bất kỳ đối tượng người nước ngoài nào “có thể gây phương hại cho lợi ích quốc gia Mỹ”.
Tuy nhiên, theo viện nghiên cứu New America, tất cả thủ phạm của các vụ tấn công khủng bố gây chết người ở Mỹ bị kích động bởi phiến quân Hồi giáo kể từ vụ 11/9/2001 đều là công dân Mỹ hoặc người cư trú hợp pháp ở nước này. Không một kẻ tấn công nào đến từ một gia đình nhập cư từ một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng bởi sắc lệnh của ông Trump.