“Lợi ích nhóm” có bao che tham nhũng?
Đại biểu Quốc hội “phản biện” Tổng thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh về công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng
“Năng lực không thiếu, tổ chức bộ máy không thiếu, quyết tâm không thiếu nhưng vẫn không phát hiện được tham nhũng, phải chăng có vấn đề về lợi ích nhóm, về bao che trong đội ngũ cán bộ?”.
Phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Đình Quyền “phản biện” trả lời của Tổng thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh tại phiên chất vấn mà những quan ngại về sự kém hiệu quả trong đấu tranh phòng chống tham nhũng được thể hiện ở hầu hết các câu hỏi, trong phiên họp thứ 10 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng 22/8.
Ông Quyền cũng không phải là đại biểu duy nhất nhấn nút lần thứ hai để “nhắc” Tổng thanh tra về sự chưa đầy đủ và thiếu thuyết phục trong một số nội dung trả lời chất vấn.
Nhấn mạnh một thực trạng hết sức đáng lo ngại của Đảng và Nhà nước là 5 năm qua việc phát hiện và xử lý hành vi tham nhũng năm sau giảm hơn năm trước, dù tình hình tham nhũng vẫn diễn ra nghiêm trọng, phức tạp, đại biểu Quyền đề nghị Tổng thanh tra cho biết nguyên nhân.
Vị Phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp cũng chất vấn người đứng đầu ngành thanh tra về hiệu quả của công tác thanh tra và trách nhiệm của các cơ quan thanh tra trong việc ít phát hiện hành vi tham nhũng. Tuy nhiên, ông Tranh đã không trả lời nội dung này.
Với câu hỏi thứ nhất, ông Tranh lý giải rằng trong thời gian dài chưa có thống kê số vụ tham nhũng, cho nên những năm đầu thống kê thường cao, nhất là những vụ mà có giải quyết nhưng còn tồn đọng. Những năm về sau ít hơn vì tồn đọng không còn.
Nguyên nhân thứ hai, theo Tổng thanh tra, tham nhũng là hành vi rất tinh vi, tiềm ẩn, càng về sau người tham nhũng thường là người có chức vụ, quyền hạn, đặc biệt trong các tổ chức của cơ quan nhà nước phát hiện tố cáo tham nhũng rất ít.
Các giải pháp phòng, chống tham nhũng ngày càng mạnh mẽ hơn nên hành vi tham nhũng cũng được xử lý một cách kịp thời là nguyên nhân tiếp theo được ông Tranh đề cập.
Nói rõ là “chưa đồng tình”, ông Quyền cho rằng cần phải đi thẳng vào vấn đề, vì không phải là thống kê tồn năm nọ qua năm kia mà phải chăng ở đây có vấn đề về lợi ích nhóm, về bao che trong đội ngũ cán bộ trong việc phát hiện hành vi tham nhũng.
Cũng chưa đồng tình với Tổng thanh tra, đại biểu Đỗ Văn Đương (Tp.HCM) cho rằng nguyên nhân xử lý được ít vụ việc tham nhũng “chính là chỗ mắc mớ về quyền lực và tiền bạc”.
Muốn thoát ra được thì nên chăng xem lại vị trí độc lập của cơ quan phòng, chống tham nhũng. Điều đó lý giải vì sao các nước khác không giao cho cơ quan hành pháp trực tiếp điều tra tham nhũng mà giao cho viện kiểm sát và công tố, ông Đương nêu kiến nghị.
Sốt ruột vì những giải pháp chung chung của cơ quan thanh tra, nhiều ý kiến khác cho rằng chống tham nhũng chưa đạt yêu cầu chủ yếu là do những nguyên nhân chủ quan.
Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa giáo dục thanh thiếu niên và nhi đồng Lê Như Tiến chất vấn, có biểu hiện ngại, nể nang, né tránh, e dè, sợ va chạm hoặc lựa chọn hệ số an toàn cao trong thanh tra các vụ việc liên quan đến tham nhũng không, khi các vị đại biểu Quốc hội cho rằng hầu hết quá trình xử lý các vụ tham nhũng đều kéo dài, có vụ các cơ quan tố tụng chờ đợi kết luận của thanh tra để xử lý, song mãi vẫn chưa có.
Ủy viên thường trực Ủy ban Pháp luật Ngô Văn Minh nói rằng ở 2,5 trang về nội dung phòng chống tham nhũng tại báo cáo của Thanh tra chỉ có một dòng chấp nhận được. Đó là “công tác phòng, chống tham nhũng chưa đạt yêu cầu và mục tiêu, tham nhũng vẫn còn nghiêm trọng, diễn ra ở nhiều cấp, nhiều ngành gây bức xúc, bất bình trong xã hội”.
Điều cụ thể mà đại biểu Minh muốn biết là kết luận thanh tra tại 4 tập đoàn và Tổng công ty Hàng hải Việt Nam có chỗ nào tham nhũng không?.
“Đối với các tập đoàn, tổng công ty, trên cơ sở phát hiện những thiếu sót, những sai phạm, vi phạm chúng tôi đề nghị chấn chỉnh và thu hồi, chuyển cơ quan điều tra 3 vụ, nếu có phát hiện thêm vụ nào sau kết luận thanh tra chúng tôi chuyển tiếp cơ quan điều tra”, Tổng thanh tra trả lời.
“Trong các khuyết điểm sai phạm qua kết quả thanh tra tại các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước lại không có khuyết điểm tham nhũng, như thế có thể nói công tác phòng, chống tham nhũng qua hoạt động Thanh tra Chính phủ không đạt yêu cầu?”, đại biểu Trương Trọng Nghĩa (Tp.HCM) truy tiếp.
“Phát hiện tham nhũng trong thanh tra vừa qua chưa tương xứng với khuyết điểm vi phạm của các tập đoàn, chúng tôi sẽ tiếp tục tăng cường chất lượng trong công tác thanh tra làm sao truy cho đến cùng vi phạm để tìm dấu hiệu tham nhũng, chuyển các cơ quan có trách nhiệm xử lý”, Tổng thanh tra hứa.
Sau một số ý kiến phản hồi bày tỏ sự chưa đồng tình, ông Tranh xin tiếp thu ý kiến đại biểu để trong thời gian tới đây, thực hiện trách nhiệm thanh tra để phát hiện các hành vi tham nhũng sẽ làm kỹ hơn, tích cực hơn.
“Trong thời gian vừa qua chất lượng công tác thanh tra chưa thực hiện được một cách nghiêm túc đi đến cuối cùng những việc vi phạm của các tổ chức, đối tượng thanh tra. Cho nên việc phát hiện tham nhũng và đề nghị các cơ quan điều tra, xử lý hành vi tham nhũng chúng tôi cũng làm chưa nhiều, chúng tôi thấy được điều này”, Tổng thanh tra “tự kiểm điểm”.
Phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Đình Quyền “phản biện” trả lời của Tổng thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh tại phiên chất vấn mà những quan ngại về sự kém hiệu quả trong đấu tranh phòng chống tham nhũng được thể hiện ở hầu hết các câu hỏi, trong phiên họp thứ 10 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng 22/8.
Ông Quyền cũng không phải là đại biểu duy nhất nhấn nút lần thứ hai để “nhắc” Tổng thanh tra về sự chưa đầy đủ và thiếu thuyết phục trong một số nội dung trả lời chất vấn.
Nhấn mạnh một thực trạng hết sức đáng lo ngại của Đảng và Nhà nước là 5 năm qua việc phát hiện và xử lý hành vi tham nhũng năm sau giảm hơn năm trước, dù tình hình tham nhũng vẫn diễn ra nghiêm trọng, phức tạp, đại biểu Quyền đề nghị Tổng thanh tra cho biết nguyên nhân.
Vị Phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp cũng chất vấn người đứng đầu ngành thanh tra về hiệu quả của công tác thanh tra và trách nhiệm của các cơ quan thanh tra trong việc ít phát hiện hành vi tham nhũng. Tuy nhiên, ông Tranh đã không trả lời nội dung này.
Với câu hỏi thứ nhất, ông Tranh lý giải rằng trong thời gian dài chưa có thống kê số vụ tham nhũng, cho nên những năm đầu thống kê thường cao, nhất là những vụ mà có giải quyết nhưng còn tồn đọng. Những năm về sau ít hơn vì tồn đọng không còn.
Nguyên nhân thứ hai, theo Tổng thanh tra, tham nhũng là hành vi rất tinh vi, tiềm ẩn, càng về sau người tham nhũng thường là người có chức vụ, quyền hạn, đặc biệt trong các tổ chức của cơ quan nhà nước phát hiện tố cáo tham nhũng rất ít.
Các giải pháp phòng, chống tham nhũng ngày càng mạnh mẽ hơn nên hành vi tham nhũng cũng được xử lý một cách kịp thời là nguyên nhân tiếp theo được ông Tranh đề cập.
Nói rõ là “chưa đồng tình”, ông Quyền cho rằng cần phải đi thẳng vào vấn đề, vì không phải là thống kê tồn năm nọ qua năm kia mà phải chăng ở đây có vấn đề về lợi ích nhóm, về bao che trong đội ngũ cán bộ trong việc phát hiện hành vi tham nhũng.
Cũng chưa đồng tình với Tổng thanh tra, đại biểu Đỗ Văn Đương (Tp.HCM) cho rằng nguyên nhân xử lý được ít vụ việc tham nhũng “chính là chỗ mắc mớ về quyền lực và tiền bạc”.
Muốn thoát ra được thì nên chăng xem lại vị trí độc lập của cơ quan phòng, chống tham nhũng. Điều đó lý giải vì sao các nước khác không giao cho cơ quan hành pháp trực tiếp điều tra tham nhũng mà giao cho viện kiểm sát và công tố, ông Đương nêu kiến nghị.
Sốt ruột vì những giải pháp chung chung của cơ quan thanh tra, nhiều ý kiến khác cho rằng chống tham nhũng chưa đạt yêu cầu chủ yếu là do những nguyên nhân chủ quan.
Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa giáo dục thanh thiếu niên và nhi đồng Lê Như Tiến chất vấn, có biểu hiện ngại, nể nang, né tránh, e dè, sợ va chạm hoặc lựa chọn hệ số an toàn cao trong thanh tra các vụ việc liên quan đến tham nhũng không, khi các vị đại biểu Quốc hội cho rằng hầu hết quá trình xử lý các vụ tham nhũng đều kéo dài, có vụ các cơ quan tố tụng chờ đợi kết luận của thanh tra để xử lý, song mãi vẫn chưa có.
Ủy viên thường trực Ủy ban Pháp luật Ngô Văn Minh nói rằng ở 2,5 trang về nội dung phòng chống tham nhũng tại báo cáo của Thanh tra chỉ có một dòng chấp nhận được. Đó là “công tác phòng, chống tham nhũng chưa đạt yêu cầu và mục tiêu, tham nhũng vẫn còn nghiêm trọng, diễn ra ở nhiều cấp, nhiều ngành gây bức xúc, bất bình trong xã hội”.
Điều cụ thể mà đại biểu Minh muốn biết là kết luận thanh tra tại 4 tập đoàn và Tổng công ty Hàng hải Việt Nam có chỗ nào tham nhũng không?.
“Đối với các tập đoàn, tổng công ty, trên cơ sở phát hiện những thiếu sót, những sai phạm, vi phạm chúng tôi đề nghị chấn chỉnh và thu hồi, chuyển cơ quan điều tra 3 vụ, nếu có phát hiện thêm vụ nào sau kết luận thanh tra chúng tôi chuyển tiếp cơ quan điều tra”, Tổng thanh tra trả lời.
“Trong các khuyết điểm sai phạm qua kết quả thanh tra tại các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước lại không có khuyết điểm tham nhũng, như thế có thể nói công tác phòng, chống tham nhũng qua hoạt động Thanh tra Chính phủ không đạt yêu cầu?”, đại biểu Trương Trọng Nghĩa (Tp.HCM) truy tiếp.
“Phát hiện tham nhũng trong thanh tra vừa qua chưa tương xứng với khuyết điểm vi phạm của các tập đoàn, chúng tôi sẽ tiếp tục tăng cường chất lượng trong công tác thanh tra làm sao truy cho đến cùng vi phạm để tìm dấu hiệu tham nhũng, chuyển các cơ quan có trách nhiệm xử lý”, Tổng thanh tra hứa.
Sau một số ý kiến phản hồi bày tỏ sự chưa đồng tình, ông Tranh xin tiếp thu ý kiến đại biểu để trong thời gian tới đây, thực hiện trách nhiệm thanh tra để phát hiện các hành vi tham nhũng sẽ làm kỹ hơn, tích cực hơn.
“Trong thời gian vừa qua chất lượng công tác thanh tra chưa thực hiện được một cách nghiêm túc đi đến cuối cùng những việc vi phạm của các tổ chức, đối tượng thanh tra. Cho nên việc phát hiện tham nhũng và đề nghị các cơ quan điều tra, xử lý hành vi tham nhũng chúng tôi cũng làm chưa nhiều, chúng tôi thấy được điều này”, Tổng thanh tra “tự kiểm điểm”.