Lợi ích TPP với sản xuất Việt Nam vẫn gây băn khoăn
Theo một số công ty sản xuất, món lợi từ cắt giảm thuế nhờ TPP chủ yếu rơi vào tay các thương hiệu toàn cầu
Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) sẽ mang đến nhiều cơ hội cho các nhà sản xuất Việt Nam, nhưng bên cạnh đó, thách thức về chi phí lao động và quy mô sản xuất cũng không hề nhỏ.
Một bài viết được Wall Street Journal đăng tải mới đây đã trích dẫn tính toán của bộ phận nghiên cứu kinh tế thuộc Economist cho thấy, trong một thập kỷ qua, lương lao động sản xuất tại Việt Nam (tính cả phúc lợi) đã tăng hơn 3 lần, lên mức 1,96 USD/giờ.
Dù vậy, con số này hiện vẫn còn khiêm tốn nếu so với mức 3,27 USD/giờ tại Trung Quốc và lên tới 37,96 USD/giờ tại Mỹ.
Trong khi nhiều chuyên gia dự báo về khả năng dòng vốn đầu tư sẽ tăng mạnh vào Việt Nam và một số nhà đầu tư cho rằng Việt Nam sẽ trở thành địa điểm sản xuất lý tưởng thì ông Stanley Szeto, Giám đốc Lever Style, một công ty Hồng Kông chuyên sản xuất áo thun và quần bò cho các thương hiệu như Hugo Boss hay J. Crew, lại tỏ ra không mấy hứng khởi.
Ông này lo ngại khi vốn nước ngoài đầu tư ồ ạt vào Việt Nam, chi phí sản xuất tại Việt Nam sẽ tăng cao hơn.
Trong 5 năm qua, Lever Style đã chuyển khoảng 20% sản xuất của công ty từ Trung Quốc sang Việt Nam. Cùng thời gian trên, số nhân công của công ty tại Trung Quốc giảm gần 50%, xuống chỉ còn 3 nghìn.
Stanley Szeto nói, Lever Style chưa thể chuyển toàn bộ sản xuất sang Việt Nam, bởi hạ tầng ở Việt Nam vẫn chưa đủ để đáp ứng một số khâu sản xuất phức tạp.
Cũng theo ông, mặc dù khi gia nhập TPP, mức thuế quan giữa các nước thành viên đối với nhiều mặt hàng, trong đó có dệt may, sẽ giảm về 0, thế nhưng những công ty sản xuất theo hợp đồng tại Việt Nam không được lợi nhiều.
Lý giải cho quan điểm trên, ông nói, khi hàng đã được đơn vị sản xuất bán cho hãng sở hữu thương hiệu thì trách nhiệm trả thuế nhập khẩu thuộc về hãng đó, chính vì vậy các quy định về thuế quan của TPP làm lợi cho các công ty nắm thương hiệu, chứ không phải các nhà sản xuất.
Roger Lee, người đứng đầu tập đoàn TAL - chuyên sản xuất cho thương hiệu Brooks Brothers, cho rằng các nhà sản xuất có thể thương lượng với công ty nắm thương hiệu để có giá bán hàng cao hơn, thế nhưng nhà sản xuất chỉ có thể làm được việc đó nếu họ là nhà sản xuất chính cho thương hiệu.
Chia sẻ quan điểm trên, ông Avery Dennison, lãnh đạo một công ty chuyên sản xuất nhãn mác cho một số thương hiệu toàn cầu, khẳng định TPP sẽ không giúp được công ty ông cắt giảm chi phí.
Ở chiều đối diện, Chủ tịch Phòng Thương mại Mỹ (AmCham) tại Việt Nam Adam Sitkoff cho rằng, TPP sẽ làm lợi cho Việt Nam, bởi sẽ có thêm nhiều thương hiệu toàn cầu chọn nguồn cung ứng tại Việt Nam, và vì thế sẽ có thêm những nhà máy mới đi vào hoạt động.
Về quan điểm cho rằng lợi ích chủ yếu rơi vào tay các công ty nắm thương hiệu, ông cho rằng quan điểm này không thỏa đáng, bởi khi có thêm nhiều công ty sản xuất trong cùng một đất nước đi vào hoạt động, chuỗi cung ứng sẽ hoạt động hiệu quả hơn.
Một bài viết được Wall Street Journal đăng tải mới đây đã trích dẫn tính toán của bộ phận nghiên cứu kinh tế thuộc Economist cho thấy, trong một thập kỷ qua, lương lao động sản xuất tại Việt Nam (tính cả phúc lợi) đã tăng hơn 3 lần, lên mức 1,96 USD/giờ.
Dù vậy, con số này hiện vẫn còn khiêm tốn nếu so với mức 3,27 USD/giờ tại Trung Quốc và lên tới 37,96 USD/giờ tại Mỹ.
Trong khi nhiều chuyên gia dự báo về khả năng dòng vốn đầu tư sẽ tăng mạnh vào Việt Nam và một số nhà đầu tư cho rằng Việt Nam sẽ trở thành địa điểm sản xuất lý tưởng thì ông Stanley Szeto, Giám đốc Lever Style, một công ty Hồng Kông chuyên sản xuất áo thun và quần bò cho các thương hiệu như Hugo Boss hay J. Crew, lại tỏ ra không mấy hứng khởi.
Ông này lo ngại khi vốn nước ngoài đầu tư ồ ạt vào Việt Nam, chi phí sản xuất tại Việt Nam sẽ tăng cao hơn.
Trong 5 năm qua, Lever Style đã chuyển khoảng 20% sản xuất của công ty từ Trung Quốc sang Việt Nam. Cùng thời gian trên, số nhân công của công ty tại Trung Quốc giảm gần 50%, xuống chỉ còn 3 nghìn.
Stanley Szeto nói, Lever Style chưa thể chuyển toàn bộ sản xuất sang Việt Nam, bởi hạ tầng ở Việt Nam vẫn chưa đủ để đáp ứng một số khâu sản xuất phức tạp.
Cũng theo ông, mặc dù khi gia nhập TPP, mức thuế quan giữa các nước thành viên đối với nhiều mặt hàng, trong đó có dệt may, sẽ giảm về 0, thế nhưng những công ty sản xuất theo hợp đồng tại Việt Nam không được lợi nhiều.
Lý giải cho quan điểm trên, ông nói, khi hàng đã được đơn vị sản xuất bán cho hãng sở hữu thương hiệu thì trách nhiệm trả thuế nhập khẩu thuộc về hãng đó, chính vì vậy các quy định về thuế quan của TPP làm lợi cho các công ty nắm thương hiệu, chứ không phải các nhà sản xuất.
Roger Lee, người đứng đầu tập đoàn TAL - chuyên sản xuất cho thương hiệu Brooks Brothers, cho rằng các nhà sản xuất có thể thương lượng với công ty nắm thương hiệu để có giá bán hàng cao hơn, thế nhưng nhà sản xuất chỉ có thể làm được việc đó nếu họ là nhà sản xuất chính cho thương hiệu.
Chia sẻ quan điểm trên, ông Avery Dennison, lãnh đạo một công ty chuyên sản xuất nhãn mác cho một số thương hiệu toàn cầu, khẳng định TPP sẽ không giúp được công ty ông cắt giảm chi phí.
Ở chiều đối diện, Chủ tịch Phòng Thương mại Mỹ (AmCham) tại Việt Nam Adam Sitkoff cho rằng, TPP sẽ làm lợi cho Việt Nam, bởi sẽ có thêm nhiều thương hiệu toàn cầu chọn nguồn cung ứng tại Việt Nam, và vì thế sẽ có thêm những nhà máy mới đi vào hoạt động.
Về quan điểm cho rằng lợi ích chủ yếu rơi vào tay các công ty nắm thương hiệu, ông cho rằng quan điểm này không thỏa đáng, bởi khi có thêm nhiều công ty sản xuất trong cùng một đất nước đi vào hoạt động, chuỗi cung ứng sẽ hoạt động hiệu quả hơn.