Wall Street Journal: “Made in Vietnam” đón cơ hội TPP
TPP mang đến cho những nước thành viên cơ hội quý giá để thâm nhập thị trường Mỹ và Nhật
Lương lao động tăng nhanh và nguồn cung lao động sụt giảm đang khiến sức hấp dẫn của môi trường đầu tư Trung Quốc giảm bớt, còn sức thu hút của thị trường Việt Nam thì lại tăng lên, theo một bài viết mới đây trên Wall Street Journal.
Đón đầu xu hướng này, nhiều nhà đầu tư nước ngoài đã tìm đến các tỉnh thành của Việt Nam để mở nhà máy sản xuất hàng hóa cho các công ty phương Tây, nhằm tận dụng lợi thế lực lượng lao động trẻ và mức lương nhân công thấp chỉ bằng một nửa so với Trung Quốc.
Lấy dẫn chứng tại Long An - địa phương được xem là một trong điểm nóng về thu hút đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, Wall Street Journal cho biết ở Long An đã có hơn 12 khu công nghiệp.
Tính đến tháng 5/2015, nhà đầu tư nước ngoài đã cam kết dành 3,67 tỷ USD vốn FDI cho Long An, trong đó hơn 40% vốn được rót vào lĩnh vực dệt may.
Nhiều chuyên gia kinh tế tin rằng đầu tư vào Việt Nam sẽ tăng trưởng mạnh hơn nữa, khi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) chính thức có hiệu lực. Với mức thuế áp dụng giữa các nước thành viên sẽ giảm mạnh, những nền kinh tế tăng trưởng dựa vào xuất khẩu như Việt Nam hay Malaysia sẽ có lợi.
Tháng 7/2015, Avery Dennison Corp, một trong những công ty sản xuất nhãn mác quần áo lớn nhất thế giới, đã chính thức đưa vào hoạt động một nhà máy lớn ở Long An. Hiện tại nhà máy đang sản xuất nhãn mác cho quần áo hãng Uniqlo của Nhật và đồ thể thao của North Face.
Lãnh đạo Avery Dennison Corp nói TPP sẽ mang đến một cú hích quan trọng thúc đẩy đầu tư Việt Nam phát triển, và họ sẽ tiếp tục mở rộng đầu tư hơn nữa để đón đầu những cơ hội mà TPP mang lại.
Năm ngoái, 12,4 tỷ USD vốn FDI đã vào Việt Nam, một mức tăng đến 25% so với 2009. Một trong những nhà đầu tư lớn nhất vào Việt Nam hiện nay là Samsung, với vốn đầu tư 4,5 tỷ USD để sản xuất hàng linh kiện điện tử. Không chỉ dừng ở đó, Samsung đang có kế hoạch tăng gấp đôi vốn đầu tư vào Việt Nam trong thời gian tới.
Viện nghiên cứu Peterson (Mỹ) cho rằng Việt Nam sẽ là nước hưởng lợi nhiều nhất từ TPP, bởi hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sẽ tiếp cận được với những thị trường tiêu dùng lớn và giàu có nhất thế giới.
Cũng theo tính toán của viện Peterson, khi thuế suất giảm về 0%, từ nay đến năm 2025, xuất khẩu hàng dệt may và giầy dép của Việt Nam có thể tăng trưởng đến 46%, lên mức 165 tỷ USD.
Còn theo ông Chris Clague, nhà bình luận kinh tế tại Economist, TPP mang đến cho những nước thành viên cơ hội quý giá để thâm nhập thị trường Mỹ và Nhật.
Công ty kiểm toán PricewaterhouseCoopers thì dự báo, vốn đầu tư tăng trưởng mạnh sẽ có thể giúp Việt Nam nằm trong nhóm nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới, trong giai đoạn từ nay đến năm 2050.
Thế nhưng việc các công ty Việt Nam hưởng lợi đến đâu từ TPP sẽ còn tùy thuộc vào chi tiết của các thỏa thuận cuối cùng. Theo quy định của TPP, để được hưởng ưu đãi thuế quan, tất cả các nguyên phụ liệu dệt may để sản xuất hàng xuất khẩu phải đến từ các nước thành viên.
Quy định này được đánh giá sẽ gây ra không ít khó khăn đối với các công ty sản xuất hàng dệt may xuất khẩu Việt Nam, bởi hiện tại phần lớn nguyên phụ liệu vẫn đến từ Trung Quốc và những nước khác ngoài TPP.
Đón đầu xu hướng này, nhiều nhà đầu tư nước ngoài đã tìm đến các tỉnh thành của Việt Nam để mở nhà máy sản xuất hàng hóa cho các công ty phương Tây, nhằm tận dụng lợi thế lực lượng lao động trẻ và mức lương nhân công thấp chỉ bằng một nửa so với Trung Quốc.
Lấy dẫn chứng tại Long An - địa phương được xem là một trong điểm nóng về thu hút đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, Wall Street Journal cho biết ở Long An đã có hơn 12 khu công nghiệp.
Tính đến tháng 5/2015, nhà đầu tư nước ngoài đã cam kết dành 3,67 tỷ USD vốn FDI cho Long An, trong đó hơn 40% vốn được rót vào lĩnh vực dệt may.
Nhiều chuyên gia kinh tế tin rằng đầu tư vào Việt Nam sẽ tăng trưởng mạnh hơn nữa, khi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) chính thức có hiệu lực. Với mức thuế áp dụng giữa các nước thành viên sẽ giảm mạnh, những nền kinh tế tăng trưởng dựa vào xuất khẩu như Việt Nam hay Malaysia sẽ có lợi.
Tháng 7/2015, Avery Dennison Corp, một trong những công ty sản xuất nhãn mác quần áo lớn nhất thế giới, đã chính thức đưa vào hoạt động một nhà máy lớn ở Long An. Hiện tại nhà máy đang sản xuất nhãn mác cho quần áo hãng Uniqlo của Nhật và đồ thể thao của North Face.
Lãnh đạo Avery Dennison Corp nói TPP sẽ mang đến một cú hích quan trọng thúc đẩy đầu tư Việt Nam phát triển, và họ sẽ tiếp tục mở rộng đầu tư hơn nữa để đón đầu những cơ hội mà TPP mang lại.
Năm ngoái, 12,4 tỷ USD vốn FDI đã vào Việt Nam, một mức tăng đến 25% so với 2009. Một trong những nhà đầu tư lớn nhất vào Việt Nam hiện nay là Samsung, với vốn đầu tư 4,5 tỷ USD để sản xuất hàng linh kiện điện tử. Không chỉ dừng ở đó, Samsung đang có kế hoạch tăng gấp đôi vốn đầu tư vào Việt Nam trong thời gian tới.
Viện nghiên cứu Peterson (Mỹ) cho rằng Việt Nam sẽ là nước hưởng lợi nhiều nhất từ TPP, bởi hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sẽ tiếp cận được với những thị trường tiêu dùng lớn và giàu có nhất thế giới.
Cũng theo tính toán của viện Peterson, khi thuế suất giảm về 0%, từ nay đến năm 2025, xuất khẩu hàng dệt may và giầy dép của Việt Nam có thể tăng trưởng đến 46%, lên mức 165 tỷ USD.
Còn theo ông Chris Clague, nhà bình luận kinh tế tại Economist, TPP mang đến cho những nước thành viên cơ hội quý giá để thâm nhập thị trường Mỹ và Nhật.
Công ty kiểm toán PricewaterhouseCoopers thì dự báo, vốn đầu tư tăng trưởng mạnh sẽ có thể giúp Việt Nam nằm trong nhóm nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới, trong giai đoạn từ nay đến năm 2050.
Thế nhưng việc các công ty Việt Nam hưởng lợi đến đâu từ TPP sẽ còn tùy thuộc vào chi tiết của các thỏa thuận cuối cùng. Theo quy định của TPP, để được hưởng ưu đãi thuế quan, tất cả các nguyên phụ liệu dệt may để sản xuất hàng xuất khẩu phải đến từ các nước thành viên.
Quy định này được đánh giá sẽ gây ra không ít khó khăn đối với các công ty sản xuất hàng dệt may xuất khẩu Việt Nam, bởi hiện tại phần lớn nguyên phụ liệu vẫn đến từ Trung Quốc và những nước khác ngoài TPP.