Lợi nhuận béo bở từ kinh doanh sữa
Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, các hãng sữa nhập vẫn tin tưởng vào khả năng tăng trưởng 2009 này trên 10%
Giá một kg sữa đạt chuẩn về hạm lượng
đạm, béo, đường và có bổ sung đầy đủ các khoáng chất, Vitamin, DHA,
Prebiotic…, theo tiêu chuẩn của FAO/ WHO không quá 70.000 đồng.
Nếu cộng thêm bao bì khoảng 7.000 - 8.000 đồng/lon thiếc, các khoản thuế và chi phí khác cho kinh doanh thì bán trên 100.000 đồng/kg là các công ty đã có lãi.
Vậy mà người tiêu dùng đang phải trả từ 300.000 đồng/kg trở lên cho các loại sữa được coi là cao cấp!
Quảng cáo càng nhiều, sữa càng cao cấp
Phương thức quen thuộc mà các nhãn sữa cao cấp thường áp dụng để quảng cáo, làm nổi bật lên tính ưu việt của sản phẩm chính là đưa ra các công trình nghiên cứu mới nhất giới thiệu về "chất này, chất nọ" có tác dụng tốt đến sự phát triển của trẻ em, tấn công vào 3 phương diện mà phụ huynh thường lo lắng nhất: sự tăng trưởng về thể chất (chiều cao, cân nặng), về trí tuệ (giúp bé thông minh hơn, học nhanh hơn, nhận biết sớm hơn) và miễn dịch phòng chống bệnh tật (tiêu chảy, viêm hệ hô hấp…).
Dựa trên nguyên tắc cơ bản là công thức sữa theo chuẩn thế giới của FAO/WHO, các hãng sẽ tổ chức hội nghị khoa học với sự tham gia của giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu của các quốc gia để nói về tác dụng tốt của chất mà mỗi hàng chọn cho thêm vào sữa khác nhau, như DHA, ARA, Calci, Prebiotic…
Thực ra, đây chỉ là các “bài tiếp thị quảng cáo” nhằm đánh vào tâm lý tiêu dùng của các bậc phụ huynh, tạo niềm tin và sự kỳ vọng của các ông bố bà mẹ, để từ đó có thể bán ra các loại sản phẩm mới với giá cao gấp 3-4 lần. Bởi lẽ, tất cả các chất mà hãng sữa thêm vào đều bán sẵn trên thị trường. Tùy theo từng hãng pha thêm thứ này, hay thứ kia.
Theo mức giá trên thị trường hiện nay mà một công ty sản xuất sữa vừa mua hàng vào đầu tháng 2/2009, giá sữa nguyên liệu đạt chuẩn (về hàm lượng đạm, béo, đường và một số vitamin khoáng chất thuộc thành phần tự nhiên của sữa) nhập từ các nhà cung cấp cho các tập đoàn toàn cầu vào khoảng 60.000 đồng/kg (đã có thuế).
Trong các chất bổ sung, mắc nhất là DHA - khoảng 80 USD/kg, Calcium khoảng 7 USD/kg, vitamin tổng hợp (có loại 24- 28- 34 vitamin khác nhau) khoảng 6 - 10 USD/kg, Prebiotic khoảng 5- 10 USD/kg…
Tính trên giá thành, mỗi kg sữa có bổ sung tối đa các thành phần theo công thức tốt nhất mà các hãng sữa nêu, sẽ vào khoảng 70.000 đồng/kg. Thậm chí, nếu có bổ sung DHA lên gấp 4 lần, giá chỉ có thể tăng thêm khoảng 4.000 đồng mỗi kg sữa bột.
Thế nhưng, người tiêu dùng đang phải trả giá từ 143.000 - 165.000 đồng/kg sữa sản xuất trong nước và từ 305.000-425.000 đồng/sữa nhập cao cấp chỉ để mua niềm tin vào sự ảo tưởng bé sẽ khoẻ hơn, cao hơn, ít bệnh hơn…
Quảng cáo tạo hoang tưởng về sữa
Sở dĩ sữa ngoại chiếm thị phần mạnh vì các hãng sữa ngoại biết cách làm thị trường, biết cách làm quảng cáo tiếp thị, thu hút sự quan tâm và tạo niềm tin cho người tiêu dùng bằng những chiêu thức, hình ảnh mang tính khoa học.
Cụ thể là các nhãn sữa ngoại đã chi khoảng 30 triệu USD cho quảng cáo trên truyền hình trong năm 2008 và chi phí lớn hơn (khoảng 60 - 70 triệu USD) cho các hoạt động PR, hội thảo khoa học, hoa hồng tiếp thị…
Nhờ dám chi mạnh cho các chiêu thức kinh doanh này, mà một hộp sữa bột dán thêm nhãn “vàng”, thay đổi bao bì hay bổ sung thêm một chất "hoang tưởng" nào đó trị giá chỉ vài ngàn đồng là có thể bán với giá tăng từ 100 - 250% so với sữa cùng công thức cơ bản.
Một chuyên gia có hơn 10 năm trong nghề sản xuất sữa cho biết: trong 2 phương thức sản xuất sữa là (1) hoà tan tất cả vào nước rồi sau đó rút nước để tất cả thành phần đều trộn vào nhau thật đều, thì hầu hết các công ty đều chọn cách (2) mua nguyên liệu dưới dạng bột khô và phối trộn với nhau trong máy để có giá thành tốt hơn, sản phẩm cạnh tranh hơn.
Mà các loại bột đều có bán sẵn, nên kinh doanh sữa chủ yếu là hơn nhau về các kỹ thuật làm tiếp thị, làm thị trường...
Bỏ tiền mua sự an tâm
Điều đáng quan tâm là sự cạnh tranh về "chất này, chất kia" đang dẫn người tiêu dùng đến thế giới tiêu dùng với những hoang tưởng về tác dụng của sản phẩm.
Chẳng hạn công ty sữa M tung ra sữa tăng DHA gấp 4 lần và quảng bá về tác dụng của DHA làm trí não trẻ em phát triển, bé sẽ thông minh hơn. Vậy nếu một công ty khác tung ra DHA gấp 6, thậm chí gấp 10 lần thì mức độ thông minh của trẻ có tăng tỉ lệ thuận?
Công ty sữa X quảng cáo sữa có đến hơn 50 loại vitamin, có vẻ khác hẳn các loại sữa 28- 34 loại vitamin của các hãng đang có, nhưng kỳ thực chưa có cơ quan nào kiểm tra đúng là trong sữa có nhiều vitamin đến vậy không?
Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, người lao động mất việc làm và nhiều gia đình đang phải thắt chặt chi tiêu, các hãng sữa nhập vẫn tin tưởng vào khả năng tăng trưởng 2009 này trên 10%.
Bởi lẽ họ biết cha mẹ có thể nhịn ăn, nhịn mặc, nhịn các khoản mua sắm giải trí, nhưng không thể nào nhịn sữa cho con. Và việc đổi sữa mắc sang sữa giá rẻ càng ít khi xảy ra. Vì các công ty đã sử dụng các chuyên gia dinh dưỡng tư vấn trên mạng, trên các báo và trong các hội thảo về những nguy cơ có thể xảy ra khi đổi sữa cho trẻ như trẻ biếng ăn, bị tiêu chảy, bị rối loạn tiêu hoá…
Việc người tiêu dùng đang chấp nhận tốn tiền để mua sữa ngoại cho thấy họ tin vào hàng rào kiểm tra chất lượng sản phẩm của Mỹ, Úc, New Zealand, Nhật, Hàn Quốc… nhiều hơn. Họ mua sữa ngoại là để mua lấy sự an toàn cho con mình. Họ sợ sữa nội nay không dính vụ này, thì mai lại dính vào vụ khác…
Điều này đang cho thấy, sản xuất và kinh doanh sữa tuy có nhiều qui định và hình thức kiểm tra rất nghiêm ngặt, nhưng vẫn chưa mang lại niềm tin cho người tiêu dùng.
M.T (SGTT)
Nếu cộng thêm bao bì khoảng 7.000 - 8.000 đồng/lon thiếc, các khoản thuế và chi phí khác cho kinh doanh thì bán trên 100.000 đồng/kg là các công ty đã có lãi.
Vậy mà người tiêu dùng đang phải trả từ 300.000 đồng/kg trở lên cho các loại sữa được coi là cao cấp!
Quảng cáo càng nhiều, sữa càng cao cấp
Phương thức quen thuộc mà các nhãn sữa cao cấp thường áp dụng để quảng cáo, làm nổi bật lên tính ưu việt của sản phẩm chính là đưa ra các công trình nghiên cứu mới nhất giới thiệu về "chất này, chất nọ" có tác dụng tốt đến sự phát triển của trẻ em, tấn công vào 3 phương diện mà phụ huynh thường lo lắng nhất: sự tăng trưởng về thể chất (chiều cao, cân nặng), về trí tuệ (giúp bé thông minh hơn, học nhanh hơn, nhận biết sớm hơn) và miễn dịch phòng chống bệnh tật (tiêu chảy, viêm hệ hô hấp…).
Dựa trên nguyên tắc cơ bản là công thức sữa theo chuẩn thế giới của FAO/WHO, các hãng sẽ tổ chức hội nghị khoa học với sự tham gia của giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu của các quốc gia để nói về tác dụng tốt của chất mà mỗi hàng chọn cho thêm vào sữa khác nhau, như DHA, ARA, Calci, Prebiotic…
Thực ra, đây chỉ là các “bài tiếp thị quảng cáo” nhằm đánh vào tâm lý tiêu dùng của các bậc phụ huynh, tạo niềm tin và sự kỳ vọng của các ông bố bà mẹ, để từ đó có thể bán ra các loại sản phẩm mới với giá cao gấp 3-4 lần. Bởi lẽ, tất cả các chất mà hãng sữa thêm vào đều bán sẵn trên thị trường. Tùy theo từng hãng pha thêm thứ này, hay thứ kia.
Theo mức giá trên thị trường hiện nay mà một công ty sản xuất sữa vừa mua hàng vào đầu tháng 2/2009, giá sữa nguyên liệu đạt chuẩn (về hàm lượng đạm, béo, đường và một số vitamin khoáng chất thuộc thành phần tự nhiên của sữa) nhập từ các nhà cung cấp cho các tập đoàn toàn cầu vào khoảng 60.000 đồng/kg (đã có thuế).
Trong các chất bổ sung, mắc nhất là DHA - khoảng 80 USD/kg, Calcium khoảng 7 USD/kg, vitamin tổng hợp (có loại 24- 28- 34 vitamin khác nhau) khoảng 6 - 10 USD/kg, Prebiotic khoảng 5- 10 USD/kg…
Tính trên giá thành, mỗi kg sữa có bổ sung tối đa các thành phần theo công thức tốt nhất mà các hãng sữa nêu, sẽ vào khoảng 70.000 đồng/kg. Thậm chí, nếu có bổ sung DHA lên gấp 4 lần, giá chỉ có thể tăng thêm khoảng 4.000 đồng mỗi kg sữa bột.
Thế nhưng, người tiêu dùng đang phải trả giá từ 143.000 - 165.000 đồng/kg sữa sản xuất trong nước và từ 305.000-425.000 đồng/sữa nhập cao cấp chỉ để mua niềm tin vào sự ảo tưởng bé sẽ khoẻ hơn, cao hơn, ít bệnh hơn…
Quảng cáo tạo hoang tưởng về sữa
Sở dĩ sữa ngoại chiếm thị phần mạnh vì các hãng sữa ngoại biết cách làm thị trường, biết cách làm quảng cáo tiếp thị, thu hút sự quan tâm và tạo niềm tin cho người tiêu dùng bằng những chiêu thức, hình ảnh mang tính khoa học.
Cụ thể là các nhãn sữa ngoại đã chi khoảng 30 triệu USD cho quảng cáo trên truyền hình trong năm 2008 và chi phí lớn hơn (khoảng 60 - 70 triệu USD) cho các hoạt động PR, hội thảo khoa học, hoa hồng tiếp thị…
Nhờ dám chi mạnh cho các chiêu thức kinh doanh này, mà một hộp sữa bột dán thêm nhãn “vàng”, thay đổi bao bì hay bổ sung thêm một chất "hoang tưởng" nào đó trị giá chỉ vài ngàn đồng là có thể bán với giá tăng từ 100 - 250% so với sữa cùng công thức cơ bản.
Một chuyên gia có hơn 10 năm trong nghề sản xuất sữa cho biết: trong 2 phương thức sản xuất sữa là (1) hoà tan tất cả vào nước rồi sau đó rút nước để tất cả thành phần đều trộn vào nhau thật đều, thì hầu hết các công ty đều chọn cách (2) mua nguyên liệu dưới dạng bột khô và phối trộn với nhau trong máy để có giá thành tốt hơn, sản phẩm cạnh tranh hơn.
Mà các loại bột đều có bán sẵn, nên kinh doanh sữa chủ yếu là hơn nhau về các kỹ thuật làm tiếp thị, làm thị trường...
Bỏ tiền mua sự an tâm
Điều đáng quan tâm là sự cạnh tranh về "chất này, chất kia" đang dẫn người tiêu dùng đến thế giới tiêu dùng với những hoang tưởng về tác dụng của sản phẩm.
Chẳng hạn công ty sữa M tung ra sữa tăng DHA gấp 4 lần và quảng bá về tác dụng của DHA làm trí não trẻ em phát triển, bé sẽ thông minh hơn. Vậy nếu một công ty khác tung ra DHA gấp 6, thậm chí gấp 10 lần thì mức độ thông minh của trẻ có tăng tỉ lệ thuận?
Công ty sữa X quảng cáo sữa có đến hơn 50 loại vitamin, có vẻ khác hẳn các loại sữa 28- 34 loại vitamin của các hãng đang có, nhưng kỳ thực chưa có cơ quan nào kiểm tra đúng là trong sữa có nhiều vitamin đến vậy không?
Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, người lao động mất việc làm và nhiều gia đình đang phải thắt chặt chi tiêu, các hãng sữa nhập vẫn tin tưởng vào khả năng tăng trưởng 2009 này trên 10%.
Bởi lẽ họ biết cha mẹ có thể nhịn ăn, nhịn mặc, nhịn các khoản mua sắm giải trí, nhưng không thể nào nhịn sữa cho con. Và việc đổi sữa mắc sang sữa giá rẻ càng ít khi xảy ra. Vì các công ty đã sử dụng các chuyên gia dinh dưỡng tư vấn trên mạng, trên các báo và trong các hội thảo về những nguy cơ có thể xảy ra khi đổi sữa cho trẻ như trẻ biếng ăn, bị tiêu chảy, bị rối loạn tiêu hoá…
Việc người tiêu dùng đang chấp nhận tốn tiền để mua sữa ngoại cho thấy họ tin vào hàng rào kiểm tra chất lượng sản phẩm của Mỹ, Úc, New Zealand, Nhật, Hàn Quốc… nhiều hơn. Họ mua sữa ngoại là để mua lấy sự an toàn cho con mình. Họ sợ sữa nội nay không dính vụ này, thì mai lại dính vào vụ khác…
Điều này đang cho thấy, sản xuất và kinh doanh sữa tuy có nhiều qui định và hình thức kiểm tra rất nghiêm ngặt, nhưng vẫn chưa mang lại niềm tin cho người tiêu dùng.
M.T (SGTT)