Lúa Campuchia át lúa Việt
Tại vùng biên giới Tây Nam, mỗi ngày có đến hàng ngàn tấn lúa từ Campuchia ồ ạt tràn qua các cửa khẩu của tỉnh An Giang
Tại vùng biên giới Tây Nam, mỗi ngày có đến hàng ngàn tấn lúa từ Campuchia ồ ạt tràn qua các cửa khẩu của tỉnh An Giang.
Đầu ra của lúa nội đã khó lại càng thêm khó. Hiện nay, lúa đông xuân ở đồng bằng sông Cửu Long đã thu hoạch xong, năng suất đạt từ 6,2 - 6,3 tấn/ha. Trúng mùa nhưng giá lúa khá thấp nên nhiều gia đình nông dân vẫn trữ lúa trong nhà để chờ giá. Trong khi đó, các thương lái ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Lonh đang túc trực sẵn tại cửa khẩu Tịnh Biên để chờ mua lúa ngoại.
Nhộn nhịp kinh doanh lúa ngoại
Những ngày này, nắng nóng ở vùng biên giới Tây Nam hầu như đã lên đỉnh điểm (gần 40 độ C), những thửa ruộng đã gặt xong chỉ còn trơ gốc rạ trên mặt đất. Mặc dù đầu ra của hạt lúa đang gặp khó, nhưng nông dân vẫn đang chuẩn bị làm đất để xuống giống hè thu 2010. Vào lúc này lúa đông xuân của nông dân Campuchia cũng đang thu hoạch rộ. Mỗi ngày lượng lúa đang được xuất khẩu ồ ạt vào thị trường An Giang với số lượng lớn.
Dọc theo kênh Vĩnh Tế, đoạn từ cầu sắt Hữu Nghị đến cửa khẩu quốc tế Tịnh Biên thuộc thị trấn Tịnh Biên, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang, hình ảnh phổ biến là cảnh ghe thuyền và xe tải vận chuyển lúa từ Campuchia về Việt Nam qua đường biên giới Tịnh Biên. Nằm ngay dưới chân cầu sắt Hữu Nghị có đến hơn chục chiếc xe ba gác “siêu tải” đang chở đầy các bao lúa từ hướng Campuchia về Việt Nam. Từng đoàn xe nối đuôi nhau xếp thành hàng dài đợi tới phiên xuống lúa giao hàng.
Trên bờ đội ngũ hàng trăm công nhân bốc xếp người Việt có Campuchia cũng có, vừa xếp dỡ những bao lúa nặng gần 70 kg, vừa la í ới gọi nhau. Chị Nguyễn Thị Cẩm, thương lái mua lúa ở Long An cho biết: “ người Campuchia đang thương lượng giá cả để đưa lúa xuống ghe”.
Theo quan sát của chúng tôi, những chiếc xe lúa từ Campuchia chở lúa qua khỏi cửa khẩu chưa có người mua thì giao dịch mua bán lúa tại chân cầu Xuân Tô, còn những xe lúa nào đã được thương lái điện thoại đặt mua từ trước, sẽ chạy thẳng tới các vựa lúa phía bờ kênh Vĩnh Tế bán cho các chủ vựa lúa dọc theo bờ kênh.
Những bao lúa từ Campuchia mỗi ngày được nhập qua cửa khẩu Tịnh Biên chở đến đây chất cao như núi trên bãi đất trống khoảng 5 ha, nằm cạnh bờ kênh Vĩnh Tế. Còn phía dưới kênh hàng chục thậm chí hàng trăm chiếc ghe mang biển số các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, có tải trọng từ vài chục đến vài trăm tấn, đang neo đậu dọc hai bên bờ kênh thành hàng dài gần cả cây số. Các chủ ghe đang thương lượng mua lúa với chủ ghe Campuchia.
Sau khi mua đầy lúa, các ghe này sẽ chạy về tỉnh Tiền Giang hoặc các tỉnh khác trong vùng để bán. Một chiếc ghe sau khi mua đầy lúa chở khẳm mới chịu lui bến, nhường cho ghe khác vào thế chỗ.
Anh Ngô Văn Sang, lái lúa tại tỉnh Đồng Tháp cho hay: “Tôi đến đây neo đậu ghe dưới kênh Vĩnh Tế gần 2 ngày rồi mới mua được hơn nửa ghe lúa, đợi mua đầy mới lui ghe. Mua lúa Campuchia không sợ thiếu lúa, mua được hay không là do thương lượng giá cả, chuyến nào mua được giá thấp thì chuyến đó lời to. Thường lúa Campuchia khi đang vào vụ thu hoạch rộ, giá mềm hơn các tháng khác, giá lúa hiện dao động từ 3.600-3.700đồng/kg, tức là thấp hơn lúa nội địa từ 200-300đồng/kg”.
Lúa ngoại “ăn đứt” lúa nội?
Ngược dòng kênh Vĩnh Tế về xã An Nông, cách trung tâm huyện khoảng 3 km hướng về Hà Tiên - Kiên Giang, chúng tôi bắt gặp rất nhiều bãi tập kết thu mua lúa, gạo tự phát hoạt động hết sức rầm rộ. Dân trong xã gọi đây là “bến lúa 21”. Cũng thuộc địa phận xã An Nông còn có những cái kho khổng lồ máy lợp tole được xây dựng bên bờ kênh Vĩnh Tế, những kho này nối với nhau bằng một con đường đất rộng khoảng 5 mét, những xe lúa từ biên giới Campuchia vào tới đây mất chưa đầy 1km.
Mỗi ngày có hàng trăm chiếc xe cải tiến chở lúa gạo từ Campuchia đến bãi tập kết này. Những kho lúa của ông Ba Túc, bà Phượng, Ba Diệp, Tám Kiện, Tư Háo và bà Thúy được xem là lớn nhất khu vực biên giới. Đây là những "đại gia" chuyên thu gom lúa Campuchia để bán lại cho thương lái các tỉnh.
Những chiếc xe tải lớn mang biển số Tp.HCM, Tiền Giang, Đồng Tháp... xếp thành từng hàng dọc đang chờ lên hàng. Ông Ba Túc, chủ vựa lúa ở đây cho biết, từ hơn tuần nay lúa Campuchia vào đợt thu hoạch đông ken nên lượng lúa vào Việt Nam rất lớn, giá mua cũng thấp hơn lúa Việt Nam từ 200-300 đồng/kg, rất dễ kiếm lời nên thương lái khắp nơi đổ về đây mua lúa, xay ra gạo rồi bán lại cho mấy doanh nghiệp.
Theo nhận định của cánh thương lái chuyên kinh doanh lúa Campuchia, đi mua lúa Campuchia tuy có xa mất cả tuần/chuyến đi, nhưng ăn chắc và lời gấp 3-4 lần so với mua lúa trong nước. Ông Tám Kiện, chủ vựa lúa ở đây cho hay, vào mùa này thương lái quen ở Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Cần Thơ và An Giang đặt mua lúa Campuchia với số lượng vài trăm tấn/ngày.
Hầu hết lượng lúa trên do thương lái nước bạn thu mua từ các tỉnh: Tàkeo, Pusat, Kongpong Speui... rồi chuyển bằng xe tải lớn về đến khu vực cửa khẩu, sau đó chuyển sang xe ba gác để qua cửa khẩu Tịnh Biên vào An Giang. Với trên 20 vựa lúa lớn tại khu vực biên giới, mỗi ngày các chủ vựa cung cấp cho thương lái trên 1.000 tấn lúa/ngày.
Bà Ngô Thị Ái, chủ ghe lúa ở Thốt Nốt (Cần Thơ) cho biết, lúa nhập khẩu từ Campuchia vào Việt Nam có 3 loại: Khaodak, Khaodakmali và lúa thơm lài, gọi chung là lúa sóc. Thị trường nội địa đang chuộng các loại gạo sóc, vì cho rằng gạo này có chất lượng ngon và nông dân Campuchia lại không phun thuốc hóa học nên bán rất chạy, dễ kiếm lời. Thấy vậy bà chuyển qua kinh doanh lúa sóc, và lên tận biên giới tỉnh An Giang để mua lúa.
Theo nhận định của người dân sống ở khu vực cửa khẩu Tịnh Biên, thị trường lúa ngoại sẽ còn sôi động hơn trong vài tháng tới. Ông Nguyễn Văn Tứ, Bí thư Đảng ủy kiêm Chủ tịch UBND xã An Nông, huyện Tịnh Biên cho biết, những năm gần đây do Chính phủ đã cho miễn thuế 42 mặt hàng nông sản nhập khẩu từ Campuchia vào Việt Nam, nên khi vào mùa thu hoạch thì thương lái trên Campuchia thường mang nông sản sang Việt Nam để bán.
Mỗi ngày có hàng ngàn chiếc xe chở lúa Campuchia qua biên giới vào Việt Nam với số lượng lớn, khiến cho lúa đông xuân của bà con nông dân ở xã An Nông rất khó bán lúa, vì lúa Campuchia luôn có giá thấp hơn lúa trong nước. Theo thống kê của ngành nông nghiệp An Giang, có khoảng 60% người dân trong tỉnh dùng gạo Campuchia.
Còn theo giới kinh doanh lúa gạo thì nhu cầu tiêu thụ gạo thơm, dẻo chất lượng cao trong nước ngày càng tăng. Nhất là ở các thành phố lớn, người tiêu dùng rất chuộng loại gạo này mà nguồn cung không đủ đáp ứng nên họ tìm mua loại lúa chất lượng cao để cung cấp cho thị trường, phần lớn loại gạo này có xuất xứ từ Thái Lan và Campuchia.
Theo ông Huỳnh Thế Năng, Phó chủ tịch UBND tỉnh An Giang, lâu nay doanh nghiệp lo chạy theo xuất khẩu mà bỏ quên thị trường nội địa. Chuyện lúa gạo ngoại đổ vào vựa lúa xuất khẩu của cả nước đã xảy ra từ nhiều năm nay, nhưng gần đây mới rộ lên. Lúc đầu là do một số nông dân ở các tỉnh biên giới Tây Nam sang Campuchia thuê đất canh tác lúa, mỗi năm đem về hàng trăm tấn lúa. Sau đó diện tích trồng lúa ở Campuchia ngày càng mở rộng, năng suất cũng tăng cao nhờ áp dụng kỹ thuật trồng lúa do các kỹ sư nông nghiệp của Việt Nam qua hướng dẫn.
Ngoài ra, thị trường Việt Nam chính là nơi tiêu thụ mạnh lúa Campuchia. Tuy nhiên, do đầu ra lúa đông xuân trong nước còn đang gặp khó và lúa Campuchia tràn vào càng khiến cho ngành nông nghiệp thêm nhiều khó khăn.
Đầu ra của lúa nội đã khó lại càng thêm khó. Hiện nay, lúa đông xuân ở đồng bằng sông Cửu Long đã thu hoạch xong, năng suất đạt từ 6,2 - 6,3 tấn/ha. Trúng mùa nhưng giá lúa khá thấp nên nhiều gia đình nông dân vẫn trữ lúa trong nhà để chờ giá. Trong khi đó, các thương lái ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Lonh đang túc trực sẵn tại cửa khẩu Tịnh Biên để chờ mua lúa ngoại.
Nhộn nhịp kinh doanh lúa ngoại
Những ngày này, nắng nóng ở vùng biên giới Tây Nam hầu như đã lên đỉnh điểm (gần 40 độ C), những thửa ruộng đã gặt xong chỉ còn trơ gốc rạ trên mặt đất. Mặc dù đầu ra của hạt lúa đang gặp khó, nhưng nông dân vẫn đang chuẩn bị làm đất để xuống giống hè thu 2010. Vào lúc này lúa đông xuân của nông dân Campuchia cũng đang thu hoạch rộ. Mỗi ngày lượng lúa đang được xuất khẩu ồ ạt vào thị trường An Giang với số lượng lớn.
Dọc theo kênh Vĩnh Tế, đoạn từ cầu sắt Hữu Nghị đến cửa khẩu quốc tế Tịnh Biên thuộc thị trấn Tịnh Biên, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang, hình ảnh phổ biến là cảnh ghe thuyền và xe tải vận chuyển lúa từ Campuchia về Việt Nam qua đường biên giới Tịnh Biên. Nằm ngay dưới chân cầu sắt Hữu Nghị có đến hơn chục chiếc xe ba gác “siêu tải” đang chở đầy các bao lúa từ hướng Campuchia về Việt Nam. Từng đoàn xe nối đuôi nhau xếp thành hàng dài đợi tới phiên xuống lúa giao hàng.
Trên bờ đội ngũ hàng trăm công nhân bốc xếp người Việt có Campuchia cũng có, vừa xếp dỡ những bao lúa nặng gần 70 kg, vừa la í ới gọi nhau. Chị Nguyễn Thị Cẩm, thương lái mua lúa ở Long An cho biết: “ người Campuchia đang thương lượng giá cả để đưa lúa xuống ghe”.
Theo quan sát của chúng tôi, những chiếc xe lúa từ Campuchia chở lúa qua khỏi cửa khẩu chưa có người mua thì giao dịch mua bán lúa tại chân cầu Xuân Tô, còn những xe lúa nào đã được thương lái điện thoại đặt mua từ trước, sẽ chạy thẳng tới các vựa lúa phía bờ kênh Vĩnh Tế bán cho các chủ vựa lúa dọc theo bờ kênh.
Những bao lúa từ Campuchia mỗi ngày được nhập qua cửa khẩu Tịnh Biên chở đến đây chất cao như núi trên bãi đất trống khoảng 5 ha, nằm cạnh bờ kênh Vĩnh Tế. Còn phía dưới kênh hàng chục thậm chí hàng trăm chiếc ghe mang biển số các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, có tải trọng từ vài chục đến vài trăm tấn, đang neo đậu dọc hai bên bờ kênh thành hàng dài gần cả cây số. Các chủ ghe đang thương lượng mua lúa với chủ ghe Campuchia.
Sau khi mua đầy lúa, các ghe này sẽ chạy về tỉnh Tiền Giang hoặc các tỉnh khác trong vùng để bán. Một chiếc ghe sau khi mua đầy lúa chở khẳm mới chịu lui bến, nhường cho ghe khác vào thế chỗ.
Anh Ngô Văn Sang, lái lúa tại tỉnh Đồng Tháp cho hay: “Tôi đến đây neo đậu ghe dưới kênh Vĩnh Tế gần 2 ngày rồi mới mua được hơn nửa ghe lúa, đợi mua đầy mới lui ghe. Mua lúa Campuchia không sợ thiếu lúa, mua được hay không là do thương lượng giá cả, chuyến nào mua được giá thấp thì chuyến đó lời to. Thường lúa Campuchia khi đang vào vụ thu hoạch rộ, giá mềm hơn các tháng khác, giá lúa hiện dao động từ 3.600-3.700đồng/kg, tức là thấp hơn lúa nội địa từ 200-300đồng/kg”.
Lúa ngoại “ăn đứt” lúa nội?
Ngược dòng kênh Vĩnh Tế về xã An Nông, cách trung tâm huyện khoảng 3 km hướng về Hà Tiên - Kiên Giang, chúng tôi bắt gặp rất nhiều bãi tập kết thu mua lúa, gạo tự phát hoạt động hết sức rầm rộ. Dân trong xã gọi đây là “bến lúa 21”. Cũng thuộc địa phận xã An Nông còn có những cái kho khổng lồ máy lợp tole được xây dựng bên bờ kênh Vĩnh Tế, những kho này nối với nhau bằng một con đường đất rộng khoảng 5 mét, những xe lúa từ biên giới Campuchia vào tới đây mất chưa đầy 1km.
Mỗi ngày có hàng trăm chiếc xe cải tiến chở lúa gạo từ Campuchia đến bãi tập kết này. Những kho lúa của ông Ba Túc, bà Phượng, Ba Diệp, Tám Kiện, Tư Háo và bà Thúy được xem là lớn nhất khu vực biên giới. Đây là những "đại gia" chuyên thu gom lúa Campuchia để bán lại cho thương lái các tỉnh.
Những chiếc xe tải lớn mang biển số Tp.HCM, Tiền Giang, Đồng Tháp... xếp thành từng hàng dọc đang chờ lên hàng. Ông Ba Túc, chủ vựa lúa ở đây cho biết, từ hơn tuần nay lúa Campuchia vào đợt thu hoạch đông ken nên lượng lúa vào Việt Nam rất lớn, giá mua cũng thấp hơn lúa Việt Nam từ 200-300 đồng/kg, rất dễ kiếm lời nên thương lái khắp nơi đổ về đây mua lúa, xay ra gạo rồi bán lại cho mấy doanh nghiệp.
Theo nhận định của cánh thương lái chuyên kinh doanh lúa Campuchia, đi mua lúa Campuchia tuy có xa mất cả tuần/chuyến đi, nhưng ăn chắc và lời gấp 3-4 lần so với mua lúa trong nước. Ông Tám Kiện, chủ vựa lúa ở đây cho hay, vào mùa này thương lái quen ở Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Cần Thơ và An Giang đặt mua lúa Campuchia với số lượng vài trăm tấn/ngày.
Hầu hết lượng lúa trên do thương lái nước bạn thu mua từ các tỉnh: Tàkeo, Pusat, Kongpong Speui... rồi chuyển bằng xe tải lớn về đến khu vực cửa khẩu, sau đó chuyển sang xe ba gác để qua cửa khẩu Tịnh Biên vào An Giang. Với trên 20 vựa lúa lớn tại khu vực biên giới, mỗi ngày các chủ vựa cung cấp cho thương lái trên 1.000 tấn lúa/ngày.
Bà Ngô Thị Ái, chủ ghe lúa ở Thốt Nốt (Cần Thơ) cho biết, lúa nhập khẩu từ Campuchia vào Việt Nam có 3 loại: Khaodak, Khaodakmali và lúa thơm lài, gọi chung là lúa sóc. Thị trường nội địa đang chuộng các loại gạo sóc, vì cho rằng gạo này có chất lượng ngon và nông dân Campuchia lại không phun thuốc hóa học nên bán rất chạy, dễ kiếm lời. Thấy vậy bà chuyển qua kinh doanh lúa sóc, và lên tận biên giới tỉnh An Giang để mua lúa.
Theo nhận định của người dân sống ở khu vực cửa khẩu Tịnh Biên, thị trường lúa ngoại sẽ còn sôi động hơn trong vài tháng tới. Ông Nguyễn Văn Tứ, Bí thư Đảng ủy kiêm Chủ tịch UBND xã An Nông, huyện Tịnh Biên cho biết, những năm gần đây do Chính phủ đã cho miễn thuế 42 mặt hàng nông sản nhập khẩu từ Campuchia vào Việt Nam, nên khi vào mùa thu hoạch thì thương lái trên Campuchia thường mang nông sản sang Việt Nam để bán.
Mỗi ngày có hàng ngàn chiếc xe chở lúa Campuchia qua biên giới vào Việt Nam với số lượng lớn, khiến cho lúa đông xuân của bà con nông dân ở xã An Nông rất khó bán lúa, vì lúa Campuchia luôn có giá thấp hơn lúa trong nước. Theo thống kê của ngành nông nghiệp An Giang, có khoảng 60% người dân trong tỉnh dùng gạo Campuchia.
Còn theo giới kinh doanh lúa gạo thì nhu cầu tiêu thụ gạo thơm, dẻo chất lượng cao trong nước ngày càng tăng. Nhất là ở các thành phố lớn, người tiêu dùng rất chuộng loại gạo này mà nguồn cung không đủ đáp ứng nên họ tìm mua loại lúa chất lượng cao để cung cấp cho thị trường, phần lớn loại gạo này có xuất xứ từ Thái Lan và Campuchia.
Theo ông Huỳnh Thế Năng, Phó chủ tịch UBND tỉnh An Giang, lâu nay doanh nghiệp lo chạy theo xuất khẩu mà bỏ quên thị trường nội địa. Chuyện lúa gạo ngoại đổ vào vựa lúa xuất khẩu của cả nước đã xảy ra từ nhiều năm nay, nhưng gần đây mới rộ lên. Lúc đầu là do một số nông dân ở các tỉnh biên giới Tây Nam sang Campuchia thuê đất canh tác lúa, mỗi năm đem về hàng trăm tấn lúa. Sau đó diện tích trồng lúa ở Campuchia ngày càng mở rộng, năng suất cũng tăng cao nhờ áp dụng kỹ thuật trồng lúa do các kỹ sư nông nghiệp của Việt Nam qua hướng dẫn.
Ngoài ra, thị trường Việt Nam chính là nơi tiêu thụ mạnh lúa Campuchia. Tuy nhiên, do đầu ra lúa đông xuân trong nước còn đang gặp khó và lúa Campuchia tràn vào càng khiến cho ngành nông nghiệp thêm nhiều khó khăn.