Lúa thơm mà vẫn... thua
Lúa thơm rớt giá do cung vượt cầu, thêm một câu chuyện nông dân theo đuôi thị trường
Trong khi hầu hết nông dân ở đồng bằng sông Cửu Long đã thu hoạch và bán lúa đông xuân với giá tốt, thì nhiều gia đình ở đây vẫn không bán được lúa, vì thương lái nói Nhà nước không mua lúa thơm.
Nhiều hộ nông dân ở huyện Phú Tân, tỉnh An Giang vẫn chưa bán vì giá lúa thơm trên thị trường không hợp lý.
Rằng thơm thì thật là thơm...
Hiện khoảng 500 - 600 tấn lúa thơm jasmine của xã viên hợp tác xã nông nghiệp Bình Hoà, huyện Thanh Bình, Đồng Tháp còn đang chất đống, bà con đành rao bán với giá 4.800 đồng/kg, nhưng cũng chẳng thấy bóng dáng thương lái nào tìm tới coi lúa.
Trong khi đó, giá lúa IR 50404 - loại lúa mà trước khi vào vụ đông xuân cơ quan nhà nước khuyến cáo không nên trồng - trên thị trường dao động từ 4.300 - 4.400 đồng/kg, có bao nhiêu hàng xáo mua hết bấy nhiêu.
Ông Nguyễn Văn Lắm, nông dân ở xã Long Phú, huyện Tân Châu, An Giang nói: “Vụ đông xuân vừa qua, nghe nhà nước khuyến cáo lúa IR 50404 khó bán, tôi tìm mua giống lúa chất lượng cao để trồng, nhưng không có nên đánh liều lấy giống lúa IR 50404 còn trong nhà ra sạ lại. Vậy mà vụ này tôi trúng đậm, lúa suốt được bao nhiêu thương lái tới ruộng mua hết bấy nhiêu. Còn lúa thơm jasmine năm nay rất khó bán nếu có bán được thì giá cũng không cao”.
Nông dân Nguyễn Văn Xuân, xã Phú Lâm, huyện Phú Tân cũng cho biết, gia đình tôi vừa thu hoạch 3 ha lúa Jasmine, kêu hàng xáo bán họ tới coi rồi trả 4.700 đồng/kg, thấy giá lúa thấp quá nên tôi không bán. Vụ thu đông 2008, giá lúa chất lượng cao và lúa thường trên thị trường chỉ khoảng 2.700 - 3.000 đồng/kg, lúa thơm jasmine có giá 6.000-6.500 đồng/kg.
Vụ đông xuân này lúa thơm jasmine loại khô, đẹp chỉ cao hơn giá lúa chất lượng cao 200-300 đồng/kg, có lúc trên thị trường giá hai loại lúa này bằng nhau. Trong khi trồng lúa thơm chi phí rất cao do dễ nhiễm sâu bệnh, thời gian sinh trưởng dài hơn các giống lúa khác, nếu bán bằng với giá với lúa chất lượng cao thì nông dân không có lãi”.
Với nông dân ở xã Tân Mỹ tình hình bi đát hơn, vì thu hoạch xong lúa thơm hạt to từ cuối tháng 3/2009, nhưng đến nay vẫn không bán được làm ảnh hưởng đến sản xuất, nhất là việc chuẩn bị xuống giống lúa hè thu 2009.
Trước sự việc trên, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Tháp đã liên hệ với các công ty lương thực và được biết, Công ty Lương thực Đồng Tháp đã thu mua 1.000 tấn lúa thơm (Jasmine, VD 20) tại Chợ đầu mối gạo Thanh Bình, với giá mua Jasmine 5.000 đồng/kg, VD 20 giá 5.900-6.000 đồng/kg. Công ty không thu mua lúa OM 4900, OM 3536 vì hai giống lúa này là giống thơm nhẹ, chỉ tiêu thụ nội địa.
Công ty Cổ phần Docimexco cũng chỉ thu mua giống lúa thơm Jasmine và VD 20. Theo công ty, thị trường nội địa không chuộng giống lúa thơm nhẹ nên rất khó tiêu thụ. Để giải quyết việc tiêu thụ lúa thơm hạt to cho hơn 50 hộ nông dân, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đồng Tháp đề nghị các hộ dân có trồng lúa thơm xác định và cung cấp chính xác tên giống lúa thơm hạt to để sở liên hệ với các công ty lương thực tổ chức thu mua.
Đã thua lại càng thua
Thống kê vụ đông xuân vừa qua, toàn vùng đồng bằng sông Cửu Long có khoảng 30% diện tích lúa thơm trên tổng diện tích xuống giống (1,6 triệu ha). Từ đó cho thấy sản lượng lúa thơm vụ đông xuân này là rất lớn, trong khi nhu cầu thị trường không tăng. Đây chính là bài học cung, cầu mà nông dân đồng bằng sông Cửu Long học hoài vẫn không thuộc.
Theo một doanh nghiệp kinh doanh gạo, ở đồng bằng sông Cửu Long, do gạo thơm của Việt Nam không có thương hiệu, mùi thơm không giữ được lâu, sau khi thu hoạch tồn trữ khoảng hai tháng gạo đã hết mùi thơm, trong khi gạo của Thái Lan (mùi thơm trên 6 tháng) nên rất khó cạnh tranh với gạo thơm của Thái Lan, Ấn Độ và Pakistan.
Thị trường xuất khẩu gạo thơm của Việt Nam cũng rất hạn hẹp, chủ yếu bán cho Singapore, Malaysia và mỗi lần xuất chỉ 5-7 container. Do vậy, gạo thơm Việt Nam chủ yếu tiêu thụ nội địa với số lượng hạn chế. Nếu nông dân sản xuất nhiều quá thì tình trạng dư thừa, lúa thơm rớt giá là chuyện tất nhiên.
Vụ hè thu 2008, do giống lúa IR 50404 bán không được nên ngành nông nghiệp khuyến cáo nông dân không nên trồng các giống lúa chất lượng thấp quá 15- 20% trên cùng cánh đồng. Trước những khuyến cáo đó cộng với giá lúa thơm vụ thu đông dao động từ 6.000-6.500 đồng/kg, vụ đông xuân nhiều nông dân chuyển sang trồng lúa thơm và hậu quả là sản lượng lúa thơm cung vượt cầu nên bị rớt giá thảm hại.
Theo GS.TS Bùi Chí Bửu, Viện trưởng Viện Khoa học Kỹ thuật nông nghiệp miền Nam, do chất lượng gạo thơm của Việt Nam không ổn định, vì các doanh nghiệp không thu mua lúa thơm từ gốc mà qua cánh hàng xáo, nên khi gạo thơm đến tay doanh nghiệp xuất đi đã bị thương lái trộn lẫn với giống khác, nhất là giống OM 3536.
Vì thế gạo thơm Việt Nam đã thua lại càng thua, còn gạo thơm của Thái được trồng từ giống lúa thơm cổ truyền và mua bán rất bài bản nên giữ được mùi thơm rất lâu.
Từ việc lúa thơm rớt giá do cung vượt cầu, ông Xuân nói: “Nhà nước khuyến cáo mỗi giống lúa không nên trồng quá 15-20% trên cùng một cánh đồng, nói là vậy chứ có ai đi kiểm tra nông dân trồng các giống lúa gì trong một vụ. Nhà nước cũng không thể biết chính xác họ trồng bao nhiêu ha trên mỗi giống lúa thì làm sao cấm được khi mà quyền trồng thứ gì là của nông dân. Trong vụ hè thu này liệu nông dân có ồ ạt trồng lại giống IR 50404 không khi thị trường đang hút hàng? Chuyện nông dân cứ chạy theo đuôi thị trường để rồi thua lỗ biết khi nào mới hết?”.
Nhiều hộ nông dân ở huyện Phú Tân, tỉnh An Giang vẫn chưa bán vì giá lúa thơm trên thị trường không hợp lý.
Rằng thơm thì thật là thơm...
Hiện khoảng 500 - 600 tấn lúa thơm jasmine của xã viên hợp tác xã nông nghiệp Bình Hoà, huyện Thanh Bình, Đồng Tháp còn đang chất đống, bà con đành rao bán với giá 4.800 đồng/kg, nhưng cũng chẳng thấy bóng dáng thương lái nào tìm tới coi lúa.
Trong khi đó, giá lúa IR 50404 - loại lúa mà trước khi vào vụ đông xuân cơ quan nhà nước khuyến cáo không nên trồng - trên thị trường dao động từ 4.300 - 4.400 đồng/kg, có bao nhiêu hàng xáo mua hết bấy nhiêu.
Ông Nguyễn Văn Lắm, nông dân ở xã Long Phú, huyện Tân Châu, An Giang nói: “Vụ đông xuân vừa qua, nghe nhà nước khuyến cáo lúa IR 50404 khó bán, tôi tìm mua giống lúa chất lượng cao để trồng, nhưng không có nên đánh liều lấy giống lúa IR 50404 còn trong nhà ra sạ lại. Vậy mà vụ này tôi trúng đậm, lúa suốt được bao nhiêu thương lái tới ruộng mua hết bấy nhiêu. Còn lúa thơm jasmine năm nay rất khó bán nếu có bán được thì giá cũng không cao”.
Nông dân Nguyễn Văn Xuân, xã Phú Lâm, huyện Phú Tân cũng cho biết, gia đình tôi vừa thu hoạch 3 ha lúa Jasmine, kêu hàng xáo bán họ tới coi rồi trả 4.700 đồng/kg, thấy giá lúa thấp quá nên tôi không bán. Vụ thu đông 2008, giá lúa chất lượng cao và lúa thường trên thị trường chỉ khoảng 2.700 - 3.000 đồng/kg, lúa thơm jasmine có giá 6.000-6.500 đồng/kg.
Vụ đông xuân này lúa thơm jasmine loại khô, đẹp chỉ cao hơn giá lúa chất lượng cao 200-300 đồng/kg, có lúc trên thị trường giá hai loại lúa này bằng nhau. Trong khi trồng lúa thơm chi phí rất cao do dễ nhiễm sâu bệnh, thời gian sinh trưởng dài hơn các giống lúa khác, nếu bán bằng với giá với lúa chất lượng cao thì nông dân không có lãi”.
Với nông dân ở xã Tân Mỹ tình hình bi đát hơn, vì thu hoạch xong lúa thơm hạt to từ cuối tháng 3/2009, nhưng đến nay vẫn không bán được làm ảnh hưởng đến sản xuất, nhất là việc chuẩn bị xuống giống lúa hè thu 2009.
Trước sự việc trên, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Tháp đã liên hệ với các công ty lương thực và được biết, Công ty Lương thực Đồng Tháp đã thu mua 1.000 tấn lúa thơm (Jasmine, VD 20) tại Chợ đầu mối gạo Thanh Bình, với giá mua Jasmine 5.000 đồng/kg, VD 20 giá 5.900-6.000 đồng/kg. Công ty không thu mua lúa OM 4900, OM 3536 vì hai giống lúa này là giống thơm nhẹ, chỉ tiêu thụ nội địa.
Công ty Cổ phần Docimexco cũng chỉ thu mua giống lúa thơm Jasmine và VD 20. Theo công ty, thị trường nội địa không chuộng giống lúa thơm nhẹ nên rất khó tiêu thụ. Để giải quyết việc tiêu thụ lúa thơm hạt to cho hơn 50 hộ nông dân, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đồng Tháp đề nghị các hộ dân có trồng lúa thơm xác định và cung cấp chính xác tên giống lúa thơm hạt to để sở liên hệ với các công ty lương thực tổ chức thu mua.
Đã thua lại càng thua
Thống kê vụ đông xuân vừa qua, toàn vùng đồng bằng sông Cửu Long có khoảng 30% diện tích lúa thơm trên tổng diện tích xuống giống (1,6 triệu ha). Từ đó cho thấy sản lượng lúa thơm vụ đông xuân này là rất lớn, trong khi nhu cầu thị trường không tăng. Đây chính là bài học cung, cầu mà nông dân đồng bằng sông Cửu Long học hoài vẫn không thuộc.
Theo một doanh nghiệp kinh doanh gạo, ở đồng bằng sông Cửu Long, do gạo thơm của Việt Nam không có thương hiệu, mùi thơm không giữ được lâu, sau khi thu hoạch tồn trữ khoảng hai tháng gạo đã hết mùi thơm, trong khi gạo của Thái Lan (mùi thơm trên 6 tháng) nên rất khó cạnh tranh với gạo thơm của Thái Lan, Ấn Độ và Pakistan.
Thị trường xuất khẩu gạo thơm của Việt Nam cũng rất hạn hẹp, chủ yếu bán cho Singapore, Malaysia và mỗi lần xuất chỉ 5-7 container. Do vậy, gạo thơm Việt Nam chủ yếu tiêu thụ nội địa với số lượng hạn chế. Nếu nông dân sản xuất nhiều quá thì tình trạng dư thừa, lúa thơm rớt giá là chuyện tất nhiên.
Vụ hè thu 2008, do giống lúa IR 50404 bán không được nên ngành nông nghiệp khuyến cáo nông dân không nên trồng các giống lúa chất lượng thấp quá 15- 20% trên cùng cánh đồng. Trước những khuyến cáo đó cộng với giá lúa thơm vụ thu đông dao động từ 6.000-6.500 đồng/kg, vụ đông xuân nhiều nông dân chuyển sang trồng lúa thơm và hậu quả là sản lượng lúa thơm cung vượt cầu nên bị rớt giá thảm hại.
Theo GS.TS Bùi Chí Bửu, Viện trưởng Viện Khoa học Kỹ thuật nông nghiệp miền Nam, do chất lượng gạo thơm của Việt Nam không ổn định, vì các doanh nghiệp không thu mua lúa thơm từ gốc mà qua cánh hàng xáo, nên khi gạo thơm đến tay doanh nghiệp xuất đi đã bị thương lái trộn lẫn với giống khác, nhất là giống OM 3536.
Vì thế gạo thơm Việt Nam đã thua lại càng thua, còn gạo thơm của Thái được trồng từ giống lúa thơm cổ truyền và mua bán rất bài bản nên giữ được mùi thơm rất lâu.
Từ việc lúa thơm rớt giá do cung vượt cầu, ông Xuân nói: “Nhà nước khuyến cáo mỗi giống lúa không nên trồng quá 15-20% trên cùng một cánh đồng, nói là vậy chứ có ai đi kiểm tra nông dân trồng các giống lúa gì trong một vụ. Nhà nước cũng không thể biết chính xác họ trồng bao nhiêu ha trên mỗi giống lúa thì làm sao cấm được khi mà quyền trồng thứ gì là của nông dân. Trong vụ hè thu này liệu nông dân có ồ ạt trồng lại giống IR 50404 không khi thị trường đang hút hàng? Chuyện nông dân cứ chạy theo đuôi thị trường để rồi thua lỗ biết khi nào mới hết?”.