Luật Bồi thường: Băn khoăn từ tên gọi đến nội dung
Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước là dự án luật đầu tiên được Quốc hội thảo luận tại kỳ họp thứ 5
Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước là dự án luật đầu tiên được Quốc hội thảo luận tại kỳ họp thứ 5, trong phiên họp chiều 21/5.
Theo dự thảo, luật này quy định trách nhiệm bồi thường của Nhà nước đối với cá nhân, tổ chức bị thiệt hại do người thi hành công vụ gây ra trong hoạt động quản lý hành chính, tố tụng, thi hành án; thủ tục giải quyết bồi thường thiệt hại; quyền, nghĩa vụ của cá nhân, tổ chức bị thiệt hại; kinh phí bồi thường và trách nhiệm hoàn trả của người thi hành công vụ đã gây ra thiệt hại.
Mặc dù đã thảo luận và cho ý kiến từ kỳ họp thứ tư, sau đó tiếp tục góp ý, song đến kỳ họp này, nhiều đại biểu vẫn băn khoăn từ tên gọi đến nội dung của dự thảo luật.
Dự thảo luật trình Quốc hội lần đầu cho ý kiến có tên gọi là “Luật Bồi thường Nhà nước”. Qua thảo luận, có ý kiến tán thành với tên gọi do Chính phủ trình. Ý kiến khác đề nghị tên gọi là “Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước”, “Luật Về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước” hoặc “Luật Nhà nước bồi thường”.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, tên gọi của Luật phải rõ ràng, dễ hiểu và thể hiện rõ chủ thể có trách nhiệm bồi thường là Nhà nước. Vì vậy, Ủy ban đề nghị Quốc hội cho lấy tên gọi của Luật là “Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước”.
Tuy nhiên, trong phần thảo luận, bên cạnh những ý kiến đồng tình vẫn còn một số ý kiến đề nghị cứ giữ như tên gọi cũ, hoặc chỉ cần gọi là Luật Bồi thường.
Ngoài tên gọi và phạm vi điều chỉnh, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng báo cáo Quốc hội một số vấn đề lớn đã được tiếp thu, chỉnh lý như hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ, trách nhiệm quản lý về công tác bồi thường; trách nhiệm bồi thường trong một số lĩnh vực... Đây cũng là những nội dung còn nhiều ý kiến khác nhau tại phần thảo luận.
Đại biểu Nguyễn Đình Xuân (Tây Ninh) cho rằng điểm khó trong luật này đó là phải giải quyết mối quan hệ tay ba giữa một bên là công dân, một bên là Nhà nước và bên thứ ba là người thi hành công vụ. Khi có một hành vi trái pháp luật xảy ra gây thiệt hại cho người công dân thì Nhà nước phải bồi thường, còn người thi hành công vụ có lỗi hay không có lỗi lại là quan hệ giữa Nhà nước và người thi hành công vụ.
Theo đại biểu Xuân, dù cho người thi hành công vụ có lỗi hay không có lỗi thì Nhà nước vẫn phải bồi thường cho công dân. “Nếu ta nói được điều này thì ta giải quyết được nhiều vấn đề khác còn nếu không chúng ta sẽ rất lúng túng”.
Tuy nhiên, đại biểu Nguyễn Ngọc Đào (Hà Nội) lại “hoàn toàn không đồng ý với quan điểm cho rằng đây là cuộc chơi tay ba giữa Nhà nước, người thi hành công vụ và người bị hại, đây chỉ có hai người thôi đó là Nhà nước và người bị hại, đây là mối quan hệ giữa Nhà nước với công dân.
Và theo đại biểu này, dù tên gọi của luật là gì thì đều là Nhà nước bỏ tiền ra bồi thường do người của mình thực hiện sai hoặc vi phạm, “chúng ta nói nôm na là "con dại cái mang", đơn giản, dễ hiểu là như vậy”.
Theo chương trình làm việc, ngày 18/6, Quốc hội sẽ xem xét thông qua dự án luật này.
Theo dự thảo, luật này quy định trách nhiệm bồi thường của Nhà nước đối với cá nhân, tổ chức bị thiệt hại do người thi hành công vụ gây ra trong hoạt động quản lý hành chính, tố tụng, thi hành án; thủ tục giải quyết bồi thường thiệt hại; quyền, nghĩa vụ của cá nhân, tổ chức bị thiệt hại; kinh phí bồi thường và trách nhiệm hoàn trả của người thi hành công vụ đã gây ra thiệt hại.
Mặc dù đã thảo luận và cho ý kiến từ kỳ họp thứ tư, sau đó tiếp tục góp ý, song đến kỳ họp này, nhiều đại biểu vẫn băn khoăn từ tên gọi đến nội dung của dự thảo luật.
Dự thảo luật trình Quốc hội lần đầu cho ý kiến có tên gọi là “Luật Bồi thường Nhà nước”. Qua thảo luận, có ý kiến tán thành với tên gọi do Chính phủ trình. Ý kiến khác đề nghị tên gọi là “Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước”, “Luật Về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước” hoặc “Luật Nhà nước bồi thường”.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, tên gọi của Luật phải rõ ràng, dễ hiểu và thể hiện rõ chủ thể có trách nhiệm bồi thường là Nhà nước. Vì vậy, Ủy ban đề nghị Quốc hội cho lấy tên gọi của Luật là “Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước”.
Tuy nhiên, trong phần thảo luận, bên cạnh những ý kiến đồng tình vẫn còn một số ý kiến đề nghị cứ giữ như tên gọi cũ, hoặc chỉ cần gọi là Luật Bồi thường.
Ngoài tên gọi và phạm vi điều chỉnh, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng báo cáo Quốc hội một số vấn đề lớn đã được tiếp thu, chỉnh lý như hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ, trách nhiệm quản lý về công tác bồi thường; trách nhiệm bồi thường trong một số lĩnh vực... Đây cũng là những nội dung còn nhiều ý kiến khác nhau tại phần thảo luận.
Đại biểu Nguyễn Đình Xuân (Tây Ninh) cho rằng điểm khó trong luật này đó là phải giải quyết mối quan hệ tay ba giữa một bên là công dân, một bên là Nhà nước và bên thứ ba là người thi hành công vụ. Khi có một hành vi trái pháp luật xảy ra gây thiệt hại cho người công dân thì Nhà nước phải bồi thường, còn người thi hành công vụ có lỗi hay không có lỗi lại là quan hệ giữa Nhà nước và người thi hành công vụ.
Theo đại biểu Xuân, dù cho người thi hành công vụ có lỗi hay không có lỗi thì Nhà nước vẫn phải bồi thường cho công dân. “Nếu ta nói được điều này thì ta giải quyết được nhiều vấn đề khác còn nếu không chúng ta sẽ rất lúng túng”.
Tuy nhiên, đại biểu Nguyễn Ngọc Đào (Hà Nội) lại “hoàn toàn không đồng ý với quan điểm cho rằng đây là cuộc chơi tay ba giữa Nhà nước, người thi hành công vụ và người bị hại, đây chỉ có hai người thôi đó là Nhà nước và người bị hại, đây là mối quan hệ giữa Nhà nước với công dân.
Và theo đại biểu này, dù tên gọi của luật là gì thì đều là Nhà nước bỏ tiền ra bồi thường do người của mình thực hiện sai hoặc vi phạm, “chúng ta nói nôm na là "con dại cái mang", đơn giản, dễ hiểu là như vậy”.
Theo chương trình làm việc, ngày 18/6, Quốc hội sẽ xem xét thông qua dự án luật này.