“Luật Căn cước phải bảo vệ bí mật đời tư”
Ủy ban Thường vụ Quốc hội còn rất nhiều băn khoăn về dự án Luật Căn cước công dân
Dành trọn buổi sáng 12/3 để thảo luận, song cả Chủ tịch và các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đều còn rất nhiều băn khoăn về dự án Luật Căn cước công dân do Chính phủ trình.
Theo dự thảo luật, căn cước công dân là các thông tin cơ bản về đặc điểm nhân dạng của công dân để xác định chính xác một người cụ thể và phân biệt người này với người khác. Còn chứng minh nhân dân là thẻ căn cước của công dân Việt Nam và là giấy tờ tùy thân duy nhất có giá trị chứng nhận căn cước của người từ 15 tuổi trở lên, do cơ quan có thẩm quyền cấp từ cơ sở dữ liệu căn cước công dân để sử dụng trong giao dịch, đi lại trên lãnh thổ Việt Nam.
Một số ý kiến tại cơ quan thẩm tra đề nghị cần cân nhắc quy định này, vì thực tế hiện nay ngoài chứng minh nhân dân, còn có nhiều loại giấy tờ khác như hộ chiếu, giấy chứng minh sĩ quan quân đội và công an nhân dân, thẻ công chức, viên chức, thẻ học sinh, chứng minh nhân dân biên giới...
Nên, nếu xác định chứng minh nhân dân là giấy tờ “duy nhất” sẽ có thể dẫn đến các loại giấy tờ trên mất tác dụng, không chỉ ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người dân (trong đó có công dân dưới 15 tuổi) mà còn ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cán bộ, công chức, viên chức...
Cũng theo dự án luật, số chứng minh nhân dân được quy định là số định danh cá nhân được xác lập từ cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, là dãy số tự nhiên gồm 12 số, được cấp cho mỗi công dân Việt Nam và không lặp lại ở người khác, dùng để xác định dữ liệu về căn cước và dữ liệu khác về công dân.
Đây chính là chìa khóa giúp khai thác các thông tin về công dân trong cơ sở dữ liệu căn cước công dân cũng như cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư mà không phải yêu cầu công dân xuất trình nhiều giấy tờ không cần thiết, Chính phủ giải thích.
Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội Trương Thị Mai cho rằng, nên nghiên cứu số định danh phù hợp, vì vài chục năm tới dân số Việt Nam sẽ lên hơn 100 triệu. Trong khi Thái Lan có 63 triệu dân mà số định danh có 13 số.
Tinh thần chung là nhà nước quản lý chỉ một hồ sơ do một cơ quan quản lý, còn sử dụng thông tin thế nào là do kết nối giữa các cơ quan, chứ đừng để cho nhân dân khó, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ksor Phước góp ý.
Ông Ksor Phước cũng đề nghị luật phải có quy định cấm tiết lộ bí mật riêng tư hợp pháp của công dân, chỉ có cơ quan thẩm quyền cung cấp thì người có yêu cầu mới được tiếp cận.
Phải thay đổi tư duy, làm luật là để phục vụ nhân dân chứ không phải để quản nhân dân, bắt nhầm còn hơn bỏ sót là không có được, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng lưu ý.
Theo Chủ tịch, dự thảo luật phải theo hướng công dân cần ít giấy tờ nhưng nhà nước vẫn quản lý được. Mỗi công dân sinh ra đều có một số định danh đi liền với nó là các thông tin cần thiết cho cơ sở dữ liệu mà quốc gia, sử dụng vào các việc đang dùng giấy khai sinh hiện nay. Sau đó quy định cụ thể độ tuổi để đổi căn cước và cập nhật thông tin cần thiết.
Thẻ căn cước chỉ cần tên, số định danh và ảnh, Chủ tịch đề nghị. Ông cũng nhấn mạnh, việc khai thác cơ sở dữ liệu về công dân phải đảm bảo bí mật đời tư theo Hiến pháp.
Luật này tưởng là đơn giản mà thực tế lại phức tạp vì liên quan đến rất nhiều vấn đề, dữ liệu dân cư, hộ tịch, lý lịch tư pháp…Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu nhận xét. Bởi vậy, ông Lưu lưu ý đến các quy định nhằm xử lý các mối quan hệ từng lĩnh vực đang được giao cho cơ quan nhà nước khác nhau quản lý với các loại giấy tờ khác nhau đi kèm của công dân để điều chỉnh tại dự án luật.
Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng góp ý thêm rằng cơ sở dữ liệu chung phải làm trước, thẻ căn cước được lập trên cơ sở dữ liệu chung đó. Nếu các ngành có yêu cầu công dân làm thẻ riêng thì cũng phải lấy cơ sở dữ liệu chung để làm chứ không thể bắt công dân khai nhiều, rất mệt.
Cơ sở dữ liệu chung là phải thực hiện đúng Hiến pháp và đảm bảo bí mật, cơ quan nào được biết mức độ nào thì cần quy định rõ, Chủ tịch thêm một lần lưu ý.
Ủy ban Quốc phòng - An ninh, cơ quan thẩm tra dự án luật cũng đề nghị Chính phủ tiếp tục rà soát những quy định về trách nhiệm thu thập và cung cấp thông tin cá nhân, những giấy tờ và thủ tục cần thiết khi làm căn cước công dân … để bảo đảm đúng các quy định của Hiến pháp về quyền và nghĩa vụ của công dân, trách nhiệm của Nhà nước, nhất là thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình được pháp luật bảo hộ theo quy định của Hiến pháp.
Theo dự thảo luật, căn cước công dân là các thông tin cơ bản về đặc điểm nhân dạng của công dân để xác định chính xác một người cụ thể và phân biệt người này với người khác. Còn chứng minh nhân dân là thẻ căn cước của công dân Việt Nam và là giấy tờ tùy thân duy nhất có giá trị chứng nhận căn cước của người từ 15 tuổi trở lên, do cơ quan có thẩm quyền cấp từ cơ sở dữ liệu căn cước công dân để sử dụng trong giao dịch, đi lại trên lãnh thổ Việt Nam.
Một số ý kiến tại cơ quan thẩm tra đề nghị cần cân nhắc quy định này, vì thực tế hiện nay ngoài chứng minh nhân dân, còn có nhiều loại giấy tờ khác như hộ chiếu, giấy chứng minh sĩ quan quân đội và công an nhân dân, thẻ công chức, viên chức, thẻ học sinh, chứng minh nhân dân biên giới...
Nên, nếu xác định chứng minh nhân dân là giấy tờ “duy nhất” sẽ có thể dẫn đến các loại giấy tờ trên mất tác dụng, không chỉ ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người dân (trong đó có công dân dưới 15 tuổi) mà còn ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cán bộ, công chức, viên chức...
Cũng theo dự án luật, số chứng minh nhân dân được quy định là số định danh cá nhân được xác lập từ cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, là dãy số tự nhiên gồm 12 số, được cấp cho mỗi công dân Việt Nam và không lặp lại ở người khác, dùng để xác định dữ liệu về căn cước và dữ liệu khác về công dân.
Đây chính là chìa khóa giúp khai thác các thông tin về công dân trong cơ sở dữ liệu căn cước công dân cũng như cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư mà không phải yêu cầu công dân xuất trình nhiều giấy tờ không cần thiết, Chính phủ giải thích.
Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội Trương Thị Mai cho rằng, nên nghiên cứu số định danh phù hợp, vì vài chục năm tới dân số Việt Nam sẽ lên hơn 100 triệu. Trong khi Thái Lan có 63 triệu dân mà số định danh có 13 số.
Tinh thần chung là nhà nước quản lý chỉ một hồ sơ do một cơ quan quản lý, còn sử dụng thông tin thế nào là do kết nối giữa các cơ quan, chứ đừng để cho nhân dân khó, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ksor Phước góp ý.
Ông Ksor Phước cũng đề nghị luật phải có quy định cấm tiết lộ bí mật riêng tư hợp pháp của công dân, chỉ có cơ quan thẩm quyền cung cấp thì người có yêu cầu mới được tiếp cận.
Phải thay đổi tư duy, làm luật là để phục vụ nhân dân chứ không phải để quản nhân dân, bắt nhầm còn hơn bỏ sót là không có được, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng lưu ý.
Theo Chủ tịch, dự thảo luật phải theo hướng công dân cần ít giấy tờ nhưng nhà nước vẫn quản lý được. Mỗi công dân sinh ra đều có một số định danh đi liền với nó là các thông tin cần thiết cho cơ sở dữ liệu mà quốc gia, sử dụng vào các việc đang dùng giấy khai sinh hiện nay. Sau đó quy định cụ thể độ tuổi để đổi căn cước và cập nhật thông tin cần thiết.
Thẻ căn cước chỉ cần tên, số định danh và ảnh, Chủ tịch đề nghị. Ông cũng nhấn mạnh, việc khai thác cơ sở dữ liệu về công dân phải đảm bảo bí mật đời tư theo Hiến pháp.
Luật này tưởng là đơn giản mà thực tế lại phức tạp vì liên quan đến rất nhiều vấn đề, dữ liệu dân cư, hộ tịch, lý lịch tư pháp…Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu nhận xét. Bởi vậy, ông Lưu lưu ý đến các quy định nhằm xử lý các mối quan hệ từng lĩnh vực đang được giao cho cơ quan nhà nước khác nhau quản lý với các loại giấy tờ khác nhau đi kèm của công dân để điều chỉnh tại dự án luật.
Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng góp ý thêm rằng cơ sở dữ liệu chung phải làm trước, thẻ căn cước được lập trên cơ sở dữ liệu chung đó. Nếu các ngành có yêu cầu công dân làm thẻ riêng thì cũng phải lấy cơ sở dữ liệu chung để làm chứ không thể bắt công dân khai nhiều, rất mệt.
Cơ sở dữ liệu chung là phải thực hiện đúng Hiến pháp và đảm bảo bí mật, cơ quan nào được biết mức độ nào thì cần quy định rõ, Chủ tịch thêm một lần lưu ý.
Ủy ban Quốc phòng - An ninh, cơ quan thẩm tra dự án luật cũng đề nghị Chính phủ tiếp tục rà soát những quy định về trách nhiệm thu thập và cung cấp thông tin cá nhân, những giấy tờ và thủ tục cần thiết khi làm căn cước công dân … để bảo đảm đúng các quy định của Hiến pháp về quyền và nghĩa vụ của công dân, trách nhiệm của Nhà nước, nhất là thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình được pháp luật bảo hộ theo quy định của Hiến pháp.