“Luật để trừng phạt chứ không phải để giáo dục”
Còn nhiều ý kiến khác nhau là phạm vi chịu trách nhiệm hình sự của người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi
“Quy định phạm vi chịu trách nhiệm hình sự của người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi đã lấy phiếu, đa số đại biểu Quốc hội đã đồng ý, tại sao giờ lại là phương án 2?”, đại biểu Nguyễn Thanh Thuỷ (Hậu Giang) đặt vấn đề tại hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách, chiều 3/4.
Dự thảo mới nhất Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự 2015 là nội dung của phiên thảo luận này.
“Phải là phương án 1”
Vấn đề được đại biểu Thuỷ đề cập cũng là nội dung được bàn thảo nhiều nhất ở hội nghị: phạm vi chịu trách nhiệm hình sự của người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi đối với tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác, tội hiếp dâm và tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản.
Do còn ý kiến khác nhau nên dự thảo luật để hai phương án.
Phương án 1: giữ như dự thảo luật do Chính phủ trình, theo đó người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng mà không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng đối với 3 tội danh trên.
Phương án 2: giữ như quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015, theo đó người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi ngoài việc phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, thì còn phải chịu trách nhiệm hình sự về cả tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng đối với 3 tội trên.
Phiên thảo luận buổi sáng, nhiều ý kiến đồng ý với phương án 2, cũng là phương án được 266/397 đại biểu Quốc hội đồng ý qua phiếu xin ý kiến.
Nhưng cũng có một số ý kiến đồng ý với phương án 1, vì không phải vô cớ mà trong quá trình xây dựng, chỉnh lý dự thảo luật, Chính phủ, Tòa án Nhân dân Tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao, Uỷ ban Tư pháp, Ủy ban Văn hóa - Giáo dục - Thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội, Bộ Giáo dục và DDào tạo, Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh và Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam lại cho rằng, việc xử lý hình sự người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi về cả tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng đối với 3 tội danh nêu trên là quá nặng.
Có vị cho rằng kết quả phiếu xin ý kiến như trên có lý do từ việc cung cấp thông tin cho đại biểu chưa đầy đủ.
Theo đại biểu Nguyễn Thanh Thuỷ (Hậu Giang) kết quả lấy phiếu đó không phải do đại biểu không đủ thông tin và không quan tâm đúng mức.
Bởi thế, đã có sự đồng ý của đa số thì nên giữ nguyên, phải là phương án 1 chứ không phải là phương án 2.
Đại biểu Nguyễn Hoàng Mai (Tiền Giang) cũng đồng tình phải đưa phương án 2 lên thành phương án 1.
“Tuổi đó chớm phạm tội mà mà không ngăn chặn thì sau này nguy hiểm hơn”, ông Mai thể hiện sự đồng tình với phương án 2.
“Luật để trừng phạt chứ không phải để giáo dục”
Sốt ruột vì cách sửa đổi Bộ luật Hình sự, Uỷ viên Thường trực Ủy ban Quốc phòng - An ninh Nguyễn Thanh Hồng cho rằng đừng tuyệt đối hoá số lượng đại biểu đồng ý về một vấn đề nào đó, mà cụ thể ở đây là kết quả 266/397 đại biểu Quốc hội đồng ý qua phiếu xin ý kiến như đã nói trên.
“Tuyệt đại đa số đại biểu Quốc hội khoá 13 bấm nút thông qua Bộ luật Hình sự 2015 rồi, mà giờ vẫn phải ngồi ở đây bàn sửa đổi”, ông Hồng phản biện.
Nhấn mạnh quan điểm Bộ luật Hình sự chủ yếu là để trừng phạt chứ không phải để giáo dục, ông Hồng đồng ý với phương án 1.
Nhưng, đồng ý với phương án 2, nguyên Phó chánh án Toà án Nhân dân Tối cao Trần Văn Độ cho rằng phương án này đáp ứng yêu cầu phòng ngừa, tính phổ biến của các tội phạm bạo lực do người dưới 16 tuổi thực hiện.
“Việc quy định trách nhiệm hình sự đối với các tội có tính bạo lực ít nghiêm trọng, nghiêm trọng không có nghĩa là buộc những người đó phải chịu hình phạt; mà có thể áp dụng các biện pháp tư pháp, xử lý chuyển hướng nhưng thông qua một thủ tục thân thiện, khách quan chỉ có trong tố tụng tư pháp nói chung, tố tụng hình sự nói riêng đối với họ”, ông Độ góp ý.
Ông cũng đề nghị xem xét lại một số vấn đề các tội phạm tình dục. bằng cách bổ sung các hành vi tình dục khác cùng với giao cấu vào hành vi hiếp dâm, cưỡng dâm, hiếp dân trẻ em, cưỡng dâm trẻ em, giáo cấu với trẻ em… phạm vi các tội này đã được mở rộng. Nhiều hành vi trước đây được coi là dâm ô, không được coi là tội phạm đối với người trên 16 tuổi; coi là tội rất nhẹ đối với người dưới 16 tuổi.
“Trong khi dấu hiệu cấu thành tội phạm thay đổi theo hướng tội phạm hoá nhiều hành vi, nhưng chế tài các tội đó vẫn được giữ nguyên như quy định của Bộ luật Hình sự 1999 liệu có hợp lý, có thể hiện được chính sách hình sự có phân biệt của Nhà nước ta hay không?”, ông Độ đặt vấn đề.
Dự thảo mới nhất Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự 2015 là nội dung của phiên thảo luận này.
“Phải là phương án 1”
Vấn đề được đại biểu Thuỷ đề cập cũng là nội dung được bàn thảo nhiều nhất ở hội nghị: phạm vi chịu trách nhiệm hình sự của người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi đối với tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác, tội hiếp dâm và tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản.
Do còn ý kiến khác nhau nên dự thảo luật để hai phương án.
Phương án 1: giữ như dự thảo luật do Chính phủ trình, theo đó người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng mà không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng đối với 3 tội danh trên.
Phương án 2: giữ như quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015, theo đó người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi ngoài việc phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, thì còn phải chịu trách nhiệm hình sự về cả tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng đối với 3 tội trên.
Phiên thảo luận buổi sáng, nhiều ý kiến đồng ý với phương án 2, cũng là phương án được 266/397 đại biểu Quốc hội đồng ý qua phiếu xin ý kiến.
Nhưng cũng có một số ý kiến đồng ý với phương án 1, vì không phải vô cớ mà trong quá trình xây dựng, chỉnh lý dự thảo luật, Chính phủ, Tòa án Nhân dân Tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao, Uỷ ban Tư pháp, Ủy ban Văn hóa - Giáo dục - Thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội, Bộ Giáo dục và DDào tạo, Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh và Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam lại cho rằng, việc xử lý hình sự người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi về cả tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng đối với 3 tội danh nêu trên là quá nặng.
Có vị cho rằng kết quả phiếu xin ý kiến như trên có lý do từ việc cung cấp thông tin cho đại biểu chưa đầy đủ.
Theo đại biểu Nguyễn Thanh Thuỷ (Hậu Giang) kết quả lấy phiếu đó không phải do đại biểu không đủ thông tin và không quan tâm đúng mức.
Bởi thế, đã có sự đồng ý của đa số thì nên giữ nguyên, phải là phương án 1 chứ không phải là phương án 2.
Đại biểu Nguyễn Hoàng Mai (Tiền Giang) cũng đồng tình phải đưa phương án 2 lên thành phương án 1.
“Tuổi đó chớm phạm tội mà mà không ngăn chặn thì sau này nguy hiểm hơn”, ông Mai thể hiện sự đồng tình với phương án 2.
“Luật để trừng phạt chứ không phải để giáo dục”
Sốt ruột vì cách sửa đổi Bộ luật Hình sự, Uỷ viên Thường trực Ủy ban Quốc phòng - An ninh Nguyễn Thanh Hồng cho rằng đừng tuyệt đối hoá số lượng đại biểu đồng ý về một vấn đề nào đó, mà cụ thể ở đây là kết quả 266/397 đại biểu Quốc hội đồng ý qua phiếu xin ý kiến như đã nói trên.
“Tuyệt đại đa số đại biểu Quốc hội khoá 13 bấm nút thông qua Bộ luật Hình sự 2015 rồi, mà giờ vẫn phải ngồi ở đây bàn sửa đổi”, ông Hồng phản biện.
Nhấn mạnh quan điểm Bộ luật Hình sự chủ yếu là để trừng phạt chứ không phải để giáo dục, ông Hồng đồng ý với phương án 1.
Nhưng, đồng ý với phương án 2, nguyên Phó chánh án Toà án Nhân dân Tối cao Trần Văn Độ cho rằng phương án này đáp ứng yêu cầu phòng ngừa, tính phổ biến của các tội phạm bạo lực do người dưới 16 tuổi thực hiện.
“Việc quy định trách nhiệm hình sự đối với các tội có tính bạo lực ít nghiêm trọng, nghiêm trọng không có nghĩa là buộc những người đó phải chịu hình phạt; mà có thể áp dụng các biện pháp tư pháp, xử lý chuyển hướng nhưng thông qua một thủ tục thân thiện, khách quan chỉ có trong tố tụng tư pháp nói chung, tố tụng hình sự nói riêng đối với họ”, ông Độ góp ý.
Ông cũng đề nghị xem xét lại một số vấn đề các tội phạm tình dục. bằng cách bổ sung các hành vi tình dục khác cùng với giao cấu vào hành vi hiếp dâm, cưỡng dâm, hiếp dân trẻ em, cưỡng dâm trẻ em, giáo cấu với trẻ em… phạm vi các tội này đã được mở rộng. Nhiều hành vi trước đây được coi là dâm ô, không được coi là tội phạm đối với người trên 16 tuổi; coi là tội rất nhẹ đối với người dưới 16 tuổi.
“Trong khi dấu hiệu cấu thành tội phạm thay đổi theo hướng tội phạm hoá nhiều hành vi, nhưng chế tài các tội đó vẫn được giữ nguyên như quy định của Bộ luật Hình sự 1999 liệu có hợp lý, có thể hiện được chính sách hình sự có phân biệt của Nhà nước ta hay không?”, ông Độ đặt vấn đề.