Luật Thủ đô: Vẫn siết nhập cư nội thành
Dự thảo Luật Thủ đô vẫn đưa ra điều kiện đăng ký thường trú vào nội thành Hà Nội chặt hơn so với quy định của Luật Cư trú
Siết nhập cư nội thành Hà Nội là biện pháp buộc phải làm, tăng mức phạt không phải vì mục đích thu nhiều tiền, Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị giãi bày tại phiên thảo luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về dự án Luật Thủ đô, chiều 6/10.
Dù đã nhận được nhiều ý kiến trái chiều, song dự thảo Luật Thủ đô mới nhất vẫn đưa ra điều kiện đăng ký thường trú vào nội thành Hà Nội đối với một số đối tượng chặt hơn so với quy định của Luật Cư trú.
Theo dự thảo luật, công dân được đăng ký thường trú tại nội thành phải thuộc trường hợp quy định tại các khoản 2, 3 và 4 điều 20 của Luật Cư trú; hoặc, có nhà ở thuộc sở hữu của mình hoặc nhà thuê ở nội thành của tổ chức, cá nhân có đăng ký kinh doanh nhà ở và đã tạm trú liên tục tại chỗ ở đó từ 3 năm trở lên (Luật Cư trú chỉ quy định một năm -PV); nơi đề nghị đăng ký thường trú phải là nơi đang tạm trú.
Cơ quan thẩm tra - Uỷ ban Pháp luật của Quốc hội – cho rằng tuy chưa phải là giải pháp tối ưu để quản lý dân cư nhưng đây cũng là một trong nhưng giải pháp cần thiết kết hợp với các giải pháp khác nhằm giãn bớt số lượng dân cư cư trú trong nội thành.
Bí thư Phạm Quang Nghị nói rằng, ông đã đến gia đình ba thế hệ gồm 7 người sống chật chội trong căn nhà 26m2, rồi hàng trăm hộ dân phố cổ sinh hoạt trong cảnh rất bất tiện, vậy nên việc siết nhâp cư là để bảo đảm chất lương sống cho chính người dân chứ không phải cấm đoán tự do cư trú.
Đồng ý hạn chế nhập cư nội đô, song Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng - An ninh Nguyễn Kim Khoa đề nghị cần nghiên cứu kỹ hơn quy định “nơi đề nghị đăng ký thường trú phải là nơi đang tạm trú” tại dự thảo luật để đảm bảo sự linh hoạt trong trường hợp người dần có nhu cầu chuyển từ nội thành ra ngoại thành.
Với các quy định liên quan đến xử phạt hành chính, dự thảo luật quy định, Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội được quy định mức phạt tiền cao hơn, nhưng không quá 2 lần mức tiền phạt tối đa do Chính phủ quy định đối với các hành vi vi phạm hành chính tương ứng trong các lĩnh vực văn hoá, đất đai, xây dựng.
Đa số ý kiến trong Ủy ban Pháp luật không nhất trí, bởi Luật Xử lý vi phạm hành chính vừa được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 3 (tháng 6/2012) đã quy định các thành phố trực thuộc trung ương được áp dụng mức phạt tiền cao hơn nhưng không quá 2 lần mức tiền phạt tối đa do Chính phủ quy định trong một số lĩnh vực mà không có 3 lĩnh vực nêu trên.
Khung mức phạt tối đa đối với 3 lĩnh vực văn hóa, đất đai, xây dựng quy định trong Luật Xử lý vi phạm hành chính đã được nâng lên nhiều lần so với luật hiện hành. Hơn nữa, các vấn đề phát sinh trong 3 lĩnh vực này có nguyên nhân chính là do việc tổ chức thực hiện pháp luật, Chủ nhiệm Phan Trung Lý nhấn mạnh.
Cơ quan trẩm tra cũng cho rằng cần phải cân nhắc và làm rõ hơn quy định Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội được quy định mức thu phí ở nội thành cao hơn, nhưng không quá 2 lần so với mức thu do Chính phủ và Bộ Tài chính quy định đối với một số khoản thu phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân thành phố trong lĩnh vực giao thông vận tải. Vì, sự quá tải về cơ sở hạ tầng trong lĩnh vực giao thông vận tải không chỉ là vấn đề bức xúc của riêng Thủ đô Hà Nội. Hơn nữa, phần phí tăng thêm do thu được từ đó cũng phải được nộp vào ngân sách, quản lý và sử dụng theo quy định của Luật ngân sách nhà nước.
Bí thư Phạm Quang Nghị nói, nếu lấn chiếm đất công ở nơi mỗi mét vuông đất giá hàng trăm triệu như Hà Nội mà chỉ phạt vài triệu thì không đủ mức răn đe. Hay đua xe mà cho phép tịch thu phương tiện thì dễ ngăn chặn hơn.
Việc thu phí cao hơn chỉ áp dụng đối với một số trường hợp, đã tham khảo nhiều nước, mục đích để tăng tính răn đe chứ không nhằm thu nhiều tiền, ông Nghị nhấn mạnh.
Bên cạnh các quy định nói trên, nhìn tổng thể, các ý kiến tại Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận xét dự án luật đã làm rõ hơn nhiều nội dung đang được đại biểu và cử tri quan tâm.
Tán thành cơ chế quản lý dân cư riêng cho nội thành và tăng mức phạt, song Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đề nghị nói rõ hơn lý do cần phải đề xuất các biện pháp này để tăng tính thuyết phục với các vị đại biểu Quốc hội.
Dù đã nhận được nhiều ý kiến trái chiều, song dự thảo Luật Thủ đô mới nhất vẫn đưa ra điều kiện đăng ký thường trú vào nội thành Hà Nội đối với một số đối tượng chặt hơn so với quy định của Luật Cư trú.
Theo dự thảo luật, công dân được đăng ký thường trú tại nội thành phải thuộc trường hợp quy định tại các khoản 2, 3 và 4 điều 20 của Luật Cư trú; hoặc, có nhà ở thuộc sở hữu của mình hoặc nhà thuê ở nội thành của tổ chức, cá nhân có đăng ký kinh doanh nhà ở và đã tạm trú liên tục tại chỗ ở đó từ 3 năm trở lên (Luật Cư trú chỉ quy định một năm -PV); nơi đề nghị đăng ký thường trú phải là nơi đang tạm trú.
Cơ quan thẩm tra - Uỷ ban Pháp luật của Quốc hội – cho rằng tuy chưa phải là giải pháp tối ưu để quản lý dân cư nhưng đây cũng là một trong nhưng giải pháp cần thiết kết hợp với các giải pháp khác nhằm giãn bớt số lượng dân cư cư trú trong nội thành.
Bí thư Phạm Quang Nghị nói rằng, ông đã đến gia đình ba thế hệ gồm 7 người sống chật chội trong căn nhà 26m2, rồi hàng trăm hộ dân phố cổ sinh hoạt trong cảnh rất bất tiện, vậy nên việc siết nhâp cư là để bảo đảm chất lương sống cho chính người dân chứ không phải cấm đoán tự do cư trú.
Đồng ý hạn chế nhập cư nội đô, song Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng - An ninh Nguyễn Kim Khoa đề nghị cần nghiên cứu kỹ hơn quy định “nơi đề nghị đăng ký thường trú phải là nơi đang tạm trú” tại dự thảo luật để đảm bảo sự linh hoạt trong trường hợp người dần có nhu cầu chuyển từ nội thành ra ngoại thành.
Với các quy định liên quan đến xử phạt hành chính, dự thảo luật quy định, Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội được quy định mức phạt tiền cao hơn, nhưng không quá 2 lần mức tiền phạt tối đa do Chính phủ quy định đối với các hành vi vi phạm hành chính tương ứng trong các lĩnh vực văn hoá, đất đai, xây dựng.
Đa số ý kiến trong Ủy ban Pháp luật không nhất trí, bởi Luật Xử lý vi phạm hành chính vừa được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 3 (tháng 6/2012) đã quy định các thành phố trực thuộc trung ương được áp dụng mức phạt tiền cao hơn nhưng không quá 2 lần mức tiền phạt tối đa do Chính phủ quy định trong một số lĩnh vực mà không có 3 lĩnh vực nêu trên.
Khung mức phạt tối đa đối với 3 lĩnh vực văn hóa, đất đai, xây dựng quy định trong Luật Xử lý vi phạm hành chính đã được nâng lên nhiều lần so với luật hiện hành. Hơn nữa, các vấn đề phát sinh trong 3 lĩnh vực này có nguyên nhân chính là do việc tổ chức thực hiện pháp luật, Chủ nhiệm Phan Trung Lý nhấn mạnh.
Cơ quan trẩm tra cũng cho rằng cần phải cân nhắc và làm rõ hơn quy định Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội được quy định mức thu phí ở nội thành cao hơn, nhưng không quá 2 lần so với mức thu do Chính phủ và Bộ Tài chính quy định đối với một số khoản thu phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân thành phố trong lĩnh vực giao thông vận tải. Vì, sự quá tải về cơ sở hạ tầng trong lĩnh vực giao thông vận tải không chỉ là vấn đề bức xúc của riêng Thủ đô Hà Nội. Hơn nữa, phần phí tăng thêm do thu được từ đó cũng phải được nộp vào ngân sách, quản lý và sử dụng theo quy định của Luật ngân sách nhà nước.
Bí thư Phạm Quang Nghị nói, nếu lấn chiếm đất công ở nơi mỗi mét vuông đất giá hàng trăm triệu như Hà Nội mà chỉ phạt vài triệu thì không đủ mức răn đe. Hay đua xe mà cho phép tịch thu phương tiện thì dễ ngăn chặn hơn.
Việc thu phí cao hơn chỉ áp dụng đối với một số trường hợp, đã tham khảo nhiều nước, mục đích để tăng tính răn đe chứ không nhằm thu nhiều tiền, ông Nghị nhấn mạnh.
Bên cạnh các quy định nói trên, nhìn tổng thể, các ý kiến tại Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận xét dự án luật đã làm rõ hơn nhiều nội dung đang được đại biểu và cử tri quan tâm.
Tán thành cơ chế quản lý dân cư riêng cho nội thành và tăng mức phạt, song Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đề nghị nói rõ hơn lý do cần phải đề xuất các biện pháp này để tăng tính thuyết phục với các vị đại biểu Quốc hội.