Lương thực: “Củ cà rốt” kiêm “cây gậy” của Mỹ
Khủng hoảng lương thực cũng là cơ hội tốt cho một số nước, như Mỹ, giành được lợi ích không chỉ trong lĩnh vực kinh tế
Khủng hoảng lương thực là thách thức to lớn với nhiều quốc gia trên thế giới, song nó cũng là cơ hội tốt cho một số nước, không chỉ trong lĩnh vực kinh tế.
Theo một bài báo mới đây trên tờ Thái Dương của Hồng Kông, trong khi hầu hết các nước khác đang khốn đốn với giá cả lương thực tăng mạnh, thì Mỹ chỉ chịu tác động rất nhỏ, thậm chí dường như đang và sẽ trở thành nước hưởng lợi lớn nhất, nhờ đợt tăng giá lần này.
Báo cáo từ Viện chính sách Trái đất có trụ sở tại Washington DC cho thấy, từ đầu 2011, giá lúa mì đã tăng cao chưa từng thấy tại Anh; những vụ cướp bóc thực phẩm lan rộng tại Algeria; Nga phải nhập khẩu ngũ cốc nuôi gia súc vì thiếu cỏ dự trữ cho chúng;
Ấn Độ vất vả đương đầu với giá tiêu dùng tăng 18% gây tình trạng bất ổn; Trung Quốc lo mua từng số lượng lớn lúa mì và ngô từ bên ngoài do thị trường nội địa khan hiếm; Mexico nhập khẩu nhiều ngô để tránh tình trạng thiếu hụt như mấy năm trước.
Còn theo Tổ chức Lương Nông của Liên hợp quốc, trong một tháng qua, giá các loại thực phẩm chủ yếu trên toàn cầu vẫn tiếp tục tăng lên, lập mức cao kỷ lục trong 20 năm trở lại đây. Theo ước tính của tổ chức này, ở các nước đang phát triển, giá thực phẩm tăng cao đã khiến cho khoảng 44 triệu người rơi vào tình trạng vô cùng khốn khó.
Có nhiều ý kiến phân tích cho rằng, giá lương thực không có khả năng suy giảm trong ngắn hạn. Việc mặt hàng này tăng giá cao sẽ ảnh hưởng mạnh tới sự ổn định xã hội, thậm chí đe dọa nghiêm trọng tới một số quốc gia. Dân chúng nhiều nước ở Trung Đông và Bắc Phi cũng vì lý do lạm phát, giá cả đã tiến hành biểu tình, bạo loạn xã hội. Nếu giá lương thực tiếp tục tăng lên nữa, bạo loạn sẽ có thể lan rộng hơn nữa.
Trong bối cảnh đó, theo tờ Thái Dương, Mỹ hiện là nước có khả năng sản xuất nông nghiệp mạnh nhất thế giới và cũng là nước xuất khẩu lương thực lớn nhất. Vì thế nên giá lương thực toàn cầu càng leo thang, thì Mỹ lại càng thu được nhiều lợi ích.
Hai phần ba sản lượng nông nghiệp của Mỹ dùng cho xuất khẩu, chiếm 1/2 sản lượng nông sản xuất khẩu của toàn thế giới, đặc biệt là các mặt hàng như tiểu mạch, ngô và đậu nành. Trong đó, tiểu mạch chiếm 45% kim ngạch xuất khẩu của thế giới, đậu nành chiếm 34% và ngô chiếm 22%.
Tuy nhiên, đối với Mỹ, cái thu được lớn nhất trong cơn bão giá lương thực lần này không phải là về mặt kinh tế, mà là về chính trị. Hiện trong số bốn công ty đa quốc gia đang kiểm soát thị trường lương thực quốc tế, có tới ba công ty là của Mỹ.
Mỹ thông qua những công ty này để khống chế thị trường lương thực nước khác. Nhiều năm qua, dưới danh nghĩa mậu dịch tự do, với ưu thế về giá cả, sản phẩm và kỹ thuật, các hãng này sau khi tiến vào thị trường một số nước đã hủy hoại hệ thống sản xuất lương thực của họ.
Trong bối cảnh như vậy, một khi cảm thấy không hài lòng với chính quyền quốc gia nào đó, Mỹ sẽ có thể sử dụng lương thực để can thiệp gián tiếp, hoặc ngừng xuất khẩu lương thực sang các quốc gia này, hoặc cố ý đẩy giá cả lên cao, làm rối loạn trật tự kinh tế xã hội, từ đó đạt được mục tiêu làm ảnh hưởng đến cục diện chính trị các nước này.
Bị các công ty lương thực lớn của Mỹ thao túng không chỉ là những thị trường nhỏ, mà ngay cả những sàn đấu lớn như Trung Quốc.
Theo tờ Thái Dương, Trung Quốc hiện là thị trường xuất khẩu nông sản lớn nhất của Mỹ. Nếu như trong năm 2001, Trung Quốc nhập khẩu 5,9% lượng hàng nông sản xuất khẩu của Mỹ, thì tới năm 2010, con số này đã tăng vọt lên tới 16%, kim ngạch nhập khẩu đạt 17,5 tỷ USD.
Hiện nay, đậu nành của Trung Quốc hoàn toàn dựa vào việc nhập khẩu từ Mỹ, dầu ăn cũng cơ bản bị các công ty lớn của Mỹ khống chế. Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp Mỹ, chỉ riêng tháng 9/2010, doanh số bán dầu đậu nành Mỹ hàng tuần ở mức trung bình trên 100.000 tấn, với một phần ba bán sang Trung Quốc, trong khi tiêu thụ dầu đậu nành thông thường đạt đỉnh điểm vào quý 4.
Hay lấy ví dụ về ngô, Trung Quốc đã từng là một nước xuất khẩu loại ngũ cốc này trong suốt 15 năm, nhưng năm ngoái nước này phải nhập khẩu vì hạn hán kéo dài tại một số vùng làm cho sản lượng ngô trong nước giảm đáng kể. Nhập khẩu lúa mì và gạo cũng tăng cao.
Sự thay đổi này phần lớn diễn ra trong chế độ ăn uống khi dân số Trung Quốc trở nên giàu có. Những thay đổi này có nghĩa là "chúng ta không đủ khả năng đáp ứng mức độ tiêu dùng", ông Chen XinWen thuộc Bộ Nông nghiệp Trung Quốc nói trên tờ WSJ.
Từ đầu năm 2011 đến nay, các vùng sản xuất lương thực chính của Trung Quốc gặp hạn hán, nhằm ổn định giá cả lương thực, Chính phủ Trung Quốc đã ra lệnh cho các doanh nghiệp Nhà nước ngừng thu mua lương thực. Tuy nhiên, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài vẫn ra sức gom mua, ý đồ của các hãng này đã được thể hiện rất rõ ràng.
Giá lương thực-thực phẩm và giá nhà tăng mạnh là những nhân tố chính đẩy lạm phát tăng nóng tại Trung Quốc trong thời gian qua. Trong tháng 1 vừa qua, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của nước này tăng 4,9% so với cùng kỳ năm trước, tăng tốc so với mức 4,6% trong tháng 12, tuy thấp hơn mức 5,1% trong tháng 11.
Các chuyên gia nông nghiệp nói rằng, đây không những là tin xấu cho Trung Quốc mà còn là tin xấu cho thế giới. Sản lượng sút giảm sẽ buộc Trung Quốc phải nhập khẩu thêm ngũ cốc, làm cho giá cả trên thị trường thế giới gia tăng và khiến cho tình trạng giá lương thực leo thang ở nhiều nơi trên thế giới trở nên nghiêm trọng hơn. Lạm phát tại châu Á có thể lến tới từ 10 đến 15% nếu như giá lương thực tăng từ 8 đến 9%.
Khi đó, các cuộc bạo loạn như đã từng xảy ra tại Philippines hồi 2008 sẽ khó tránh khỏi. Dự báo này có nguy cơ trở thành hiện thực. Bằng chứng đầu tiên là Bộ trưởng Kinh tế Indonesia Harta Rajasa ngày 9/2 cho biết, cơ quan hậu cần của nước này sẽ mua ít nhất 3,5 triệu tấn gạo từ các nhà trồng lúa trong năm nay nhằm đáp ứng mục tiêu dự trữ 1,5 triệu tấn và cân bằng hoạt động trên thị trường.
Đây được coi là một nỗ lực giảm áp lực lạm phát. Hiện lạm phát của Indonesia đã lên đến 7,02% vào tháng 1 vừa qua sau khi đã chạm ngưỡng 6,96% vào tháng 12 năm ngoái do giá gạo và ớt tăng vọt.
Lương thực là gốc rễ sinh tồn của con người. Việc khống chế quốc gia khác bằng cách o ép về lương thực đã có lịch sử lâu đời. Trên thực tế, lương thực đã cùng với quân sự, tài chính trở thành công cụ cốt yếu giúp Mỹ khống chế thế giới. Mặc dù đã biết trước và hết sức cảnh giác với vấn đề này, song không ít quốc gia vẫn rơi vào vòng kiềm tỏa về lương thực của các hãng lớn ở Mỹ.
Theo tờ Thái Dương, mục tiêu hàng đầu của Mỹ hiện nay là phục hồi tăng trưởng kinh tế, từng bước khôi phục ảnh hưởng của Mỹ trên toàn thế giới. Đợt bão giá lương thực lần này rõ ràng là cơ hội nghìn năm một thuở giúp Mỹ thực hiện được mục tiêu trên.
Theo một bài báo mới đây trên tờ Thái Dương của Hồng Kông, trong khi hầu hết các nước khác đang khốn đốn với giá cả lương thực tăng mạnh, thì Mỹ chỉ chịu tác động rất nhỏ, thậm chí dường như đang và sẽ trở thành nước hưởng lợi lớn nhất, nhờ đợt tăng giá lần này.
Báo cáo từ Viện chính sách Trái đất có trụ sở tại Washington DC cho thấy, từ đầu 2011, giá lúa mì đã tăng cao chưa từng thấy tại Anh; những vụ cướp bóc thực phẩm lan rộng tại Algeria; Nga phải nhập khẩu ngũ cốc nuôi gia súc vì thiếu cỏ dự trữ cho chúng;
Ấn Độ vất vả đương đầu với giá tiêu dùng tăng 18% gây tình trạng bất ổn; Trung Quốc lo mua từng số lượng lớn lúa mì và ngô từ bên ngoài do thị trường nội địa khan hiếm; Mexico nhập khẩu nhiều ngô để tránh tình trạng thiếu hụt như mấy năm trước.
Còn theo Tổ chức Lương Nông của Liên hợp quốc, trong một tháng qua, giá các loại thực phẩm chủ yếu trên toàn cầu vẫn tiếp tục tăng lên, lập mức cao kỷ lục trong 20 năm trở lại đây. Theo ước tính của tổ chức này, ở các nước đang phát triển, giá thực phẩm tăng cao đã khiến cho khoảng 44 triệu người rơi vào tình trạng vô cùng khốn khó.
Có nhiều ý kiến phân tích cho rằng, giá lương thực không có khả năng suy giảm trong ngắn hạn. Việc mặt hàng này tăng giá cao sẽ ảnh hưởng mạnh tới sự ổn định xã hội, thậm chí đe dọa nghiêm trọng tới một số quốc gia. Dân chúng nhiều nước ở Trung Đông và Bắc Phi cũng vì lý do lạm phát, giá cả đã tiến hành biểu tình, bạo loạn xã hội. Nếu giá lương thực tiếp tục tăng lên nữa, bạo loạn sẽ có thể lan rộng hơn nữa.
Trong bối cảnh đó, theo tờ Thái Dương, Mỹ hiện là nước có khả năng sản xuất nông nghiệp mạnh nhất thế giới và cũng là nước xuất khẩu lương thực lớn nhất. Vì thế nên giá lương thực toàn cầu càng leo thang, thì Mỹ lại càng thu được nhiều lợi ích.
Hai phần ba sản lượng nông nghiệp của Mỹ dùng cho xuất khẩu, chiếm 1/2 sản lượng nông sản xuất khẩu của toàn thế giới, đặc biệt là các mặt hàng như tiểu mạch, ngô và đậu nành. Trong đó, tiểu mạch chiếm 45% kim ngạch xuất khẩu của thế giới, đậu nành chiếm 34% và ngô chiếm 22%.
Tuy nhiên, đối với Mỹ, cái thu được lớn nhất trong cơn bão giá lương thực lần này không phải là về mặt kinh tế, mà là về chính trị. Hiện trong số bốn công ty đa quốc gia đang kiểm soát thị trường lương thực quốc tế, có tới ba công ty là của Mỹ.
Mỹ thông qua những công ty này để khống chế thị trường lương thực nước khác. Nhiều năm qua, dưới danh nghĩa mậu dịch tự do, với ưu thế về giá cả, sản phẩm và kỹ thuật, các hãng này sau khi tiến vào thị trường một số nước đã hủy hoại hệ thống sản xuất lương thực của họ.
Trong bối cảnh như vậy, một khi cảm thấy không hài lòng với chính quyền quốc gia nào đó, Mỹ sẽ có thể sử dụng lương thực để can thiệp gián tiếp, hoặc ngừng xuất khẩu lương thực sang các quốc gia này, hoặc cố ý đẩy giá cả lên cao, làm rối loạn trật tự kinh tế xã hội, từ đó đạt được mục tiêu làm ảnh hưởng đến cục diện chính trị các nước này.
Bị các công ty lương thực lớn của Mỹ thao túng không chỉ là những thị trường nhỏ, mà ngay cả những sàn đấu lớn như Trung Quốc.
Theo tờ Thái Dương, Trung Quốc hiện là thị trường xuất khẩu nông sản lớn nhất của Mỹ. Nếu như trong năm 2001, Trung Quốc nhập khẩu 5,9% lượng hàng nông sản xuất khẩu của Mỹ, thì tới năm 2010, con số này đã tăng vọt lên tới 16%, kim ngạch nhập khẩu đạt 17,5 tỷ USD.
Hiện nay, đậu nành của Trung Quốc hoàn toàn dựa vào việc nhập khẩu từ Mỹ, dầu ăn cũng cơ bản bị các công ty lớn của Mỹ khống chế. Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp Mỹ, chỉ riêng tháng 9/2010, doanh số bán dầu đậu nành Mỹ hàng tuần ở mức trung bình trên 100.000 tấn, với một phần ba bán sang Trung Quốc, trong khi tiêu thụ dầu đậu nành thông thường đạt đỉnh điểm vào quý 4.
Hay lấy ví dụ về ngô, Trung Quốc đã từng là một nước xuất khẩu loại ngũ cốc này trong suốt 15 năm, nhưng năm ngoái nước này phải nhập khẩu vì hạn hán kéo dài tại một số vùng làm cho sản lượng ngô trong nước giảm đáng kể. Nhập khẩu lúa mì và gạo cũng tăng cao.
Sự thay đổi này phần lớn diễn ra trong chế độ ăn uống khi dân số Trung Quốc trở nên giàu có. Những thay đổi này có nghĩa là "chúng ta không đủ khả năng đáp ứng mức độ tiêu dùng", ông Chen XinWen thuộc Bộ Nông nghiệp Trung Quốc nói trên tờ WSJ.
Từ đầu năm 2011 đến nay, các vùng sản xuất lương thực chính của Trung Quốc gặp hạn hán, nhằm ổn định giá cả lương thực, Chính phủ Trung Quốc đã ra lệnh cho các doanh nghiệp Nhà nước ngừng thu mua lương thực. Tuy nhiên, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài vẫn ra sức gom mua, ý đồ của các hãng này đã được thể hiện rất rõ ràng.
Giá lương thực-thực phẩm và giá nhà tăng mạnh là những nhân tố chính đẩy lạm phát tăng nóng tại Trung Quốc trong thời gian qua. Trong tháng 1 vừa qua, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của nước này tăng 4,9% so với cùng kỳ năm trước, tăng tốc so với mức 4,6% trong tháng 12, tuy thấp hơn mức 5,1% trong tháng 11.
Các chuyên gia nông nghiệp nói rằng, đây không những là tin xấu cho Trung Quốc mà còn là tin xấu cho thế giới. Sản lượng sút giảm sẽ buộc Trung Quốc phải nhập khẩu thêm ngũ cốc, làm cho giá cả trên thị trường thế giới gia tăng và khiến cho tình trạng giá lương thực leo thang ở nhiều nơi trên thế giới trở nên nghiêm trọng hơn. Lạm phát tại châu Á có thể lến tới từ 10 đến 15% nếu như giá lương thực tăng từ 8 đến 9%.
Khi đó, các cuộc bạo loạn như đã từng xảy ra tại Philippines hồi 2008 sẽ khó tránh khỏi. Dự báo này có nguy cơ trở thành hiện thực. Bằng chứng đầu tiên là Bộ trưởng Kinh tế Indonesia Harta Rajasa ngày 9/2 cho biết, cơ quan hậu cần của nước này sẽ mua ít nhất 3,5 triệu tấn gạo từ các nhà trồng lúa trong năm nay nhằm đáp ứng mục tiêu dự trữ 1,5 triệu tấn và cân bằng hoạt động trên thị trường.
Đây được coi là một nỗ lực giảm áp lực lạm phát. Hiện lạm phát của Indonesia đã lên đến 7,02% vào tháng 1 vừa qua sau khi đã chạm ngưỡng 6,96% vào tháng 12 năm ngoái do giá gạo và ớt tăng vọt.
Lương thực là gốc rễ sinh tồn của con người. Việc khống chế quốc gia khác bằng cách o ép về lương thực đã có lịch sử lâu đời. Trên thực tế, lương thực đã cùng với quân sự, tài chính trở thành công cụ cốt yếu giúp Mỹ khống chế thế giới. Mặc dù đã biết trước và hết sức cảnh giác với vấn đề này, song không ít quốc gia vẫn rơi vào vòng kiềm tỏa về lương thực của các hãng lớn ở Mỹ.
Theo tờ Thái Dương, mục tiêu hàng đầu của Mỹ hiện nay là phục hồi tăng trưởng kinh tế, từng bước khôi phục ảnh hưởng của Mỹ trên toàn thế giới. Đợt bão giá lương thực lần này rõ ràng là cơ hội nghìn năm một thuở giúp Mỹ thực hiện được mục tiêu trên.