Kinh tế 24h qua: Vàng, dầu, lương thực cùng “leo”
Giá vàng tiếp tục tăng trong bối cảnh dầu thô và lạm phát lương thực ngày càng tác động rõ rệt tới nền kinh tế toàn cầu
Những căng thẳng tại Libya đang làm tăng thêm tính hấp dẫn của vàng như một thiên đường đầu tư, tờ Bưu điện tài chính của Canada cho hay. Trong khi đó, giá dầu thô và lạm phát giá lương thực cũng đang gây sức ép lên kinh tế toàn cầu.
Phiên giao dịch ngày 7/3, giá vàng giao tháng 4 trên sàn Comex ở New York tăng 5,9 USD/ounce (+0,4%) lên 1.434,50 USD/ounce, sau khi lên đến 1.445,70 USD/ounce vào đầu phiên. Giá bạc cũng leo thang lên mức cao nhất trong 31 năm qua. Bạc giao tháng 5 tăng thêm 54 cent (+1,5%) lên 35,865 USD/ounce.
Tính cả tuần giao dịch vừa qua, giá vàng giao tháng 4 đã tăng 12,2 USD (+0,9%) lên 1.428,60 USD/ounce. Giá bạc giao tháng 5 cũng tăng 1 USD (+2,9%) lên 35,327 USD/ounce. Chỉ riêng trong tuần qua giá bạc đã tăng 7,3% và cũng trong tuần tăng thứ 6 liên tiếp.
Nhà phân tích cấp cao tại MF Global’s Pioneer Futures nhận định: “Giá dầu thô là tác nhân”. Còn theo chuyên gia Adam Klopfenstein thuộc Lind-Waldock tại Chicago, "hiện đang có rất nhiều ẩn số tại Trung Đông và Bắc Phi. Người ta vẫn muốn đầu tư vào vàng, bởi vì có nhiều rủi ro vĩ mô trên thị trường".
Trong tháng 1/2011, giá vàng đã giảm 6,1%, nhưng từ đó đến nay đã tăng 7,1%. Do vậy, những nhà đầu tư tin rằng giá vàng sẽ lên vẫn giữ nguyên quan điểm của họ do những diễn biến tại Trung Đông và Bắc Phi.
Hôm qua (7/3), hàng loạt máy bay chiến đấu của lực lượng trung thành với Tổng thống Gaddafi đã không kích vào các sào huyệt của lực lượng nổi dậy ở Ras Lanouf, một cảng dầu mỏ lớn của Lybia. Cuộc không kích này được lực lượng ủng hộ chính phủ tiến hành một ngày sau khi họ đánh lui quân nổi dậy ở thủ đô Tripoli.
Trong một diễn biến khác, Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon đã chính thức bổ nhiệm nguyên Ngoại trưởng Jordan Abdel Ilaha al-Khatib làm trưởng đoàn đặc phái viên tới điều tra tình hình xung đột chính trị ở Libya. Nhiệm vụ của đặc phái viên Liên hợp quốc sẽ là tiến hành họp khẩn cấp với lãnh đạo Libya để trao đổi và nắm vấn đề thực tế đang diễn ra tại đất nước này.
Bên cạnh đó, đoàn của đặc phái viên Liên hợp quốc cũng sẽ tiến hành điều tra tình hình viện trợ nhân đạo đang diễn biến hết sức phức tạp ở Libya cùng một số vấn đề quan tâm khác của Liên hợp quốc xung quanh cuộc xung đột chính trị ở nước này.
Cùng với giá vàng, lạm phát lương thực và những biến động mạnh trên thị trường dầu mỏ đang là nguy cơ lớn đối với tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Trong đó, thực phẩm tác động mạnh tới các nền kinh tế đang phát triển.
Theo ông Thomas Helbling, cố vấn bộ phận nghiên cứu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), “tại thời điểm này, đà tăng giá thực phẩm là một điều rất đáng lo ngại”. Dự báo giá thực phẩm tiếp tục đứng ở mức đỉnh cao thêm một thời gian nữa, từ đó tác động mạnh tới ngân sách của nhiều hộ gia đình.
Giá lương thực tăng đã góp phần gây ra các cuộc nổi dậy, lật đổ các nhà lãnh đạo độc tài tại Tunisia và Ai Cập, và các cuộc biểu tình đã nổ ra tại Yemen, Bahrain, Oman, Algeria, Iran và Iraq.
Dự kiến, doanh số bán lẻ được công bố trong tuần này của Mỹ, Trung Quốc và Anh sẽ làm sáng tỏ về cách thức đương đầu với khó khăn của người tiêu dùng trong tháng 2. Theo dự báo của giới phân tích, doanh số bán lẻ tháng 2 của Trung Quốc sẽ tiếp tục bùng nổ với tốc độ 19,1%. Còn ở Mỹ, tỷ lệ này là 1%, nhanh hơn so với tháng 1.
Kết quả khảo sát của Thomson Reuters và trường Đại học Michigan cho thấy, thời gian qua niềm tin tiêu dùng Mỹ gia tăng cùng với giá xăng dầu. Theo Richard Curtin, trưởng nhóm nghiên cứu, nếu giá dầu tiếp tục leo thang, niềm tin sẽ đi xuống. Hiện có nhiều dự báo cho rằng, giá dầu sẽ còn tăng mạnh trong năm nay.
Hôm 6/3, Chánh văn phòng Nhà Trắng Bill Daley cho biết, Mỹ đang xem xét sử dụng kho dự trữ dầu chiến lược nhằm ngăn chặn đà leo thang của giá dầu. Phát biểu trong chương trình “Gặp gỡ báo chí” trên kênh truyền hình NBC, ông Daley cho biết: “Chúng tôi đang cân nhắc một số phương án, trong đó có việc mở kho dự trữ dầu. Tất cả các vấn đề đang được xem xét”.
Trước đó, một số Thượng nghị sỹ của đảng Dân chủ, trong đó có ông Jay Rockefeller đã bày tỏ sự ủng hộ đối phương án sử dụng kho dự trữ, nhằm hạ nhiệt cơn sốt vừa qua khi giá dầu vượt 100 USD/thùng do những bất ổn tại Libya.
Trong một lá thư gửi đến Tổng thống Obama, ông Rockefeller cho rằng, việc sử dụng một lượng nhỏ trong số 727 triệu thùng từ Kho dự trữ dầu chiến lược (SPR) “có thể bảo vệ được an ninh quốc gia bằng cách ngăn chặn hoặc làm giảm tác động nghiêm trọng của việc thiếu hụt dầu”.
Một thông tin khác cũng có thể giúp giảm nhiệt giá dầu là việc Nigeria đã quyết định tăng sản lượng khai thác dầu mỏ và khí đốt để bù đắp thiếu hụt nguồn cung và hạn chế giá dầu tăng mạnh hiện nay. Bộ trưởng Dầu khí Nigeria, Diezani Alison-Madueke cho biết, nước này đã bắt đầu tăng sản lượng khai thác dầu thô để bù đắp sự thiếu hụt trầm trọng tại thị trường thế giới.
Mặc dù không công bố số lượng cụ thể, nhưng bà Madueke cho biết, Nigeria có thể tăng đáng kể sản lượng khai thác dầu thô trong một thời gian, nhưng vẫn tuân thủ hạn ngạch của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC). Hiện Nigeria là quốc gia sản xuất dầu lớn nhất châu Phi với thu nhập từ ngành công nghiệp này lên tới hàng trăm triệu USD/ngày.
Theo bà Madueke, Nigeria đã hoàn tất Dự thảo luật công nghiệp dầu khí (PIB) và đang chờ quốc hội thông qua trong thời gian gần đây. Nếu dự luật này được thông qua, mỗi năm thu nhập từ khai thác, xuất khẩu "vàng đen" của quốc gia này có thể lên tới 680 tỷ USD, so với khoảng 120 tỷ USD hiện nay.
Phiên giao dịch ngày 7/3, giá vàng giao tháng 4 trên sàn Comex ở New York tăng 5,9 USD/ounce (+0,4%) lên 1.434,50 USD/ounce, sau khi lên đến 1.445,70 USD/ounce vào đầu phiên. Giá bạc cũng leo thang lên mức cao nhất trong 31 năm qua. Bạc giao tháng 5 tăng thêm 54 cent (+1,5%) lên 35,865 USD/ounce.
Tính cả tuần giao dịch vừa qua, giá vàng giao tháng 4 đã tăng 12,2 USD (+0,9%) lên 1.428,60 USD/ounce. Giá bạc giao tháng 5 cũng tăng 1 USD (+2,9%) lên 35,327 USD/ounce. Chỉ riêng trong tuần qua giá bạc đã tăng 7,3% và cũng trong tuần tăng thứ 6 liên tiếp.
Nhà phân tích cấp cao tại MF Global’s Pioneer Futures nhận định: “Giá dầu thô là tác nhân”. Còn theo chuyên gia Adam Klopfenstein thuộc Lind-Waldock tại Chicago, "hiện đang có rất nhiều ẩn số tại Trung Đông và Bắc Phi. Người ta vẫn muốn đầu tư vào vàng, bởi vì có nhiều rủi ro vĩ mô trên thị trường".
Trong tháng 1/2011, giá vàng đã giảm 6,1%, nhưng từ đó đến nay đã tăng 7,1%. Do vậy, những nhà đầu tư tin rằng giá vàng sẽ lên vẫn giữ nguyên quan điểm của họ do những diễn biến tại Trung Đông và Bắc Phi.
Hôm qua (7/3), hàng loạt máy bay chiến đấu của lực lượng trung thành với Tổng thống Gaddafi đã không kích vào các sào huyệt của lực lượng nổi dậy ở Ras Lanouf, một cảng dầu mỏ lớn của Lybia. Cuộc không kích này được lực lượng ủng hộ chính phủ tiến hành một ngày sau khi họ đánh lui quân nổi dậy ở thủ đô Tripoli.
Trong một diễn biến khác, Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon đã chính thức bổ nhiệm nguyên Ngoại trưởng Jordan Abdel Ilaha al-Khatib làm trưởng đoàn đặc phái viên tới điều tra tình hình xung đột chính trị ở Libya. Nhiệm vụ của đặc phái viên Liên hợp quốc sẽ là tiến hành họp khẩn cấp với lãnh đạo Libya để trao đổi và nắm vấn đề thực tế đang diễn ra tại đất nước này.
Bên cạnh đó, đoàn của đặc phái viên Liên hợp quốc cũng sẽ tiến hành điều tra tình hình viện trợ nhân đạo đang diễn biến hết sức phức tạp ở Libya cùng một số vấn đề quan tâm khác của Liên hợp quốc xung quanh cuộc xung đột chính trị ở nước này.
Cùng với giá vàng, lạm phát lương thực và những biến động mạnh trên thị trường dầu mỏ đang là nguy cơ lớn đối với tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Trong đó, thực phẩm tác động mạnh tới các nền kinh tế đang phát triển.
Theo ông Thomas Helbling, cố vấn bộ phận nghiên cứu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), “tại thời điểm này, đà tăng giá thực phẩm là một điều rất đáng lo ngại”. Dự báo giá thực phẩm tiếp tục đứng ở mức đỉnh cao thêm một thời gian nữa, từ đó tác động mạnh tới ngân sách của nhiều hộ gia đình.
Giá lương thực tăng đã góp phần gây ra các cuộc nổi dậy, lật đổ các nhà lãnh đạo độc tài tại Tunisia và Ai Cập, và các cuộc biểu tình đã nổ ra tại Yemen, Bahrain, Oman, Algeria, Iran và Iraq.
Dự kiến, doanh số bán lẻ được công bố trong tuần này của Mỹ, Trung Quốc và Anh sẽ làm sáng tỏ về cách thức đương đầu với khó khăn của người tiêu dùng trong tháng 2. Theo dự báo của giới phân tích, doanh số bán lẻ tháng 2 của Trung Quốc sẽ tiếp tục bùng nổ với tốc độ 19,1%. Còn ở Mỹ, tỷ lệ này là 1%, nhanh hơn so với tháng 1.
Kết quả khảo sát của Thomson Reuters và trường Đại học Michigan cho thấy, thời gian qua niềm tin tiêu dùng Mỹ gia tăng cùng với giá xăng dầu. Theo Richard Curtin, trưởng nhóm nghiên cứu, nếu giá dầu tiếp tục leo thang, niềm tin sẽ đi xuống. Hiện có nhiều dự báo cho rằng, giá dầu sẽ còn tăng mạnh trong năm nay.
Hôm 6/3, Chánh văn phòng Nhà Trắng Bill Daley cho biết, Mỹ đang xem xét sử dụng kho dự trữ dầu chiến lược nhằm ngăn chặn đà leo thang của giá dầu. Phát biểu trong chương trình “Gặp gỡ báo chí” trên kênh truyền hình NBC, ông Daley cho biết: “Chúng tôi đang cân nhắc một số phương án, trong đó có việc mở kho dự trữ dầu. Tất cả các vấn đề đang được xem xét”.
Trước đó, một số Thượng nghị sỹ của đảng Dân chủ, trong đó có ông Jay Rockefeller đã bày tỏ sự ủng hộ đối phương án sử dụng kho dự trữ, nhằm hạ nhiệt cơn sốt vừa qua khi giá dầu vượt 100 USD/thùng do những bất ổn tại Libya.
Trong một lá thư gửi đến Tổng thống Obama, ông Rockefeller cho rằng, việc sử dụng một lượng nhỏ trong số 727 triệu thùng từ Kho dự trữ dầu chiến lược (SPR) “có thể bảo vệ được an ninh quốc gia bằng cách ngăn chặn hoặc làm giảm tác động nghiêm trọng của việc thiếu hụt dầu”.
Một thông tin khác cũng có thể giúp giảm nhiệt giá dầu là việc Nigeria đã quyết định tăng sản lượng khai thác dầu mỏ và khí đốt để bù đắp thiếu hụt nguồn cung và hạn chế giá dầu tăng mạnh hiện nay. Bộ trưởng Dầu khí Nigeria, Diezani Alison-Madueke cho biết, nước này đã bắt đầu tăng sản lượng khai thác dầu thô để bù đắp sự thiếu hụt trầm trọng tại thị trường thế giới.
Mặc dù không công bố số lượng cụ thể, nhưng bà Madueke cho biết, Nigeria có thể tăng đáng kể sản lượng khai thác dầu thô trong một thời gian, nhưng vẫn tuân thủ hạn ngạch của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC). Hiện Nigeria là quốc gia sản xuất dầu lớn nhất châu Phi với thu nhập từ ngành công nghiệp này lên tới hàng trăm triệu USD/ngày.
Theo bà Madueke, Nigeria đã hoàn tất Dự thảo luật công nghiệp dầu khí (PIB) và đang chờ quốc hội thông qua trong thời gian gần đây. Nếu dự luật này được thông qua, mỗi năm thu nhập từ khai thác, xuất khẩu "vàng đen" của quốc gia này có thể lên tới 680 tỷ USD, so với khoảng 120 tỷ USD hiện nay.