11:58 08/01/2008

Máy bay sẽ đậu ở đâu?

Máy bay mới của Vietnam Airlines sẽ không có chỗ đậu trước tình trạng quá tải tại các sân bay hiện nay

Các hãng hàng không đã than thở về nguy cơ thiếu sân đỗ máy bay cũng như quá tải công suất hành khách và hàng hoá tại các nhà ga.
Các hãng hàng không đã than thở về nguy cơ thiếu sân đỗ máy bay cũng như quá tải công suất hành khách và hàng hoá tại các nhà ga.
Máy bay mới của Vietnam Airlines sẽ không có chỗ đậu trước tình trạng quá tải tại các sân bay hiện nay.

Vận tải hàng không sẽ sớm phải đối mặt với tình trạng quá tải. Chiến lược và quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng hàng không hiện không theo kịp tốc độ tăng trưởng kinh tế và nhu cầu vận tải hàng không.

ỗ máy bay ngoài ruộng lúa!"

Trong vài năm qua, cả hai sân bay quốc tế Nội Bài và Tân Sơn Nhất đều lần lượt đưa vào sử dụng các nhà ga mới. Thế nhưng, các hãng hàng không đã than thở về nguy cơ thiếu sân đỗ máy bay cũng như quá tải công suất hành khách và hàng hoá tại các nhà ga.

Nhà ga T1 Nội Bài mất nhiều năm xây dựng và trải qua khá nhiều bê bối về tham nhũng và chất lượng công trình, khi được đưa vào sử dụng có công suất 4 triệu hành khách/năm, hiện nay đã sử dụng hết công suất.

Hành khách đến Nội Bài vào những giờ cao điểm khi có nhiều chuyến bay khởi hành cùng thời điểm (khoảng trên 5 chuyến bay) đã không còn chỗ để đứng xếp hàng ở nhà ga. Người đưa tiễn cũng như người đi chen chúc trong một khoảng không gian chật hẹp dùng chung cho các chuyến bay đi cả nội địa cũng như trong nước. Tình trạng cũng tương tự đối với các chuyến bay tới. Chỉ có khoảng hơn ba chuyến bay đến cùng thời điểm là hành khách đã phải chờ đến hơn một tiếng mới lấy được hành lý.

Các hãng hàng không và khách hàng của họ sẽ phải chờ đợi ít nhất là hai năm nữa để thoát khỏi tình trạng này. Cục Hàng không dân dụng cho biết, năm 2008 sẽ khởi công nhà ga T2 với công suất từ 8 _ 10 triệu hành khách/năm, và dự trù mở rộng công suất lên 15 triệu vào năm 2020. Theo một quan chức cục Hàng không, ít nhất cũng phải mất hai năm để có thể sử dụng nhà ga mới T2, nếu dự án này diễn ra thuận lợi.

Nhà ga Tân Sơn Nhất cũ với công suất 6 triệu khách/năm đã quá tải từ lâu. Tháng 8/2007, cụm cảng hàng không miền Nam đã khánh thành nhà ga quốc tế mới của Tân Sơn Nhất với công suất 10 triệu khách một năm. Như vậy tổng công suất của sân bay Tân Sơn Nhất là 16 triệu hành khách/ năm. Thế nhưng công suất này đã được sử dụng hết, và các hãng hàng không đã cảnh báo rằng nhà ga này sẽ sớm phải đối mặt với tình trạng quá tải.

Vietnam Airlines gần đây liên tục kêu ca về tình trạng thiếu chỗ đỗ máy bay. Hãng này mua gần 50 chiếc máy bay mới trong vòng 10 năm tới - một quan chức Vietnam Airlines đã nói đùa rằng có thể hãng này phải đỗ máy bay ngoài ruộng lúa. Theo Cục Hàng không dân dụng, Vietnam Airlines đã kiến nghị lên cục về tình trạng thiếu bãi đỗ, và Cục đã trình quy hoạch tổng thể cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất lên Chính phủ để chờ phê duyệt.

Quy hoạch thiếu tầm nhìn

Ông Vũ Phạm Nguyên Tùng, Trưởng ban Quản lý cảng hàng không của Cục Hàng không dân dụng cho biết do Tân Sơn Nhất đang được sử dụng cho cả mục đích dân sự lẫn quân sự, cơ quan này đang đề nghị để phía quân sự bàn giao lại đất. “Trước mắt, để mở rộng sân đỗ, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý giao 14,3 hecta đất của quốc phòng cho hàng không dân dụng để mở rộng sân đỗ”, ông Tùng cho biết.

Theo đánh giá của các hãng hàng không đây vẫn chỉ là cách đối phó tình thế đối với tình trạng quá tải của các cảng hàng không. Các quy hoạch trước đây thường không đủ tầm nhìn đối với sức phát triển của ngành, cho nên mới có tình trạng nhà ga mới vừa xây xong đã không đủ đáp ứng nhu cầu và bị quá tải.

Điều này đặt nhiều hãng hàng không vào tình trạng khó khăn khi họ mở rộng kinh doanh, đặc biệt là các hãng trong nước có nhu cầu cao về chỗ đỗ máy bay. “Trong những năm tới đây, Vietnam Airlines có thêm 50 chiếc máy bay mới, Pacific Airlines có thêm 30 chiếc. Máy bay sẽ đậu ở đâu? Ai chịu trách nhiệm”, ông Lương Hoài Nam, Tổng giám đốc Pacific Airlines đặt câu hỏi.

Các sân bay quốc tế lớn trong khu vực như Changi của Singapore, Kuala Lumpur của Malaysia, hay Survanabhumi của Thái Lan… đều được thiết kế với công suất phục vụ rất lớn, ít nhất là gần 30 triệu hành khách trở lên.

Thế nhưng họ vẫn dự liệu về nhu cầu tiếp tục tăng và tiếp tục có các kế hoạch mở rộng nhà ga hoặc xây thêm các nhà ga mới. Sân bay mới Survanabhumi khánh thành với công suất 45 triệu hành khách đã lấp đầy, tuy nhiên trong thiết kế đã có chuẩn bị cho giai đoạn hai.

Theo Cục Hàng không, Việt Nam dự kiến đến năm 2015 sẽ có thêm ba cảng hàng không quốc tế mới là Cam Ranh, Long Thành và Phú Quốc mới. Cảng hàng không quốc tế Long Thành, đang trong giai đoạn quy hoạch, dự kiến sẽ được khởi công năm 2011 và dự kiến hoàn thành vào năm 2015.

Từ bài học của Nội Bài và Tân Sơn Nhất, các hãng hàng không đang cảnh báo các kế hoạch mở rộng cảng hàng không phải được tính rất kỹ và xa đến sức phát triển du lịch, kinh tế và nhu cầu vận tải để không lặp lại tình trạng quá tải hiện nay.

Ít nhất, trong vòng năm năm tới, hàng không Việt Nam sẽ chịu chung số phận “tắc nghẽn giao thông” y như tình trạng của Tp. HCM và Hà Nội hiện nay. Tắc nghẽn vận tải hàng không có thể gây trì trệ và thiệt hại rất nhiều đến nền kinh tế.