Một điều lệ mẫu chung cho doanh nghiệp Nhà nước?
Doanh nghiệp nhà nước dự kiến sẽ có mẫu điều lệ chung, nhưng vẫn có "doanh nghiệp đặc thù"
Dự thảo nghị định ban hành điều lệ mẫu của tổng công ty và doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ vừa được Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố và lấy ý kiến góp ý của các bên liên quan.
Theo dự thảo tờ trình của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về nghị định này, sau khi Luật Doanh nghiệp nhà nước không còn hiệu lực thi hành và các công ty nhà nước chuyển sang hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, việc soạn thảo và ban hành điều lệ doanh nghiệp 100% vốn nhà nước ở nhiều nơi còn mang tính hình thức; chưa thể hiện được mục tiêu, yêu cầu và định hướng của chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp; chưa đầy đủ các nội dung cần thiết và đặc biệt là chưa cụ thể hóa các mức phân cấp thẩm quyền cho hội đồng thành viên, chủ tịch công ty…
Chính vì vậy, việc ban hành điều lệ mẫu này có tính chất như một văn bản định hướng nội dung cơ bản của điều lệ ở các doanh nghiệp, đảm bảo tính đúng đắn trong việc định hướng hoạt động của doanh nghiệp sở hữu nhà nước; hướng dẫn và hỗ trợ các doanh nghiệp trong xây dựng điều lệ cụ thể của mình.
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, việc ban hành nghị định hướng tới hai mục tiêu.
Một là đảm bảo hiệu quả thực hiện quyền quyết định của chủ sở hữu nhà nước đối với điều lệ của doanh nghiệp 100% sở hữu nhà nước. Hai là tạo khung khổ thống nhất để hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp 100% sở hữu nhà nước xây dựng điều lệ tổ chức và hoạt động trong điều kiện cụ thể của mỗi doanh nghiệp.
Tuy nhiên điều lệ mẫu sẽ không được áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp nhà nước. Đối với các tập đoàn kinh tế nhà nước và các tổng công ty bao gồm Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước, Tổng công ty Hàng không Việt Nam, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam, Tổng công ty Lương thực miền Bắc và Tổng công ty Lương thực miền Nam thì Chính phủ sẽ trực tiếp ban hành điều lệ.
Trong khi đó, điều lệ của các ngân hàng thương mại nhà nước do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng.
Điều lệ của mỗi doanh nghiệp sẽ phải quy định rõ tên cơ quan, tổ chức được giao làm đầu mối thực hiện các quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ của chủ sở hữu công ty theo đó bộ là đầu mối đối với công ty thuộc bộ, ủy ban nhân dân cấp tỉnh là đầu mối đối với công ty thuộc ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Dự thảo nghị định cũng quy định về vốn điều lệ và nguyên tắc điều chỉnh vốn điều lệ, theo đó sau khi có cam kết đầu tư hoặc bổ sung vốn điều lệ của các cơ quan có thẩm quyền, Bộ Tài chính có nghĩa vụ đầu tư đủ vốn điều lệ đối với công ty thuộc bộ; ủy ban nhân dân cấp tỉnh có nghĩa vụ đầu tư đủ vốn điều lệ đối với công ty thuộc ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Vì đang trong quá trình hoàn thiện nên theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, hiện đang có nhiều ý kiến khác nhau liên quan đến vấn đề này.
Có ý kiến cho rằng, việc ban hành "điều lệ mẫu" không thể hiện được tính đa dạng và những đặc thù của các tổng công ty và doanh nghiệp 100% vốn nhà nước. Để khắc phục vấn đề đó, loại ý kiến này đề nghị, thay vì ban hành một điều lệ mẫu, cần ban hành các "mẫu điều lệ" khác nhau phù hợp với đặc thù của từng loại doanh nghiệp 100% vốn nhà nước.
Có ý kiến khác cho rằng nghị định cần tập trung vào việc hướng dẫn chi tiết về mục tiêu, kết cấu và nội dung chủ yếu trong điều lệ của tổng công ty và doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. Những ý kiến thuộc nhóm này lo ngại rằng điều lệ mẫu có thể dẫn tới tình trạng điều lệ của các doanh nghiệp trong thực tế rập khuôn với điều lệ mẫu và không thể hiện được đặc thù của loại hình, ngành, lĩnh vực hoạt động.
Cũng có ý kiến cho rằng nghị định cần quy định điều lệ mẫu để áp dụng cho mọi dạng hình tổng công ty và doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thuộc mọi cấp quản lý, kể cả công ty mẹ và công ty con các cấp trong tập đoàn kinh tế và tổng công ty nhà nước.
Tuy nhiên cho đến nay, quan điểm của ban soạn thảo là điều lệ của từng tập đoàn kinh tế và tổng công ty nhà nước đặc biệt quan trọng hoặc do Thủ tướng Chính phủ trực tiếp quyết định thành lập sẽ do Chính phủ ban hành, có thể dưới hình thức nghị định.
Theo dự thảo tờ trình của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về nghị định này, sau khi Luật Doanh nghiệp nhà nước không còn hiệu lực thi hành và các công ty nhà nước chuyển sang hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, việc soạn thảo và ban hành điều lệ doanh nghiệp 100% vốn nhà nước ở nhiều nơi còn mang tính hình thức; chưa thể hiện được mục tiêu, yêu cầu và định hướng của chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp; chưa đầy đủ các nội dung cần thiết và đặc biệt là chưa cụ thể hóa các mức phân cấp thẩm quyền cho hội đồng thành viên, chủ tịch công ty…
Chính vì vậy, việc ban hành điều lệ mẫu này có tính chất như một văn bản định hướng nội dung cơ bản của điều lệ ở các doanh nghiệp, đảm bảo tính đúng đắn trong việc định hướng hoạt động của doanh nghiệp sở hữu nhà nước; hướng dẫn và hỗ trợ các doanh nghiệp trong xây dựng điều lệ cụ thể của mình.
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, việc ban hành nghị định hướng tới hai mục tiêu.
Một là đảm bảo hiệu quả thực hiện quyền quyết định của chủ sở hữu nhà nước đối với điều lệ của doanh nghiệp 100% sở hữu nhà nước. Hai là tạo khung khổ thống nhất để hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp 100% sở hữu nhà nước xây dựng điều lệ tổ chức và hoạt động trong điều kiện cụ thể của mỗi doanh nghiệp.
Tuy nhiên điều lệ mẫu sẽ không được áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp nhà nước. Đối với các tập đoàn kinh tế nhà nước và các tổng công ty bao gồm Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước, Tổng công ty Hàng không Việt Nam, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam, Tổng công ty Lương thực miền Bắc và Tổng công ty Lương thực miền Nam thì Chính phủ sẽ trực tiếp ban hành điều lệ.
Trong khi đó, điều lệ của các ngân hàng thương mại nhà nước do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng.
Điều lệ của mỗi doanh nghiệp sẽ phải quy định rõ tên cơ quan, tổ chức được giao làm đầu mối thực hiện các quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ của chủ sở hữu công ty theo đó bộ là đầu mối đối với công ty thuộc bộ, ủy ban nhân dân cấp tỉnh là đầu mối đối với công ty thuộc ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Dự thảo nghị định cũng quy định về vốn điều lệ và nguyên tắc điều chỉnh vốn điều lệ, theo đó sau khi có cam kết đầu tư hoặc bổ sung vốn điều lệ của các cơ quan có thẩm quyền, Bộ Tài chính có nghĩa vụ đầu tư đủ vốn điều lệ đối với công ty thuộc bộ; ủy ban nhân dân cấp tỉnh có nghĩa vụ đầu tư đủ vốn điều lệ đối với công ty thuộc ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Vì đang trong quá trình hoàn thiện nên theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, hiện đang có nhiều ý kiến khác nhau liên quan đến vấn đề này.
Có ý kiến cho rằng, việc ban hành "điều lệ mẫu" không thể hiện được tính đa dạng và những đặc thù của các tổng công ty và doanh nghiệp 100% vốn nhà nước. Để khắc phục vấn đề đó, loại ý kiến này đề nghị, thay vì ban hành một điều lệ mẫu, cần ban hành các "mẫu điều lệ" khác nhau phù hợp với đặc thù của từng loại doanh nghiệp 100% vốn nhà nước.
Có ý kiến khác cho rằng nghị định cần tập trung vào việc hướng dẫn chi tiết về mục tiêu, kết cấu và nội dung chủ yếu trong điều lệ của tổng công ty và doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. Những ý kiến thuộc nhóm này lo ngại rằng điều lệ mẫu có thể dẫn tới tình trạng điều lệ của các doanh nghiệp trong thực tế rập khuôn với điều lệ mẫu và không thể hiện được đặc thù của loại hình, ngành, lĩnh vực hoạt động.
Cũng có ý kiến cho rằng nghị định cần quy định điều lệ mẫu để áp dụng cho mọi dạng hình tổng công ty và doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thuộc mọi cấp quản lý, kể cả công ty mẹ và công ty con các cấp trong tập đoàn kinh tế và tổng công ty nhà nước.
Tuy nhiên cho đến nay, quan điểm của ban soạn thảo là điều lệ của từng tập đoàn kinh tế và tổng công ty nhà nước đặc biệt quan trọng hoặc do Thủ tướng Chính phủ trực tiếp quyết định thành lập sẽ do Chính phủ ban hành, có thể dưới hình thức nghị định.