Một loạt nước vùng Vịnh bị cảnh báo hạ điểm tín nhiệm
Động thái trên nhằm “phản ánh ảnh hưởng của tình trạng giảm giá kéo dài của dầu thô”
Tổ chức đánh giá tín nhiệm Moody’s cắt giảm điểm tín nhiệm của hai nước vùng Vịnh Oman và Bahrain, đồng thời cảnh báo hạ điểm tín nhiệm của các nước còn lại trong khu vực, cho rằng giá dầu thô giảm sâu đã làm suy yếu nền kinh tế các nước này.
Động thái trên nhằm “phản ánh ảnh hưởng của tình trạng giảm giá kéo dài của dầu thô”, trang Business Insider dẫn một báo cáo của Moody’s ngày 4/3 cho biết.
Những nước bị Moody’s “dọa” hạ điểm tín nhiệm lần này có nước xuất khẩu dầu lửa lớn nhất thế giới Saudi Arabia, Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE), Kuwait, và Qatar.
Mới tháng trước, Saudi Arabia bị một tổ chức đánh giá tín nhiệm khác là Standard & Poor’s (S&P) đã hạ 2 bậc định hạng tín nhiệm.
Theo dự báo của Moody’s, giá dầu thế giới sẽ đạt mức trung bình 33 USD/thùng trong năm 2016; 38 USD/thùng trong năm 2017; và 48 USD/thùng vào năm 2019.
Điểm tín nhiệm của Bahrain bị giảm 1 bậc xuống còn Ba1 - mức vẫn có một số yếu tố đầu cơ và rủi ro tín nhiệm đáng kể. Điểm tín nhiệm của Oman bị hạ 2 bậc, về mức A1 - hạng trung bình cao, với rủi ro tín nhiệm thấp.
Moody’s nhấn mạnh, dù Bahrain là một nước xuất khẩu năng lượng nhỏ, dầu khí vẫn chiếm tới 75% kim ngạch xuất khẩu và 86% thu ngân sách của nước này trong thời gian 2010-2014. Đối với Oman, dầu khí chiếm tới 90% thu ngân sách.
Theo Moody’s, cú sốc cơ cấu trên thị trường dầu lửa đang làm suy yếu cán cân ngân sách, nền kinh tế, và tín nhiệm của các nước vùng Vịnh.
Báo cáo của tổ chức đánh giá tín nhiệm nói dầu chiếm 84% kim ngạch xuất khẩu của Saudi Arabia, 40% GDP, và 62% thu ngân sách của nước này. Trước khi giá dầu sụt giảm, nguồn thu từ dầu thô chiếm khoảng 90% thu ngân sách Saudi Arabia.
Từ năm 2013-2015, tỷ trọng đóng góp của dầu lửa vào GDP của Saudi Arabia đã giảm 23%. Cùng với đó, cán cân tài khóa của nước này chuyển từ thặng dư 6,5% GDP vào năm 2013 sang thâm hụt 15% vào năm 2015.
Trong cùng khoảng thời gian, cán cân vãng lai của Saudi Arabia chuyển từ thặng dư 18,2% GDP sang thâm hụt 7,5% GDP, Moody’s cho hay.
Đến nay, tất cả các quốc gia thuộc Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC) đều đã áp dụng các biện pháp thắt lưng buộc bụng, bao gồm cắt giảm trợ giá năng lượng để ứng phó với sự sụt giảm nguồn thu từ dầu lửa.
Tháng trước, Moody’s nói rằng cải cách trợ cấp giá xăng dầu sẽ giúp làm giảm áp lực đối với ngân sách các nước vùng Vịnh, nhưng không đủ để bù đắp cho thâm hụt ngân sách do giá dầu xuống thấp.
Động thái trên nhằm “phản ánh ảnh hưởng của tình trạng giảm giá kéo dài của dầu thô”, trang Business Insider dẫn một báo cáo của Moody’s ngày 4/3 cho biết.
Những nước bị Moody’s “dọa” hạ điểm tín nhiệm lần này có nước xuất khẩu dầu lửa lớn nhất thế giới Saudi Arabia, Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE), Kuwait, và Qatar.
Mới tháng trước, Saudi Arabia bị một tổ chức đánh giá tín nhiệm khác là Standard & Poor’s (S&P) đã hạ 2 bậc định hạng tín nhiệm.
Theo dự báo của Moody’s, giá dầu thế giới sẽ đạt mức trung bình 33 USD/thùng trong năm 2016; 38 USD/thùng trong năm 2017; và 48 USD/thùng vào năm 2019.
Điểm tín nhiệm của Bahrain bị giảm 1 bậc xuống còn Ba1 - mức vẫn có một số yếu tố đầu cơ và rủi ro tín nhiệm đáng kể. Điểm tín nhiệm của Oman bị hạ 2 bậc, về mức A1 - hạng trung bình cao, với rủi ro tín nhiệm thấp.
Moody’s nhấn mạnh, dù Bahrain là một nước xuất khẩu năng lượng nhỏ, dầu khí vẫn chiếm tới 75% kim ngạch xuất khẩu và 86% thu ngân sách của nước này trong thời gian 2010-2014. Đối với Oman, dầu khí chiếm tới 90% thu ngân sách.
Theo Moody’s, cú sốc cơ cấu trên thị trường dầu lửa đang làm suy yếu cán cân ngân sách, nền kinh tế, và tín nhiệm của các nước vùng Vịnh.
Báo cáo của tổ chức đánh giá tín nhiệm nói dầu chiếm 84% kim ngạch xuất khẩu của Saudi Arabia, 40% GDP, và 62% thu ngân sách của nước này. Trước khi giá dầu sụt giảm, nguồn thu từ dầu thô chiếm khoảng 90% thu ngân sách Saudi Arabia.
Từ năm 2013-2015, tỷ trọng đóng góp của dầu lửa vào GDP của Saudi Arabia đã giảm 23%. Cùng với đó, cán cân tài khóa của nước này chuyển từ thặng dư 6,5% GDP vào năm 2013 sang thâm hụt 15% vào năm 2015.
Trong cùng khoảng thời gian, cán cân vãng lai của Saudi Arabia chuyển từ thặng dư 18,2% GDP sang thâm hụt 7,5% GDP, Moody’s cho hay.
Đến nay, tất cả các quốc gia thuộc Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC) đều đã áp dụng các biện pháp thắt lưng buộc bụng, bao gồm cắt giảm trợ giá năng lượng để ứng phó với sự sụt giảm nguồn thu từ dầu lửa.
Tháng trước, Moody’s nói rằng cải cách trợ cấp giá xăng dầu sẽ giúp làm giảm áp lực đối với ngân sách các nước vùng Vịnh, nhưng không đủ để bù đắp cho thâm hụt ngân sách do giá dầu xuống thấp.