Một ngày, chứng khoán thế giới mất 2 nghìn tỷ USD vì Brexit
Đây là phiên sụt giảm giá trị mạnh chưa từng có trong lịch sử chứng khoán toàn cầu
2,08 nghìn tỷ USD đã bị cuốn phăng khỏi thị trường chứng khoán toàn cầu trong phiên giao dịch ngày thứ Sáu tuần trước, ngày mà cử tri Anh bỏ phiếu chọn rời khỏi Liên minh Châu Âu (EU).
Theo hãng tin Reuters, đây là phiên sụt giảm giá trị mạnh chưa từng có trong lịch sử chứng khoán toàn cầu, vượt xa mức thiệt hại sau vụ phá sản của ngân hàng đầu tư Lehman Brothers trong cuộc khủng hoảng tài chính 2008 và vụ sụp đổ “Ngày thứ Hai đen tối” của chứng khoán Mỹ hồi năm 1987.
Thị trường chứng khoán thế giới đã chứng kiến sự sụt giảm kinh hoàng của các chỉ số sau khi cuộc trưng cầu dân ý ở nước Anh ngày 23/6 cho kết quả ít ai ngờ tới với 52% cử tri chọn rời EU, hay còn gọi là Brexit, và chỉ 48% chọn ở lại.
Các thị trường tại châu Âu đại lục lao dốc mạnh nhất, với thị trường Italy và Tây Ban Nha giảm hơn 12% mỗi nơi - đánh dấu phiên giao dịch tồi tệ chưa từng có của hai thị trường này. Chỉ số FTSE 100 của thị trường chứng khoán London có lúc giảm gần 9% trong phiên ngày thứ Sáu, nhưng đã hồi phục một phần và đóng cửa phiên với mức giảm gần 3,2%.
Trước đó, “cơn hồng thủy” mang tên Brexit đã quét qua thị trường châu Á, với chỉ số Nikkei 22 của chứng khoán Nhật sụt 7,9%.
Sau thị trường châu Á và châu Âu, đến lượt thị trường chứng khoán Phố Wall chao đảo mạnh, với chỉ số S&P 500 mất 3,6%.
Ông Mohit Bajaj, người phụ trách mảng quỹ giao dịch hoán đổi (ETF) thuộc công ty quản lý quỹ WallachBeth Capital LLC ở New York, nói mức độ nghiêm trọng của phiên bán tháo này một phần xuất phát từ việc các nhà đầu tư quá lo xa dẫn tới những đặt cược sai lầm.
“Các nhà đầu tư đã nhìn dài hạn và cho rằng thị trường sẽ giảm. Họ cảm thấy sốc”, ông Bajaj nói.
Nếu tính bằng đồng USD, mức giảm của thị trường chứng khoán thế giới phiên ngày thứ Sáu đã vượt xa kỷ lục trước đó được thiết lập vào hôm 29/9/2008, ngày mà Quốc hội Mỹ từ chối kế hoạch bơm 700 tỷ USD để cứu thị trường chứng khoán Mỹ trong cuộc khủng hoảng tài chính. Vào ngày đó, chứng khoán toàn cầu mất 1,94 nghìn tỷ USD.
Mức thiệt hại trên được tính toán bởi chỉ số S&P Global Broad Market Index (BMI) bao gồm 47 quốc gia.
Cũng cần phải nói thêm rằng mức giảm tuyệt đối kỷ lục này của chứng khoán thế giới một phần còn do quy mô của thị trường chứng khoán toàn cầu hiện nay đã lớn hơn nhiều so với trong thời gian xảy ra khủng hoảng tài chính và đặc biệt nếu so với thời điểm thập niên 1980.
Nếu tính theo giá trị tương đối, chứng khoán thế giới đã mất 4,7% trong phiên giao dịch ngày thứ Sáu. Mức giảm này thấp hơn mức giảm của 7 phiên giao dịch tồi tệ nhất trong thời gian diễn ra cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Vào ngày 15/10/2008, chứng khoán thế giới giảm hơn 6,9% khi giới đầu tư lo sợ về nguy cơ xảy ra một cuộc suy thoái sâu, tương đương mức giảm 1,65 nghìn tỷ USD.
Một thước đo khác của chứng khoán thế giới là chỉ số MSCI All-Country World Index đã giảm gần 4,8% trong phiên ngày thứ Sáu, mạnh nhất kể từ ngày 8/8/2011 - ngày mà chỉ số này giảm gần 5,1% sau khi tổ chức đánh giá tín nhiệm S&P tước định hạng tín nhiệm AAA của nước Mỹ.
Theo hãng tin Reuters, đây là phiên sụt giảm giá trị mạnh chưa từng có trong lịch sử chứng khoán toàn cầu, vượt xa mức thiệt hại sau vụ phá sản của ngân hàng đầu tư Lehman Brothers trong cuộc khủng hoảng tài chính 2008 và vụ sụp đổ “Ngày thứ Hai đen tối” của chứng khoán Mỹ hồi năm 1987.
Thị trường chứng khoán thế giới đã chứng kiến sự sụt giảm kinh hoàng của các chỉ số sau khi cuộc trưng cầu dân ý ở nước Anh ngày 23/6 cho kết quả ít ai ngờ tới với 52% cử tri chọn rời EU, hay còn gọi là Brexit, và chỉ 48% chọn ở lại.
Các thị trường tại châu Âu đại lục lao dốc mạnh nhất, với thị trường Italy và Tây Ban Nha giảm hơn 12% mỗi nơi - đánh dấu phiên giao dịch tồi tệ chưa từng có của hai thị trường này. Chỉ số FTSE 100 của thị trường chứng khoán London có lúc giảm gần 9% trong phiên ngày thứ Sáu, nhưng đã hồi phục một phần và đóng cửa phiên với mức giảm gần 3,2%.
Trước đó, “cơn hồng thủy” mang tên Brexit đã quét qua thị trường châu Á, với chỉ số Nikkei 22 của chứng khoán Nhật sụt 7,9%.
Sau thị trường châu Á và châu Âu, đến lượt thị trường chứng khoán Phố Wall chao đảo mạnh, với chỉ số S&P 500 mất 3,6%.
Ông Mohit Bajaj, người phụ trách mảng quỹ giao dịch hoán đổi (ETF) thuộc công ty quản lý quỹ WallachBeth Capital LLC ở New York, nói mức độ nghiêm trọng của phiên bán tháo này một phần xuất phát từ việc các nhà đầu tư quá lo xa dẫn tới những đặt cược sai lầm.
“Các nhà đầu tư đã nhìn dài hạn và cho rằng thị trường sẽ giảm. Họ cảm thấy sốc”, ông Bajaj nói.
Nếu tính bằng đồng USD, mức giảm của thị trường chứng khoán thế giới phiên ngày thứ Sáu đã vượt xa kỷ lục trước đó được thiết lập vào hôm 29/9/2008, ngày mà Quốc hội Mỹ từ chối kế hoạch bơm 700 tỷ USD để cứu thị trường chứng khoán Mỹ trong cuộc khủng hoảng tài chính. Vào ngày đó, chứng khoán toàn cầu mất 1,94 nghìn tỷ USD.
Mức thiệt hại trên được tính toán bởi chỉ số S&P Global Broad Market Index (BMI) bao gồm 47 quốc gia.
Cũng cần phải nói thêm rằng mức giảm tuyệt đối kỷ lục này của chứng khoán thế giới một phần còn do quy mô của thị trường chứng khoán toàn cầu hiện nay đã lớn hơn nhiều so với trong thời gian xảy ra khủng hoảng tài chính và đặc biệt nếu so với thời điểm thập niên 1980.
Nếu tính theo giá trị tương đối, chứng khoán thế giới đã mất 4,7% trong phiên giao dịch ngày thứ Sáu. Mức giảm này thấp hơn mức giảm của 7 phiên giao dịch tồi tệ nhất trong thời gian diễn ra cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Vào ngày 15/10/2008, chứng khoán thế giới giảm hơn 6,9% khi giới đầu tư lo sợ về nguy cơ xảy ra một cuộc suy thoái sâu, tương đương mức giảm 1,65 nghìn tỷ USD.
Một thước đo khác của chứng khoán thế giới là chỉ số MSCI All-Country World Index đã giảm gần 4,8% trong phiên ngày thứ Sáu, mạnh nhất kể từ ngày 8/8/2011 - ngày mà chỉ số này giảm gần 5,1% sau khi tổ chức đánh giá tín nhiệm S&P tước định hạng tín nhiệm AAA của nước Mỹ.