Từ Brexit đến... Regrexit: Hàng triệu người Anh muốn bỏ phiếu lại
Đã có hơn 2,7 triệu người Anh ký tên vào đơn thỉnh nguyện gửi Quốc hội, đề nghị tổ chức lại cuộc trưng cầu dân ý
Một trong những từ khóa nóng nhất trên mạng xã hội tại Anh hiện tại có lẽ là Regrexit - chỉ sự hối hận của cử tri nước này sau khi đã bỏ phiếu rời Liên minh Châu Âu (EU).
400 nghìn, 1 triệu, 1 triệu rưỡi, 2 triệu, rồi 2,3 triệu. Còn tính đến thời điểm hiện tại, tức là 9h sáng 26/6 theo giờ Việt Nam, đã có hơn 2,7 triệu người Anh ký tên vào đơn thỉnh nguyện gửi Quốc hội, đề nghị tổ chức lại cuộc trưng cầu dân ý, chỉ hai ngày sau khi cuộc trưng cầu này kết thúc. Tăng rất nhanh, con số này chưa có vẻ gì sẽ ngừng lại.
Trong cuộc trưng cầu dân ý vừa qua, 48% cử tri Anh bỏ phiếu chọn ở lại EU, 52% chọn rời khỏi EU, tính trên tỷ lệ người đi bỏ phiếu đạt 72% so với số lượng đăng ký ban đầu.
Mới được lập cách đây 3 ngày, lời kêu gọi trên website ký đơn thỉnh nguyện có đoạn viết: “Chúng tôi đồng lòng ký tên dưới đây để kêu gọi Chính phủ áp dụng quy định chặt chẽ hơn cho cuộc trưng cầu dân ý lần tới, theo đó, bất kỳ lựa chọn “Ở lại” hay “Rời đi” nào nếu nhận được tỷ lệ ủng hộ thấp hơn 60% và có dưới 75% số cử tri đăng ký đi bầu thực sự thì cuộc trưng cầu dân ý phải được tổ chức lại”.
Phần lớn người ký đơn sống tại London, Brighton, Oxford, Cambridge và Manchester - những khu vực có đa số phiếu chọn ở lại EU.
Với số lượng người ký đơn lớn nhất từ trước đến nay, chắc chắn Quốc hội Anh sẽ phải xem xét đề nghị này. Website của Quốc hội Anh có thời điểm đã "sập" do lượng truy cập tăng vọt dẫn đến quá tải.
Sau khi kết quả kiểm phiếu được công bố và thực sự chứng kiến hậu quả sau đó, không ít người dân Anh đang tỏ ra nuối tiếc về những lá phiếu “Rời đi” của mình.
Theo nhân viên một số điểm bỏ phiếu, họ đã nhận được hàng trăm cuộc điện thoại hỏi xem người dân có thể đến bỏ phiếu lại để thay đổi kết quả được không, thậm chí một số cử tri còn thừa nhận đã bỏ phiếu lấy lệ, chứ vẫn tin tưởng Anh sẽ ở lại EU.
Thống kê từ Google cho thấy, tỷ lệ tìm kiếm từ khóa “EU là gì?” (What is the EU?) của người dân Anh đã tăng đột biến từ tối thứ Năm, ngay sau khi đa số cử tri nước này đã chọn rời EU.
Lượng tìm kiếm theo từ khóa “Điều gì xảy ra nếu chúng ta rời EU?” (What happens if we leave the EU?) cũng tăng tới 250%, sau khi cuộc trưng cầu dân ý đã kết thúc. Nhiều tờ báo của Anh ngay lập tức đáp ứng nhu cầu hiểu biết cơ bản của độc giả bằng cách đăng hàng loạt bài viết giải thích nếu Anh rời EU thì mọi chuyện sẽ ra sao.
Không ít ý kiến trên mạng xã hội bình luận, dường như có một tỷ lệ không nhỏ người Anh đi bỏ phiếu mà không hiểu rõ mình đang bỏ phiếu cho điều gì và nó sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của họ ra sao.
400 nghìn, 1 triệu, 1 triệu rưỡi, 2 triệu, rồi 2,3 triệu. Còn tính đến thời điểm hiện tại, tức là 9h sáng 26/6 theo giờ Việt Nam, đã có hơn 2,7 triệu người Anh ký tên vào đơn thỉnh nguyện gửi Quốc hội, đề nghị tổ chức lại cuộc trưng cầu dân ý, chỉ hai ngày sau khi cuộc trưng cầu này kết thúc. Tăng rất nhanh, con số này chưa có vẻ gì sẽ ngừng lại.
Trong cuộc trưng cầu dân ý vừa qua, 48% cử tri Anh bỏ phiếu chọn ở lại EU, 52% chọn rời khỏi EU, tính trên tỷ lệ người đi bỏ phiếu đạt 72% so với số lượng đăng ký ban đầu.
Mới được lập cách đây 3 ngày, lời kêu gọi trên website ký đơn thỉnh nguyện có đoạn viết: “Chúng tôi đồng lòng ký tên dưới đây để kêu gọi Chính phủ áp dụng quy định chặt chẽ hơn cho cuộc trưng cầu dân ý lần tới, theo đó, bất kỳ lựa chọn “Ở lại” hay “Rời đi” nào nếu nhận được tỷ lệ ủng hộ thấp hơn 60% và có dưới 75% số cử tri đăng ký đi bầu thực sự thì cuộc trưng cầu dân ý phải được tổ chức lại”.
Phần lớn người ký đơn sống tại London, Brighton, Oxford, Cambridge và Manchester - những khu vực có đa số phiếu chọn ở lại EU.
Với số lượng người ký đơn lớn nhất từ trước đến nay, chắc chắn Quốc hội Anh sẽ phải xem xét đề nghị này. Website của Quốc hội Anh có thời điểm đã "sập" do lượng truy cập tăng vọt dẫn đến quá tải.
Sau khi kết quả kiểm phiếu được công bố và thực sự chứng kiến hậu quả sau đó, không ít người dân Anh đang tỏ ra nuối tiếc về những lá phiếu “Rời đi” của mình.
Theo nhân viên một số điểm bỏ phiếu, họ đã nhận được hàng trăm cuộc điện thoại hỏi xem người dân có thể đến bỏ phiếu lại để thay đổi kết quả được không, thậm chí một số cử tri còn thừa nhận đã bỏ phiếu lấy lệ, chứ vẫn tin tưởng Anh sẽ ở lại EU.
Thống kê từ Google cho thấy, tỷ lệ tìm kiếm từ khóa “EU là gì?” (What is the EU?) của người dân Anh đã tăng đột biến từ tối thứ Năm, ngay sau khi đa số cử tri nước này đã chọn rời EU.
Lượng tìm kiếm theo từ khóa “Điều gì xảy ra nếu chúng ta rời EU?” (What happens if we leave the EU?) cũng tăng tới 250%, sau khi cuộc trưng cầu dân ý đã kết thúc. Nhiều tờ báo của Anh ngay lập tức đáp ứng nhu cầu hiểu biết cơ bản của độc giả bằng cách đăng hàng loạt bài viết giải thích nếu Anh rời EU thì mọi chuyện sẽ ra sao.
Không ít ý kiến trên mạng xã hội bình luận, dường như có một tỷ lệ không nhỏ người Anh đi bỏ phiếu mà không hiểu rõ mình đang bỏ phiếu cho điều gì và nó sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của họ ra sao.