EU: Anh hãy rời khỏi càng sớm càng tốt
Cú sốc của cuộc trưng cầu dân ý tại Anh đã gây ra cho châu Âu nhiều thiệt hại
Trong ngày thứ Bảy, 6 nước thành viên sáng lập Liên minh Châu Âu (EU) đã nhóm họp khẩn cấp để bàn hướng ứng phó, sau khi cử tri Anh bỏ phiếu quyết định rời khỏi khối này.
Tại buổi họp này, bộ trưởng ngoại giao cũng như đại diện chính phủ 6 nước bao gồm Bỉ, Pháp, Ý, Luxembourg, Hà Lan và Đức đã ra tuyên bố chung, trong đó kêu gọi Anh hãy hoàn tất các thủ tục để rời khỏi EU càng sớm càng tốt, theo tin từ Bloomberg.
Tất cả những thành viên tham gia họp đều rất bất ngờ với kết quả bỏ phiếu của cử tri Anh. Chủ tịch EU Jean-Claude Juncker cho biết, ông chưa bao giờ nghĩ đến sẽ có một sự ra đi như vậy.
Thủ tướng Đức, bà Angela Merkel khẳng định, EU cần hành động nhanh chóng và giờ đã không còn là lúc để bàn qua bàn lại, cần gấp rút bàn hướng tạo việc làm và đảm bảo động lực tăng trưởng cho nền kinh tế.
Cú sốc của cuộc trưng cầu dân ý tại Anh đã gây ra cho châu Âu nhiều thiệt hại và làm thay đổi hoàn toàn cục diện chính trị của Anh, sau khi Thủ tướng Anh David Cameron tuyên bố từ chức.
Chính phủ Đức đã kêu gọi triệu tập đại diện các nước thành viên sáng lập EU tham gia cuộc họp này để phát đi tín hiệu với thị trường rằng, EU hoàn toàn có thể nhanh chóng xử lý những hậu quả của Brexit - thuật ngữ chỉ việc Anh rời EU.
Phát biểu tại cuộc họp tổ chức ở Potsdam, bà Merkel nói: “Chính phủ Anh cần phải nhanh chóng tuyên bố rõ ràng về việc họ muốn có mối quan hệ như thế nào với EU”.
Nhưng một số chính trị gia khác thì không giữ được bình tĩnh như bà Merkel.
Ngoại trưởng Pháp, ông Jean-Marc Ayrault, nói: “Chúng tôi muốn rằng 27 nước thành viên châu Âu khác cũng cần phải được tôn trọng. Vì thế chúng tôi đã nhanh chóng đến Đức để cùng họp tìm giải pháp ứng phó”.
Cũng trong ngày thứ Bảy, đại diện của Anh tại Ủy ban Châu Âu (EC), ông Jonathan Hill, cũng tuyên bố từ chức. Khi công bố quyết định này, ông nhấn mạnh: “Tôi nghĩ rằng tôi không nên tiếp tục giữ cương vị này và cứ giả vờ như rằng chưa có chuyện gì xảy ra. Chính phủ Anh nên nhanh chóng chọn người thay tôi”.
Sau Brexit, tổ chức xếp hạng tín nhiệm Moody's đã hạ triển vọng tín dụng của Anh từ “ổn định” xuống “tiêu cực”, bởi lý do bất ổn sẽ tăng cao trong thời gian tới.
Trong lúc này, Scotland cũng đang rục rịch chuẩn bị cho một cuộc trưng cầu dân ý để quyết định việc tách khỏi Anh.
Thủ hiến Scotland Nicola Sturgeon cho biết việc Scotland phải rời khỏi EU là chuyện đi ngược lại nguyện vọng của đa số người dân Scotland, chính vì thế Scotland sẽ rời khỏi Anh và vẫn tiếp tục duy trì vị trí thành viên của EU. Trong cuộc trưng cầu dân ý vừa qua, 62% người dân Scotland ủng hộ ở lại và 38% ủng hộ ra đi.
Tại buổi họp này, bộ trưởng ngoại giao cũng như đại diện chính phủ 6 nước bao gồm Bỉ, Pháp, Ý, Luxembourg, Hà Lan và Đức đã ra tuyên bố chung, trong đó kêu gọi Anh hãy hoàn tất các thủ tục để rời khỏi EU càng sớm càng tốt, theo tin từ Bloomberg.
Tất cả những thành viên tham gia họp đều rất bất ngờ với kết quả bỏ phiếu của cử tri Anh. Chủ tịch EU Jean-Claude Juncker cho biết, ông chưa bao giờ nghĩ đến sẽ có một sự ra đi như vậy.
Thủ tướng Đức, bà Angela Merkel khẳng định, EU cần hành động nhanh chóng và giờ đã không còn là lúc để bàn qua bàn lại, cần gấp rút bàn hướng tạo việc làm và đảm bảo động lực tăng trưởng cho nền kinh tế.
Cú sốc của cuộc trưng cầu dân ý tại Anh đã gây ra cho châu Âu nhiều thiệt hại và làm thay đổi hoàn toàn cục diện chính trị của Anh, sau khi Thủ tướng Anh David Cameron tuyên bố từ chức.
Chính phủ Đức đã kêu gọi triệu tập đại diện các nước thành viên sáng lập EU tham gia cuộc họp này để phát đi tín hiệu với thị trường rằng, EU hoàn toàn có thể nhanh chóng xử lý những hậu quả của Brexit - thuật ngữ chỉ việc Anh rời EU.
Phát biểu tại cuộc họp tổ chức ở Potsdam, bà Merkel nói: “Chính phủ Anh cần phải nhanh chóng tuyên bố rõ ràng về việc họ muốn có mối quan hệ như thế nào với EU”.
Nhưng một số chính trị gia khác thì không giữ được bình tĩnh như bà Merkel.
Ngoại trưởng Pháp, ông Jean-Marc Ayrault, nói: “Chúng tôi muốn rằng 27 nước thành viên châu Âu khác cũng cần phải được tôn trọng. Vì thế chúng tôi đã nhanh chóng đến Đức để cùng họp tìm giải pháp ứng phó”.
Cũng trong ngày thứ Bảy, đại diện của Anh tại Ủy ban Châu Âu (EC), ông Jonathan Hill, cũng tuyên bố từ chức. Khi công bố quyết định này, ông nhấn mạnh: “Tôi nghĩ rằng tôi không nên tiếp tục giữ cương vị này và cứ giả vờ như rằng chưa có chuyện gì xảy ra. Chính phủ Anh nên nhanh chóng chọn người thay tôi”.
Sau Brexit, tổ chức xếp hạng tín nhiệm Moody's đã hạ triển vọng tín dụng của Anh từ “ổn định” xuống “tiêu cực”, bởi lý do bất ổn sẽ tăng cao trong thời gian tới.
Trong lúc này, Scotland cũng đang rục rịch chuẩn bị cho một cuộc trưng cầu dân ý để quyết định việc tách khỏi Anh.
Thủ hiến Scotland Nicola Sturgeon cho biết việc Scotland phải rời khỏi EU là chuyện đi ngược lại nguyện vọng của đa số người dân Scotland, chính vì thế Scotland sẽ rời khỏi Anh và vẫn tiếp tục duy trì vị trí thành viên của EU. Trong cuộc trưng cầu dân ý vừa qua, 62% người dân Scotland ủng hộ ở lại và 38% ủng hộ ra đi.